Số lượng dự án và nguồn vốn FDI đăng ký

Một phần của tài liệu đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thành phố đà nẵng đến năm 2020 (Trang 41 - 42)

NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG

3.2.1. Số lượng dự án và nguồn vốn FDI đăng ký

Cùng với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, Đà Nẵng coi việc thu

hút, sử dụng FDI là công cụ, đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế -

xã hội và công cuộc CNH, HĐH thành phố.

Năm 1997, khi Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương thì cũng bắt đầu thời kỳ vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng giảm, một phần do ảnh

hưởng khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, mặt khác nền kinh tế ASEAN sau thời

gian tăng tốc “nóng” đã có dấu hiệu suy thoái do phát triển mất cân đối, đẩy mạnh xuất

khẩu dựa vào nguồn lực từ bên ngoài. Từ năm 2000, đầu tư trực tiếp nước ngoài có

dấu hiệu khôi phục nhờ những cải cách mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam về môi

trường đầu tư, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực đã dần phục hồi, các nhà

đầu tư nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh đầu tư ởnước ta nói chung và Đà Nẵng nói riêng.

Theo UBND Thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 1997-2009, Đà Nẵng thu hút 172 dự án

FDI với tổng vốn đầu tư 2,149 tỷ USD. Chất lượng dự án đăng ký và thực hiện theo

hướng sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao trong xuất khẩu. Số dự án được cấp

phép mới tăng liên tục tăng qua các năm với tốc độtrung bình là 39,59%/năm, cao hơn

tốc độtăng chung cùng kì của cảnước (33,7%/ năm).

Bảng 3.2: Sốlượng dựán FDI đăng ký trên địa bàn Đà Nẵng (2010-2015)

Năm Số dự án cấp mới Số dự án luỹ kế Vốn đầu tư đăng ký (triệu USD) Vốn đăng ký lũy kế (triệu USD) 2010 19 172 160,124 2,149,263 2011 37 209 563,446 2,712,709 2012 33 242 246,299 2,959,008 2013 36 278 291,671 3,250,679 2014 33 311 126,881 3,377,560 05/2015 15 326 31,900 3,409,460

32

Từ năm 2010, vốn FDI vào Đà Nẵng bị chững lại cùng với sự suy giảm chung

của dòng vốn FDI vào Việt Nam, lượng vốn đầu tư đăng ký của mỗi năm chỉ chiếm khoảng 1/4 so với năm 2008. Năm 2011 lượng vốn FDI vào Đà Nẵng tăng trưởng trở lại cả về mặt số lượng dự án cấp mới (tăng gấp đôi năm 2010) và tổng vốn đầu tư đăng ký (tăng gấp 3,5 lần năm 2010). Năm 2012- 2013, FDI vào Đà Nẵng tăng chậm cùng với xu hướng chung của cả nước. Cụ thể, FDI năm 2013 tăng 18% so với năm 2012, tuy nhiên tổng lượng vốn đăng ký trong 2 năm này mới chỉ bằng 95% so với năm 2011. Từ năm 2012 đến nay, mặc dù có đến 117 dự án đăng ký đầu tư, nhưng tổng vốn đầu tư mới chỉ đạt 697 triệu USD, chỉ cao hơn 25% lượng vốn đăng ký trong năm 2011. Riêng năm 2014, FDI vào Đà Nẵng giảm gần 50% so với năm 2013. Tình trạng suy giảm thu hút vốn đầu tư FDI ở Đà Nẵng vẫn đang tiếp diễn mà chưa có dấu hiệu khả quan nào về việc phục hồi. Đà suy thoái thu hút FDI của Đà Nẵng cũng đồng hành với sự suy giảm của FDI vào Việt Nam những năm trở lại đây. Việc thiếu vắng các dự án lớn đã khiến cho tổng lượng vốn đăng ký giảm mạnh.

Lũy kếđến tháng 5/2015, Đà Nẵng thu hút được 3,4 tỷ USD, vốn thực hiện đạt

trên 2 tỷ USD, xếp thứ 13/40 tỉnh, thành phố có FDI, là một trong những địa phương

có số dự án đăng ký cao của cả nước cũng như vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Tuy nhiên, Đà Nẵng chỉ chiếm một phần rất nhỏ (khoảng 1%) trong tổng vốn đầu tư

FDI của cảnước so với các địa phương dẫn đầu như Đồng Nai thu hút nhiều vốn FDI

nhất (chiếm 24,6% tổng vốn đầu tư đăng ký), TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2 (chiếm

21,1%) hay Hải Phòng (chiếm 7,8%). Như vậy, dòng FDI vào Đà Nẵng đang có xu

hướng chậm lại so với thời gian trước, và có vẻ như dòng vốn này đang tìm đến các

điểm dừng chân khác với các chính sách xúc tiến và lợi thế so sánh hấp dẫn hơn. Kết

hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội mà Đà Nẵng đang có thế mạnh, điều này

chỉ ra rằng Đà Nẵng cần “bứt phá” hơn nữa để khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế

mạnh của địa phương để thu hút FDI trong thời gian tới, khi nền kinh tế toàn cầu có dấu hiệu khởi sắc.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thành phố đà nẵng đến năm 2020 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)