0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Phƣơng pháp dạy học giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG LÍ THUYẾT KIẾN TẠO TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC 10 NÂNG CAO NHẰM PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH (Trang 44 -46 )

1.4.1.1. Khái niệm: Dạy học giải quyết vấn đề (problem – solving method) là

PPDH trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để GQVĐ và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện KN và đạt đƣợc những mục đích học tập khác [19], [52].

Đặc trƣng cơ bản của dạy học GQVĐ là "tình huống gợi vấn đề". Tình huống có vấn đề (gợi vấn đề) là một tình huống gợi ra cho HS những khó khăn về lí luận hay thực hành mà họ thấy có khả năng vƣợt qua, nhƣng không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tƣợng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có. Sau đây gọi tắt “tình huống có vấn đề” hay “tình huống học tập” là “tình huống”.

1.4.1.2. Bản chất: Dạy học GQVĐ là một quan điểm dạy học nhằm phát triển

NL tƣ duy sáng tạo, NL GQVĐ của HS. HS đƣợc đặt trong một tình huống có vấn đề, thông qua GQVĐ đó giúp HS lĩnh hội tri thức, KN và PP nhận thức [19], [52].

1.4.1.3. Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện vận dụng PPDH GQVĐ nhƣ sau [7], [8], [11]:

Bƣớc 1: Phát hiện/thâm nhập vấn đề

- Phát hiện vấn đề từ một tình huống gợi vấn đề: Đó là việc phát hiện mẫu

thuẫn khách quan giữa cái đã biết và cái chƣa biết; giải thích và chính xác hóa tình huống (khi cần thiết) để hiểu đúng vấn đề. Tùy theo khả năng học tập của HS mà GV có thể thực hiện ở các mức độ sau: GV tạo ra mâu thuẫn, GV đặt câu hỏi gợi nhớ giúp HS tìm ra mâu thuẫn hoặc HS độc lập phân tích tình huống phát hiện đƣợc mâu thuẫn.

- Phát biểu và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề: Vấn đề học tập thƣờng đƣợc

HS phát biểu dƣới dạng câu hỏi. Hiệu quả của bƣớc này phụ thuộc vào khả năng phát hiện ra các mâu thuẫn khách quan ở đối tƣợng HS.

Bƣớc 2: Giải quyết vấn đề

- Hình thành giả thuyết: Giả thuyết là định hƣớng cho các hoạt động suy luận, quan sát, thí nghiệm, … để chứng minh vấn đề mới. Các giả thuyết là các ý tƣởng có cơ sở khoa học, dựa trên vốn tri thức đã biết để hình thành các phán đoán, suy luận cho vấn đề mới.

Đối với HS, giả thuyết là kết quả quá trình tƣ duy sáng tạo khi nhận thức vấn đề mới và tiếp cận với PP nghiên cứu khoa học đặc thù của bộ môn. Tính khoa học, chính xác của giả thuyết phụ thuộc rất nhiều vào chủ thể nhận thức, vì vậy trong cùng một vấn đề HS có thể đƣa ra nhiều giả thuyết khác nhau (nghĩa là có thể mỗi HS sẽ đƣa ra hƣớng GQVĐ khác nhau).

- Chứng minh giả thuyết: Là khâu xây dựng kế hoạch các bƣớc hoạt động của

HS theo định hƣớng GQVĐ đã đƣợc nêu trong giả thuyết. GV có thể hƣớng dẫn để giúp HS độc lập xây dựng kế hoạch chứng minh giả thuyết qua các hoạt động nhƣ: Từ các giả thiết suy ra các kết luận cần chứng minh, quan sát mẫu vật, thí nghiệm,…

Bƣớc 3: Kết luận

- Trình bày và thảo luận kết quả.

- Tìm hiểu khả năng ứng dụng kết quả, đề xuất những vấn đề mới có liên quan. - ĐG và tự ĐG.

1.4.1.4. Ưu điểm

- PP này góp phần tích cực vào việc rèn luyện tƣ duy phê phán, tƣ duy sáng tạo cho HS. Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có HS sẽ xem xét, ĐG, thấy đƣợc vấn đề cần giải quyết.

- Đây là PP phát triển đƣợc khả năng tìm tòi, xem xét dƣới nhiều góc độ khác nhau. Trong khi phát hiện và GQVĐ, HS sẽ huy động đƣợc tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách GQVĐ tốt nhất.

- Thông qua việc GQVĐ, HS đƣợc lĩnh hội tri thức, KN và PP nhận thức. Từ đó có cơ hội phát triển tốt NL TH và NL VDKTHH vào TT.

1.4.1.5. Hạn chế

- PP này đòi hỏi GV phải đầu tƣ nhiều thời gian và công sức, phải có NL sƣ phạm tốt mới suy nghĩ để tạo ra đƣợc nhiều tình huống gợi vấn đề và hƣớng dẫn tìm tòi để HS phát hiện và GQVĐ.

-Việc tổ chức tiết học hoặc một phần của tiết học theo PP GQVĐ đề đòi hỏi phải có nhiều thời gian hơn so với các PP thông thƣờng.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG LÍ THUYẾT KIẾN TẠO TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC 10 NÂNG CAO NHẰM PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH (Trang 44 -46 )

×