Chiều cao cây

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của bón phân hữu cơ vi sinh từ rơm rạ đến sự phát thải khí ch4, n2o gây hiệu ứng nhà kính và năng suất lúa om5451 (Trang 40 - 42)

Thời điểm 10 NSS, chiều cao cây lúa dao động trong khoảng 17,53 cm đến 19,17 cm, là khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 3.3). Sự khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê

này có thể cho ta thấy được phân bón và lượng phân rơm ủ chưa ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lúa. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng trong giai đoạn đầu, cây lúa ra lá nhanh. Từ lúc nảy mầm đến khi cây mạ được 3-4 lá (khoảng 10-12 ngày sau khi nảy mầm) cây lúa chỉ sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt gạo (phôi nhũ), nên chiều cao cây sẽ phụ thuộc vào quá trình phân giải chất dinh dưỡng có trong hạt, thêm vào đó là kỹ thuật canh tác và sự nảy mầm của hạt giống là như nhau. Nên nó là nguyên nhân dẫn đến chiều cao cây lúa ở các nghiệm thức trong giai đoạn này không có sự khác biệt rõ rệt. Chỉ khi cây có lá thứ 4, rễ cây mới có khả năng đồng hóa chất dinh dưỡng cho cây (Đinh Thế Lộc, 2006).

Vào thời điểm 20 NSS, chiều cao cây lúa dao động trong khoảng 34,90 cm đến 36,83 cm, là khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức. Ở giai đoạn này hàm lượng dinh dưỡng còn lại trong hạt không còn nhiều, nên cây lúa bắt đầu huy động nguồn dinh dưỡng bên ngoài để cung cấp dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Theo nghiên cứu của Tạ Thời Cơ (2004), bón phân hữu cơ với liều lượng cao vào thời điểm 20 ngày sau khi sạ thì chiều cao cây lúa có thể gia tăng.

Chiều cao cây lúa giai đoạn 45 NSS dao động trong khoảng 74,77 cm đến 76,80 cm, là khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức. Giai đoạn sinh trưởng này cây lúa cần rất nhiều dinh dưỡng để hoàn thiện thân, lá và vươn lóng tối đa để chuẩn bị vào quá trình làm đòng. Giai đoạn này cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cây hoàn thiện quá trình sinh trưởng dinh dưỡng. Theo Yoshida (1985) trong điều kiện thuận lợi chiều cao cây lúa phụ thuộc vào giống, nhưng trong điều kiện ngoài đồng thì chiều cao cây lúa bị chi phối bởi điều kiện dinh dưỡng và chế độ nước.

Theo kết quả thu được ở giai đoạn 65 NSS chiều cao cây biến thiên trong khoảng 82,90 cm đến 84,67 cm, là khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), cho rằng trong giai đoạn sinh sản này chiều cao cây lúa tăng trưởng chủ yếu do sự vươn lóng trên cùng, đồng thời giai đoạn này cây lúa trổ, vì vậy cần tập trung dinh dưỡng vào việc nuôi đòng vì thế nên chiều cao của cây lúa trong giai đoạn này không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Theo Yoshida (1982), chiều cao cây lúa phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, nhưng nó cũng có những biến động do sự chi phối của dinh dưỡng và các tác động của môi trường.

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của biện pháp bón phân hữu cơ vi sinh từ rơm rạ đến chiều cao (cm) cây lúa

Nghiệm thức Ngày sau sạ

10 20 45 65 ĐC 17,53 34,90 74,77 82,90 TĐ 18,90 35,80 75,93 84,17 TL 18,23 35,50 75,70 83,23 TĐL 19,17 36,83 76,80 84,67 Mức ý nghĩa ns ns ns ns CV. (%) 4,6 5,9 3,9 3,9

Ghi chú: ĐC: Rơm + Nấm Trichoderma; TĐL: Rơm + Nấm Trichoderma + Phân đạm + Phân lân + Vi khuẩn cố định đạm Azospirillum + Vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri; TĐ: Rơm + Nấm Trichoderma + Phân đạm + Vi khuẩn cố định đạm Azospirillum; TL: Rơm + Nấm Trichoderma + Phân lân + Vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri

ns không khác biệt

Kết quả Bảng 3.3 cho thấy chiều cao cây lúa khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức ta có thể kết luận rằng giữa nghiệm thức đối chứng ĐC (rơm ủ với nấm Trichoderma) và ba nghiệm thức TĐ (rơm ủ với nấm Trichoderma, phân đạm và vi khuẩn cố định đạm Azospirillum), TL (rơm ủ với nấm Trichoderma, phân lân và vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri), TĐL (rơm ủ với nấm Trichoderma, phân đạm, phân lân, vi khuẩn cố định đạm Azospirillum và vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri) dù được bổ sung thêm vi khuẩn nhưng chiều cao cây giữa ba nghiệm thức vẫn không có sự khác biệt so với nghiệm thức đối chứng. Theo Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv.

(2005) thì phân hữu cơ là loại phân chứa các chất dinh dưỡng ở dạng chất hữu cơ. Những hợp chất này cây không thể trực tiếp sử dụng mà phải qua sự phân giải của các vi sinh vật và tác động hóa, lý trong đất.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của bón phân hữu cơ vi sinh từ rơm rạ đến sự phát thải khí ch4, n2o gây hiệu ứng nhà kính và năng suất lúa om5451 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)