Tình hình thu hút FDI theo lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thành phố đà nẵng đến năm 2020 (Trang 45 - 46)

NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG

3.2.3.Tình hình thu hút FDI theo lĩnh vực đầu tư

Các dựán FDI vào Đà Nẵng tương đối đa dạng, được phân bốở nhiều lĩnh vực

khác nhau như dệt may, bất động sản, công nghệ thông tin, công nghiệp chế tạo, hóa chất, đồ uống, du lịch, vận tải, xây dựng nông lâm nghiệp và thủy sản, y tế, dịch vụ…

Tuy nhiên, lĩnh vực bất động sản là một trong những lĩnh vực thu hút nhiều các dự án

FDI trong thời gian qua.

Biểu đồ 3.4: FDI tại Đà Nẵng theo lĩnh vực đầu tư (4/2015)

Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng-IPC, 2015

Với nhiều dự án lớn, lĩnh vực kinh doanh bất động sản-du lịch thu hút nhiều

vốn nhất trên địa bàn Đà Nẵng với 27 dự án, tổng vốn đăng ký là 1,93 tỷ USD, chỉ

chiếm 9% về số dựán nhưng chiếm 48.6% về vốn đăng ký. Điều này là dễ hiểu bởi Đà

Nẵng có lợi thế về khí hậu mát mẻ, địa hình đa dạng từ núi đồi đến đồng bằng, và bờ

biển dài chạy dọc thành phố tạo điều kiện phát triển du lịch, nghỉ dưỡng. Với một

lượng vốn đầu tư lớn và đặc biệt được đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, các dự án này

36

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ hai với 114 dự án, tổng vốn

đầu tư đăng ký 947 triệu USD, chiếm 38% số dự án và 23.8% tổng vốn đầu tư. Đạt

được điều này là do chính sách của Đà Nẵng trong việc thu hút FDI vào các lĩnh vực

công nghiệp mang tính bền vững, đặc biệt là công nghiệp - phụ trợ không gây ô

nhiễm; chú trọng loại hình đầu tư công nghệ cao, thành lập và đưa vào hoạt động trung

tâm thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần vào sự thay đổi

từng bước đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp công nghiệp mới được

thành lập tại sáu khu công nghiệp của Ðà Nẵng cũng theo hướng phát triển sạch. Kết

quả này còn cho thấy, thành phố đã có những bước đi đầu tiên thuận lợi cho định

hướng phát triển các ngành công nghệ cao. Tuy nhiên, thành phố cần có những bước

chuẩn bị tương ứng và tích cực hơn nữa nhằm hỗ trợ thu hút theo đúng định hướng đề ra, đặc biệt là trong vấn đềđào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụlưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; xây dựng với số vốn đăng ký lần lượt là 694 triệu USD, 158 triệu USD và 86 triệu USD. Các dự

án còn lại thuộc các lĩnh vực khác. Lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy sản chỉ có 3 dự án

với hơn 2.4 triệu USD, chiếm 0.76%. Điều này phản ánh xu hướng cuảcác nhà đầu tư luôn tìm đến các lĩnh vực thu hồi vốn nhanh.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thành phố đà nẵng đến năm 2020 (Trang 45 - 46)