Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nhằm cải thiện môi trường đầu tưvà nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu hút FD

Một phần của tài liệu đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thành phố đà nẵng đến năm 2020 (Trang 80 - 92)

TRỰC TIẾP NƯỚC NƯỚC NGOÀI CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM

4.3.6. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nhằm cải thiện môi trường đầu tưvà nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu hút FD

Công tác cải cách hành chính được chính quyền thành phố và các sở, ban, ngành xác định là một trong những giải pháp mang tính đột phá nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Đồng thời, qua đó duy trì, giữ vững chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hằng năm của thành phố. Chính quyền thành phốĐà Nẵng đã cam kết, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới quản lý, điều hành nhằm giảm tối đa các thủ tục không cần thiết. Đồng thời, tiến

71

hành chính công với quy mô lớn, định kỳhàng năm, làm cơ sởđể cải cách hành chính,

và đánh giá, xếp hạng chất lượng dịch vụ hành chính công. Đẩy mạnh hơn nữa cải

cách hành chính, chú trọng rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC),

tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp như quản lý đất đai, giải tỏa đền

bù, bốtrí tái định cư, quản lý dự án, quản lý đô thị, quản lý tài chính, cấp phát vốn xây

dựng cơ bản; đăng ký doanh nghiệp, cấp phép điều kiện kinh doanh là nội dung trọng

tâm trong chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh trên địa bàn

thành phố. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp, chính quyền

Đà Nẵng cần:

- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm cơ chế “một cửa” và “ một cửa liên

thông” trên tất cảcác lĩnh vực và trong công tác xúc tiến đầu tư tại Trung tâm xúc tiến

đầu tư: tập trung vào nội dung đơn giản hóa các thủ tục đầu tư; triển khai Chính phủ điện tử đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận, thủ tục cấp đất, thủ tục kê khai thuế... “một cửa” qua mạng, dịch vụ hải quan điện tử. Các Sở, ban, ngành phải coi đây

là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và phải thực hiện thường xuyên, liên tục, nhất

là trong tập trung thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải

cách thủ tục hành chính, đề cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ công chức,

bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, nhất là thủ tục hành chính có liên quan

đến các chỉ số xếp hạng môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh;

- Tiếp tục rút ngắn thời gian xin chủ trương đầu tư, thời gian thực hiện các thủ

tục vềđang ký kinh doanh, đăng ký đầu tư, đất đai, thuế, hải quan…;

- Niêm yết công khai và đăng tải rõ trên website để các thủ tục hành chính tạo

điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thông tin dễ dàng;

- Thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới trên cổng thông tin điện tử

của thành phố và các website của các sở, ban, ngành liên quan; tổ chức tập huấn văn

bản pháp luật mới tạo điều kiện thuận lợi cho DN năm bắt thông tin kịp thời và thực

hiện tốt các quy định pháp luật;

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở thành phố

để giải quyết nhanh các vấn đề có liên quan trực tiếp đến FDI; tăngcường gám sát việc

72

giải quyết các thủ tục hành chính nhằm loại bỏ sự chồng chéo về thẩm quyền giữa các

cơ quan quản lý nhà nước, đảm bảo thời gian giải quyết, phòng chống tệ nạn quan liêu,

tham nhũng, tạo môi trường đầu tư lành mạnh, thông thoáng, cởi mở, minh bạch;

- Cán bộ cần nâng cao trình độ nghiệp vụ, nắm vững chính sách, quy định hiện

hành, nhanh chóng cập nhập những thay đổi bổ sung trong chính sách để giải đáp

những thắc mắc, giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải trong khuôn

khổ của pháp luật. Tuân thủnghiêm các quy định của pháp luật vềchính sách ưu đãi

đầu tư mà Chính phủ quy định, nhưng cũng biết vận dụng linh hoạt phù hợp với sự

phát triển của địa phương.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức

và nhân dân vùng dự án trong việc thu hút và quản lý các dự án FDI, góp phần tạo cho

môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng. Tăng cường giám sát việc thực hiện đạo

đức công vụ của đội ngũ cán bộ công chức và đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giải

quyết thủ tục hành chính nhằm giảm tối đa chi phí không chính thức cho doanh

nghiệp, tình trạng nhũng nhiễu doanh nghiệp.

- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản dưới luật áp dụng đặc thù riêng cho địa phương

đi kèm với tăng cường công tác thanh, kiểm tra sau cấp phép đầu tư nhằm bám sát tiến độ giải ngân của các dự án, phát hiện và có biện pháp xử lý kiên quyết, thấu tình

đạt lý đối với các nhà đầu tư vi phạm pháp luật nhằm khắc phục các hạn chế về chuyển

giá, đảm bảo anh sinh xã hội và chống ô nhiễm môi trường

- Có biện pháp và chế tài mạnh đối với các trường hợp tham nhũng, nhũng

nhiễu trong quản lý đầu tư nói chung và đầu tư FDI nói riêng

- Tiếp tục duy trì tinh thần “Năm Doanh nghiệp Đà nẵng 2014” cho các năm

tiếp theo, tổ chức đối thoại thường xuyên và thường niên giữa lãnh đạo thành phố với

73

KT LUN

Đánh giá tổng thể, Đà Nẵng đã thu hút được một lượng vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài đáng kể và việc sử dụng các nguồn lực này đã tạo được những tác động

tích cực đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thể hiện

trên các mặt như thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH; mở

ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của thành phố. Thu hút vốn FDI ở Đà Nẵng

trong vài năm gần đây đã có dấu hiệu phục hồi và phát triển vượt bậc kể cả số dự án, số vốn đầu tư đăng ký và vốn đầu tư thực hiện. Quy mô vốn đầu tư trên một dự án cũng tăng, bước đầu xuất hiện các dự án công nghệ cao, đã có đầu tư của các công ty xuyên quốc gia.

Tuy nhiên, so với một số tỉnh, thành phố thuộc các vùng kinh tế trọng điểm

phía Bắc và phía Nam thì kết quả thu hút FDI ởĐà Nẵng còn khiêm tốn cả về số dự án

đăng ký, tổng vốn đầu tư đăng ký và vốn đầu tư thực hiện, chưa tương xứng với tiềm

năng, vị thế và yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng với tư

cách là một trung tâm, đô thị hạt nhân trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Quy

mô mỗi dự án còn nhỏ, nguồn vốn đầu tư chủ yếu của các nước khu vực Châu Á, rất ít

các dự án của các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia từ các nền kinh tế phát triển. Hình

thức FDI ở Đà Nẵng chưa thực sự đa dạng, chủ yếu vẫn tập trung vào hai hình thức

chính là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; chưa

phát triển các hình thức đầu tư khác như BOT, BT, BTO, công ty cổ phần, công ty

quản lý vốn. Vẫn còn tồn tại một số các dự án FDI hoạt động kém hiệu quả. Hoạt động

của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tuy có đóng góp làm tăng

kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm, nộp ngân sách nhưng mức độđạt được ở các

chỉtiêu này chưa cao.

Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan. Ngoài những

nguyên nhân khách quan như vịtrí địa lý, thị trường nhỏ hẹp, sức mua yếu, chi phí vận chuyển bằng đường hàng hải cao, thời gian vận chuyển dài, số chuyến tàu biển trực tiếp đi từ Cảng Đà Nẵng đến các cảng quốc tế ít; nguồn nguyên liệu và các ngành công

74

nghiệp phụ trợ còn thiếu và yếu, chất lượng kém,…còn có một số nguyên nhân chủ

quan liên quan đến các biện pháp chính sách thu hút và quản lý FDI của Đà Nẵng.

Để thu hút nhiều hơn và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI, Đà Nẵng cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn FDI gắn liền với việc nâng cao hiệu quả trong phân bổ, sử dụng một cách hợp lý để phát huy cao nhất vai trò, tác dụng của FDI đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế địa phương và khu vực.

i

TÀI LIU THAM KHO

Phần tiếng Việt:

1. Lê Xuân Bá (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2. Ban Kinh tế Trung ương (2003), Những chủ trương và giải pháp cơ bản nhằm thu hút mạnh hơn và sử dụng hiệu quả cao nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo tinh thần nghị quyết Đại hội IX, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

3. GS. TS Đỗ Đức Bình (2009), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam -

Những bất cập về chính sách và giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí kinh tế &phát triển (145), tr 25-27.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Báo cáo tình hình và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn tới, Hà Nội.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Báo cáo kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2006 -

2010, Hà Nội.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Kỹ năng xúc tiến đầu tư, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Bộ Thương mại (2002), FDI với kinh tế - thương mại Việt Nam, Hà Nội.

8. Chính phủ (2001), Nghị quyết của Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001 - 2005, Hà Nội.

9. Cục đầu tư nước ngoài (2008), 20 năm Đầu tư nước ngoài: Nhìn lại và Hướng

tới, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội

10.Cục Thống kê Đà Nẵng, Niên giám thống kê từ năm 1997 đến năm 2013, Đà Nẵng.

11.Cục Thuế Đà Nẵng (2014), Báo cáo kết quả công tác thuế năm 2014, nhiệm vụ

- biện pháp công tác thuế năm 2015.

12.Nguyễn Ngọc Dũng (2006), “Hỏi và đáp Luật Đầu tư”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

ii

13.Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15.Nguyễn Bích Đạt (2005), “Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài và nhiệm vụ đặt ra đối với ngành Kế hoạch và Đầu tư”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (12),

tr28.

16.PGS.TS. Phước Minh Hiệp, ThS. Lê Thị Vân Đan, (2011), Giáo trình Phương

pháp Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, Nxb Lao động – xã hội.

17.Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Đà Nẵng (2000), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở một số tỉnh miền Trung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18.Lê Hữu Quang Huy (2006), “Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung”, Tạp chí Kinh tế - Xã hội (8), tr24. 19.Nguyễn Hoài Long (2009), “Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh

của địa phương trong việc thu hút đầu tư”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (9), tr9- 12.

20.Trần Văn Minh (2002), “Thành phố Đà Nẵng đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư”, Tạp chí Kinh tế - Bộ Thương mại, (19), tr19.

21.Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp 2005. 22.Quốc hội (2014), Luật Đầu tư 2014.

23.Quốc hội (2005), Luật Đầu tư 2005.

24.Quốc hội (1987), Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài, Hà Nội.

25.Trần Văn Thọ (2005), “Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26.Nguyễn Mạnh Toàn (2010), “Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, (40), tr27-33.

iii

27.Sở Công thương Đà Nẵng (2013), Báo cáo tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao năm 2013

28.Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng (1999), Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2010.

29.Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng (2014), Thông tin những cơ chế chính sách của UBND thành phố Đà Nẵng.

30.Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng (2005), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 - 2010. 31.Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng (2013), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội, quốcphòng an ninh trên địa bàn thành phố năm 2013.

32.Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng (2013), Báo cáo về tình hình môi trường tại các KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố năm 2013.

33.Thành ủy Đà Nẵng (2001), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ

XVIII (2001 - 2005).

34.Thành ủy Đà Nẵng (2005), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị.

35.Thành ủy Đà Nẵng (2006), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIX

(2006 - 2010).

36.Trung tâm xúc tiến đầu tư, UBND Thành phố Đà Nẵng (2015), Báo cáo đánh giá công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP. Đà nẵng.

37.UBND Thành phố Đà Nẵng (2005), Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội, quốc

phòng an ninh thời kỳ 2001 - 2005, kế hoạch 2006 - 2010.

38.UBND Thành phố Đà Nẵng (2005), Báo cáo ước thực hiện thu chi ngân sách

năm 2005, dự toán thu chi ngân sách năm 2006 của thành phố Đà Nẵng.

39.UBND Thành phố Đà Nẵng (2005), Báo cáo tổng quyết toán ngân sách nhà

nước năm 2004.

40.UBND Thành phố Đà Nẵng(2015), Kỷ yếu hội thảo nâng cao chỉ số năng lực

iv

41.Viện Chiến lược phát triển (2006), Báo cáo định hướng phát triển kinh tế - xã

hội vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2020.

Phần tiếng Anh:

1. Imad A. Moosa (2002), Foreign Direct Investment Theory, Evidence and

Practice, Palgrave.

2. Steve Chan (1995), Foreign Direct Investment in a Changing Global Political

Economy, Macmillan.

3. V.N. Balasubramanyam (2001), FDI in Developing Countries: Determinants

and Impact, Mexico City.

4. UNCTAD (2006), World Investment Report 2006, United Nations, New York

and Geneva.

Các website:

1. Báo điện tử Thời báo kinh tế Việt Nam 36TUhttp://vneconomy.vn/U36T

2. Bộ kế hoạch đầu tư http://www.mpi.gov.vn/ 3. Cổng thông tin điện tử Đà Nẵng http://www.danang.gov.vn/ 4. Cục đầu tư nước ngoài http://fia.mpi.gov.vn/

5. Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam http://www.vietrade.gov.vn/ 6. Diễn đàn đầu tư http://diendandautu.vn/

7. Sở kế hoạch đầu tư TP. HCM http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/ 8. Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội http://www.hapi.gov.vn/

9. Sở kế hoạch đầu tư Bình Dương http://www.binhduong.gov.vn/ 10.Tạp chí tài chính http://www.tapchitaichinh.vn/ 11.Tổng cục thống kê : http://www.gso.gov.vn/

v

PH LC 1:

Các quốc gia có FDI vào Đà Nẵng (lũy kếđến tháng 6/2015)

Stt Quốc gia Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) Tỉ lệ

1 Singapore 19 723.422.944 21,34% 2 Hàn Quốc 42 712.611.788 21,02% 3 Đảo B.V.I 17 630.379.643 18,59%

Một phần của tài liệu đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thành phố đà nẵng đến năm 2020 (Trang 80 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)