“Năng lực” (thuật ngữ tiếng Anh có thể là compentence, ability, capability, …) là một thuộc tính quan trọng của nhân cách con ngƣời. Đã từ lâu, khái niệm NL trở thànhđối tƣợng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Khái niệm này cho đến nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau tuỳ thuộc vào bối cảnh và mục đích sử dụng NL.
Theo quan điểm của các nhà tâm lí học: “NL là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lí của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trƣng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao” [24], [33].
Bernd Meier và Nguyễn Văn Cƣờng: “NL là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng nhƣ sự sẵn sàng hành động” [6].
Trong phạm vi đối tƣợng hẹp hơn, Nguyễn Công Khanh cho rằng: “NL của HS là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và kết nối chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống” [41].
Tất cả những quan niệm trên hàm ý khả năng cá nhân có thể đáp ứng với một tình huống hoặc một tập hợp tình huống cụ thể nào đó. Nghĩa là, thuật ngữ “Năng lực” mang nghĩa mức độ sẵn lòng học hỏi và tiến hành giải quyết tốt một vấn đề cụ thể hoặc lĩnh vực nhất định.
Các đặc điểm nổi bật của NL là: NL chỉ nảy sinh và quan sát đƣợc trong hoạt động giải quyết những yêu cầu mới mẻ; NL tồn tại và phát triển thông qua hoạt động, do đó NL có thể rèn luyện để phát triển đƣợc; với các cá nhân khác nhau có các NL khác nhau.
Theo OECD, NL đƣợc chia thành các nhóm khác nhau là NL chung/cốt lõi và NL đặc thù. NL chung là những NL cần thiết cho mọi cá nhân để họ có thể tham
gia hiệu quả trong nhiều hoạt động và các bối cảnh khác nhau của đời sống xã hội (trong cuộc sống; học tập; trong hoạt động nghề nghiệp, …) nhƣ NL GQVĐ, NL CNTT&TT… NL đặc thù là NL đặc trƣng trong lĩnh vực nhất định của xã hội nhƣ NL tổ chức, NL toán học, ... NL chung và NL đặc thù có quan hệ qua lại hữu cơ với nhau. NL chung là cơ sở của NL đặc thù, nếu chúng càng phát triển thì càng dễ dàng đạt đƣợc NL đặc thù. Ngƣợc lại, sự phát triển của NL đặc thù trong những điều kiện nhất định lại có ảnh hƣởng tới sự phát triển của NL chung [95].
Những NL chung của HS phổ thông Việt Nam cần đạt: NL TH, NL
GQVĐ và sáng tạo, NL thẩm mĩ, NL thể chất, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL tính toán, NL CNTT&TT.
Ngoài những NL chung, môn Hóa học cần hình thành và phát triển các
NL đặc thù cho HS: Có 5 NL đặc thù nhƣ sau: NL sử dụng ngôn ngữ hoá học, NL
thực hành hoá học, NL tính toán hóa học, NL GQVĐ thông qua môn Hoá học, NL VDKTHH vào cuộc sống, [15].
Dựa vào các quan điểm và đặc trƣng của NL, thấy rằng, chúng ta có thể tác động để phát triển các NL nói chung, nâng cao đƣợc NL TH và NL VDKTHH vào TT cho HS nói riêng. Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số kết quả nghiên cứu phát triển NL cho HS thông qua dạy học hóa học nhƣ của Cao Thị Thặng [61], [63], Phạm Thị Bích Đào [22], ... Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện vấn đề này là cần thiết cho công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông.