Vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của bón phân hữu cơ vi sinh từ rơm rạ đến sự phát thải khí ch4, n2o gây hiệu ứng nhà kính và năng suất lúa om5451 (Trang 28)

Khi sử dụng vi khuẩn Pseudomonas để hòa tan lân khó tan và tổng hợp IAA (indole-3-acetic acid) cho hiệu quả tích cực trên cây lúa cao sản (Cao Ngọc Điệp, 2005). Các proton H+ được sinh ra từ quá trình đồng hóa-hoán vị NH4

+

hoặc từ sản phẩm hô hấp H2CO3 (Jurinak et al., 1986).

Pseudomonas là vi khuẩn gram âm hình que, dài 1-3 m, rộng 0,5 m (Guasp et al., 2000). Chúng là loài có khả năng chuyển động, di chuyển bằng chiên mao đỉnh. Trong những điều kiện xác định, một hoặc hai roi bên được hình thành tạo ra làn sóng ngắn. Thêm vào đó, các dòng Pseudomonas stutzeri được định nghĩa như các loài có khả năng khử nitrat không sắc tố, khử nitrat thành khí nitơ, có khả năng tạo amylase, không có khả năng tạo gelatinase và có thể tăng trưởng trong maltose và tinh bột (Bennasar et al., 1998a) và có phản ứng âm tính trong các kiểm tra arginine dihyrelase và sự thủy phân glycogen (Lalucat et al.,

2006).

Pseudomonas stutzeri có môi trường phân bố rất rộng, nó có thể sống được trong những điều kiện sinh thái khác nhau, được tìm thấy trong đất, nước và các mẫu bệnh lý. Vi khuẩn Pseudomonas stutzeri có giới hạn nhiệt độ rất rộng từ 4oC đến 45oC, tùy thuộc vào đặc tính riêng của từng dòng (Lalucat et al.,

2006).

1.7 Hiệu quả của nấm Trichoderma trong việc phân hủy cellulose và

tăng năng suất cây trồng

Nấm Trichoderma đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy dư thừa thực vật trong đất (Kredics et al., 2003), nấm Trichoderma được sử dụng rộng rãi

và có hiệu quả phòng trừ một số loại bệnh trên các loại cây trồng (Windham et al., 1996), nấm có khả năng phân hủy tốt một số loại tàn dư thừa thực vật, hữu dụng trong quá trình ủ phân hữu cơ (Dương Minh và ctv., 2003). Theo kết quả nghiên cứu của Dương Minh (2005), nấm Trichoderma có thể sống trong nhiều loại đất ở ĐBSCL đồng thời chúng hiện diện với mật số cao và phát triển mạnh ngay vùng rễ của cây. Theo nghiên cứu của Tran Thi Ngoc Son and Ramaswami (1997), sau quá trình phân giải chất hữu cơ của nấm Trichoderma dưới tác động vi sinh vật, làm giảm tỷ lệ C/N đáng kể.

Kết quả sử dụng phân rơm hữu cơ phân hủy nấm Trichoderma và phân sinh học kết hợp N hóa học ở mức 25 kg N/ha cho thấy lúa ở An Giang, giảm lượng phân hóa học, các vi sinh vật có lợi trong đất, các thành phần dinh dưỡng trong đất như: chất hữu cơ, N, P, K hữu dụng đều tăng so với canh tác theo nông dân (Tran Thi Ngoc Son et al., 2008). Theo Võ Thị Gương và Phạm Nguyễn Minh Trung (2010) thì việc kết hợp nấm Trichoderma trong phân hữu cơ không những giúp hỗ trợ cây trồng trong việc phòng bệnh mà còn giúp cải thiện độ phì tự nhiên của đất, giảm chi phí sử dụng phân vô cơ.

1.8 Sơ lược về sự phát thảikhí nhà kính

Biến đổi khí hậu hiện nay đang là một trong những vấn đề môi trường nóng bỏng nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do sự phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động của con người như: nông nghiệp, công nghiệp, phá rừng, giao thông vận tải, mở rộng đô thị,… Tất cả những điều này đã góp phần phá vỡ chu kỳ C và N trong các hệ sinh thái trên cạn (IPCC, 2007).

Ở Việt Nam, một số kết quả nghiên cứu về phát thải CH4 từ các ruộng trồng lúa ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) thì có liên quan đến chế độ tưới nước mặt ruộng và việc quản lý nước mặt ruộng như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định và Thái Bình kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi ngày các ruộng lúa nước phát thải một lượng khí metan (CH4) khá cao góp phần làm trái đất nóng lên. Trong đó tốc độ phát thải khí metan của đất lúa trung bình tại 5 tỉnh là 52 mg CH4/m2/giờ tương đương hơn 1.200 CH4/m2/ngày (Nguyễn Hữu Thành và ctv.,

2011).

Hai khí N2O và CH4 là các khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh, với một tiềm năng ấm lên toàn cầu lớn hơn CO2 tương ứng là 296 lần và 23 lần, trong đó nén chặt đất kích thích sự phát thải của oxid nitơ (N2O) và metan (CH4) từ đất nông nghiệp (Metay A et al., 2007). Các khí nhà kính quan trọng được tạo ra tương ứng bởi các quá trình sinh học đang diễn ra một cách tự nhiên của quá trình khử nitơ hoặc các quá trình nitratre hóa không hoàn chỉnh và sự hình thành CH4

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Phương tiện

- Địa điểm thực hiện: Tại nhà lưới Bộ môn Khoa học Cây Trồng, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng (NN & SHƯD), trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) với các đặc tính vật lý, hóa học của đất thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 2.1. - Thời gian thực hiện: Từ tháng 6-12/2013

Bảng 2.1 Đặc tính hóa học đất trong thẩm kế (0-20 và 20-50 cm) tại khu thực nghiệm Đại học Cần Thơ Độ sâu (cm) Thành phần cấp hạt (%) pH EC (mS/cm)

Cacbon hữu cơ (%) Đạm tổng số (%) Sét Thịt Cát 0-20 61 38 1 5,1 0,26 2,80 0,13 20-50 55 44 1 4,8 0,23 2,14 0,18

Tên phân loại đất là Thapto-histic sulfic Tropaquepts (theo USDA), Ngô Ngọc Hưng 2012

* Giống lúa, phân bón

- Giống lúa: OM5451, là giống lúa được trồng phổ biến ở ĐBSCL, thời gian sinh trưởng 90-95 ngày, khả năng kháng rầy, đạo ôn khá. Thích nghi vùng đất phù sa và đất phèn nhẹ.

- Phân bón vô cơ

+ Đạm: Urea (CO(NH2)2 ), (%N = 46%)

+ Lân: Supper lân Long Thành (Ca(H2PO4)2H2O) P2O5 ≥ 16%

+ Kali: KCl (K2O = 60%)

- Phân rơm hữu cơ vi sinh. Nấm Trichoderma dùng để xử lý rơm rạ (ĐHCT). Vi khuẩn cố định đạm Azospirillum và vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri từ chế phẩm Dasvila-ĐHCT.

* Thiết bị dùng để lấy chỉ tiêu

- Cân điện tử (sai số ± 0,01)

- Thước đo (50 cm và 100 cm): Dùng để đo chiều cao cây lúa - Máy đo ẩm độ hạt: Grain Tester, Riceter M411

- Các dụng cụ canh tác, làm cỏ, trồng lúa, phun thuốc, bón phân,…

Thí nghiệm được bố trí trên bồn lysimeter (hệ thống mô đất thí nghiệm chủ động quản lý nước trong đất) tại nhà lưới khoa NN & SHƯD, trường ĐHCT.

* Dụng cụ thu khí: Sử dụng buồng khép kín (closed chamber-Hình 2.2 a) để thu khí phát thải CH4 và N2O, ống tiêm 60 ml, quạt đảo khí, nhiệt kế, chai 10 ml (Hình 2.3).

* Đế thùng: Đường kính 50 cm, được lắp đặt tại vị trí cố định trong đất sâu khoảng 10 cm từ khi bắt đầu lấy mẫu đến khi kết thúc thí nghiệm.

(a) (b)

Hình 2.1 Cách đặt đế thu mẫu, đế thu mẫu (Basement) (a) và bồn lysimeter (b)

(a) (b)

Hình 2.2 Buồng khép kính (closed chamber) để thu khí (a) và ảnh minh họa thu khí CH4 và N2O (b)

(a) (b)

(c) (d)

Hình 2.3 Những dụng cụ liên quan đến thu mẫu khí: ống tiêm 60 ml (a), quạt đảo khí (b), nhiệt kế (c), chai 10 ml (d)

* Xác định lượng phát thải CH4 và N2O bằng máy sắc ký khí tại phòng thí nghiệm Bộ môn Khoa học Đất và Vi Sinh-Viện Lúa ĐBSCL.

2.2 Phương pháp 2.2.1 Mô tả thí nghiệm 2.2.1 Mô tả thí nghiệm

Thí nghiệm 1 nhân tố được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại, gồm 4 nghiệm thức. Nghiệm thức thí nghiệm được mô tả ở Bảng 2.2.

Bảng 2.2 Các nghiệm thức thí nghiệm Nghiệm thức Mô tả

ĐC Bón phân hữu cơ từ rơm ủ với nấm Trichoderma

TĐL Bón phân hữu cơ từ rơm ủ với nấm Trichoderma, vi khuẩn cố định đạmAzospirillum, vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri kết hợp phân đạm và phân lân

TĐ Bón phân hữu cơ từ rơm ủ với nấm Trichoderma, vi khuẩn cố định đạm Azospirillum và phân đạm

TL Bón phân hữu cơ từ rơm ủ với nấm Trichoderma, vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonasstutzeri và phân lân

Ghi chú: ĐC: Rơm + Nấm Trichoderma; TĐL: Rơm + Nấm Trichoderma + Phân đạm + Phân lân + Vi khuẩn cố định đạm Azospirillum + Vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri; TĐ: Rơm + Nấm Trichoderma + Phân đạm + Vi khuẩn cố định đạm Azospirillum; TL: Rơm + Nấm Trichoderma + Phân lân + Vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri

2.2.2 Kỹ thuật ủ phân rơm hữu cơ

Rơm rạ sau sau khi thu hoạch được thu lấy và đem về nhà lưới tại Khoa NN & SHƯD, ĐHCT. Tiến hành ủ thành phân hữu cơ. Rơm được ủ thành đống, trong cao su màu tối, diện tích 1 m2 và cao 1 m, mỗi lớp dày khoảng 10 cm, dùng chân nén dẽ, rãi phân đạm, phân lân, phân heo, nấm Trichoderma (ĐHCT), bổ sung vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn hòa tan lân. Cứ tiếp tục như thế mà ủ thành nhiều lớp. Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ đống ủ hằng ngày, mỗi tuần trộn đều đống ủ để đảm bảo cho đống ủ nhanh phân hủy thành phân.

Bảng 2.3 Liều lượng vật liệu bổ sung ủ rơm hữu cơ của 4 nghiệm thức thí nghiệm Nghiệm

thức

Bổ sung vật liệu ủ 1 tấn rơm rạ Phân đạm (kg) Phân lân (kg) Nấm Trichoderma (kg) Vi khuẩn cố định đạm (kg) Vi khuẩn hòa tan lân (kg) ĐC 2,0 TĐL 5,0 5,0 2,0 2,0 2,0 TĐ 5,0 2,0 2,0 TL 5,0 2,0 2,0

Ghi chú: ĐC: Rơm + Nấm Trichoderma; TĐL: Rơm + Nấm Trichoderma + Phân đạm + Phân lân + Vi khuẩn cố định đạm Azospirillum + Vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri; TĐ: Rơm + Nấm Trichoderma + Phân đạm + Vi khuẩn cố định đạm Azospirillum; TL: Rơm + Nấm Trichoderma + Phân lân + Vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri

2.2.3 Biện pháp canh tác lúa

- Làm đất: Làm sạch cỏ dại sau đó tiến hành cài xới, phơi đất.

- Xử lý giống: Chuẩn bị giống: giống được ngâm trong nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) trong 20 phút sau đó đem ngâm với nước lạnh trong 24 giờ, tiếp tục ủ trong 36 giờ khi nứt nanh và ra rễ mầm, sau đó đem gieo lượng giống là 100 kg/ha.

- Bón phân: Phân rơm ủ khi hoai mục (khoảng 6 tuần) được bón vùi vào trong đất trước khi sạ liều lượng là 6 tấn/ha.

Các nghiệm thức được bón phân theo công thức khuyến cáo chung cho lúa ở ĐBSCL là 100 N-60 P2O5-30 K2O kg/ha.

Bảng 2.4 Thời điểm và liều lượng bón phân Phân bón

Thời điểm bón phân (NSS)

Bón lót 10 20 45

Rơm ủ Tất cả 0 0 0

N (kg N/ha) 0 30 30 40

P (kg P2O5/ha) 60 0 0 0

K (kg K2O/ha) 0 15 0 15

Ghi chú: NSS: ngày sau sạ

- Chăm sóc: Thường xuyên quản lý nước, quản lý cỏ, quản lý sâu bệnh để đảm bảo cho việc lấy chỉ tiêu chính xác.

- Thu hoạch: Tiến hành lấy mẫu và thu hoạch toàn bộ thí nghiệm khi lúa chín 80- 95% số hạt trên bông trong vòng 1 ngày.

2.2.4 Chỉ tiêu theo dõi

2.2.4.1 Phương pháp thu mẫu khí CH4 và N2O

Mẫu khí được thu từ 10-12 giờ thông qua buồng khép kín để thu khí phát thải CH4 và N2O vào các giai đoạn 10, 20 và 45 NSS. Sử dụng ống tiêm 60 ml (Hình 2.4) để rút mẫu khí từ đỉnh của buồng vào các thời điểm 0, 10, 20 và 30 phút sau khi đặt buồng thu khí lên cây lúa được trồng. Mỗi đợt (10, 20 và 45 NSS) lấy 4 lần (ở các ngày 1, 3 và 5 của mỗi giai đoạn) và mỗi mẫu lấy cách nhau 10 phút (ghi nhiệt độ sau mỗi lần lấy mẫu). Các nghiệm thức thí nghiệm được thu mẫu cùng một thời điểm.

Bảng 2.5 Thời điểm lấy mẫu CH4 và N2O

Đợt thu mẫu khí Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3

(10 NSS) (20 NSS) (45 NSS)

NSS 10 11 13 15 20 21 23 25 45 46 48 50

NSKBP 0 1 3 5 0 1 3 5 0 1 3 5

Ghi chú: NSS: ngày sau sạ; NSKBP: ngày sau khi bón phân

Mẫu khí được thu cùng lúc bằng cách sử dụng thùng lấy mẫu (chamber) có đường kính bằng với đường kính đế thu mẫu (Basement) đã đặt trước đó và đặt thùng lấy mẫu (chamber) lên đế, đế thùng phải làm kín khí bằng cách đổ

nước lên vành tiếp giáp giữa đế và thùng lấy mẫu (chamber). Mỗi thùng có gắn nhiệt kế và nguồn điện nối với quạt bên trong thùng để đảo khí. Bắt đầu lấy mẫu từ 10 NSS. Ở các thời điểm thu mẫu thì trước khi thu mẫu sẽ tiến hành đảo khí 3 lần, sau đó thu khí và nén vào lọ khoảng 10 ml khí. Ghi nhận nhiệt độ không khí bên trong thông qua nhiệt kế ở mỗi thời điễm thu mẫu.

2.2.4.2 Phân tích mẫu

Khí CH4 được phát hiện bằng đầu dò ion hóa ngọn lửa (FID) và N2O được phát hiện bằng đầu dò electron (ECD) của máy sắc ký khí sử dụng cột mao quản và detector FID với khí mang là N2, với tính nhạy lên đến 10-13 g/s tại Bộ môn Khoa học đất và vi sinh-Viện lúa ĐBSCL.

Lượng phát thải CH4 và N2O (kg/ha/ngày) = Tốc độ phát thải CH4 và N2O (mg m-2 giờ-1) x 24

1000

Mẫu khí thải CH4 và N2O được quy chuẩn về CO2 với hệ số lần lược là: 25 và 298 (Bảng 2.6).

Theo công thức quy đổi: kg CO2 = 25 kg CH4

kg CO2 = 298 kg N2O

Bảng 2.6 Tiềm năng nóng lên toàn cầu Tiềm năng nóng lên toàn cầu (CO2 eq)

N2O 298

CH4 25

CO2 1

Nguồn: IPCC, 2007

2.2.4.3 Chỉ tiêu nông học

Chiều cao cây (cm): Đo từ sát mặt đất đến chót của lá hoặc chót của bông cao nhất. Đo vào thời điểm 10, 20, 45, 65 ngày sau khi gieo. Đo 20 cây được chọn ngẫu nhiên trong bồn lysimeter, mỗi khung có diện tích 0,25 m2. Sau đó tính chiều cao trung bình của cây lúa ớ các lô thí nghiệm.

Số chồi: Đếm số chồi hiện diện trong mỗi khung sau đó qui ra 1m2 ở các thời điểm 20, 45, 65 ngày sau khi gieo.

2.2.4.4 Thành phần năng suất và năng suất thực tế

Thu hoạch mỗi bồn 0,25 m2sau đó qui ra 1 m2 để tính các chỉ tiêu: - Số bông trên m2:

- Số hạt trên bông: Đếm tổng số hạt (chắc và lép) của khung 0,25 m2 chia cho tổng số bông của 0,25 m2.

Số hạt/bông = (Tổng số hạt trong 0,25 m2)/(Tổng số bông trong 0,25 m2) - Tỷ lệ hạt chắc:

Tỷ lệ hạt chắc = (Tổng số hạt chắc/Tổng số hạt) x 100%

- Trọng lượng 1000 hạt (g): Sau khi tách chọn hạt chắc và lép ra riêng lẻ với nhau. Tiến hành đếm 1000 hạt chắc và cân chính xác (cân điện tử) trọng lượng hạt chắc này (W), sau đó đo ẩm độ hạt bằng máy đọc ẩm độ (Riceter M411) rồi quy đổi ra trọng lượng 1000 hạt chắc ra ẩm độ 14% theo công thức:

W14%= (W(100 - H%))/86 Trong đó:

W14%: Trọng lượng hạt ở ẩm độ 14%.

W: Trọng lượng 1000 hạt chắc ở ẩm độ lúc cân. H(%): Ẩm độ hạt cân sau khi thu hoạch.

- Năng suất thực tế (g/khung): Trọng lượng hạt chắc/khung quy về ẩm độ 14% sau đó quy về năng suất trên diện tích 1 ha.

2.2.5 Phân tích số liệu

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2003 để tính toán và xử lý số liệu. Dùng chương trình SPSS 16.0, kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 5% để phân tích thống kê số liệu.

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.1 Ảnh hưởng của biện pháp bón phân hữu cơ vi sinh từ rơm rạ đế sự phát thải khí CH4 sự phát thải khí CH4

3.1.1 Tốc độ phát thải khí CH4

Vào đợt bón phân thứ nhất (11-15 NSS), tốc độ phát thải khí có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% giữa các nghiệm thức. Trong đó nghiệm thức ĐC có tốc độ phát thải cao nhất là 1,93 mg CH4 m-2 giờ-1 và thấp nhất là nghiệm thức TĐ là 0,24 mg CH4 m-2 giờ-1. Ở thời điểm 13 NSS và 15 NSS thì giữa nghiệm thức TL và TĐL không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Tại thời điểm 15 NSS thì nghiệm thức TĐ cho lượng khí phát thải thấp nhất trong bốn nghiệm thức.

Vào đợt bón phân thứ hai (21-25 NSS), tốc độ phát thải khí CH4 ở giai đoạn này dao động từ 1,46-0,12 mg CH4 m-2 giờ-1có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% giữa các nghiệm thức. Ở thời điểm 21 NSS và 23 NSS thì nghiệm thức TĐ và TL không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Vào thời điểm 21 NSS nghiệm thức ĐC cho lượng khí phát thải cao nhất (1,46 mg CH4 m-2 giờ-1) và thấp nhất ở thời điểm 25 NSS (0,12 mg CH4 m-2 giờ-1).

Vào đợt bón phân thứ ba (46-50 NSS), tốc độ phát thải khí CH4 có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% giữa các nghiệm thức. Trong đó nghiệm thức ĐC có tốc độ phát thải cao nhất là 0,87 mg CH4 m-2 giờ-1 và thấp

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của bón phân hữu cơ vi sinh từ rơm rạ đến sự phát thải khí ch4, n2o gây hiệu ứng nhà kính và năng suất lúa om5451 (Trang 28)