Tư tưởng Phan Bội Châu về đảng chính trị và mô hình nhà nước giữ một vị trí quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng Việt Nam phát triển lên một bước mới về chất, là nhân tố làm dấy lên phong trào yêu nước trong những năm 1920-1930, là ngọn cờ tập hợp các tầng lớp nhân dân yêu nước lúc bấy giờ.
- Thứ nhất, tư tưởng về đảng chính trị và mô hình nhà nước của Phan Bội Châu đã mở ra một hướng mới trong quá trình đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc
Tư tưởng Phan Bội Châu về đảng chính trị và mô hình nhà nước đã góp phần không nhỏ trong việc đề cao lòng tự trọng dân tộc, tuyên truyền các giá
75
trị dân chủ và dân quyền mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển của phong trào chống thực dân, phong kiến, dương cao ngọn cờ dân chủ tư sản.Tư tưởng Phan Bội Châu mặc dù có những hạn chế nhất định, chưa đưa lại thắng lợi một cách triệt để cho cách mạng, nhưng nó đã mở ra một triển vọng cứu nước, cứu dân nhằm thoát khỏi tình trạng bế tắc lãnh đạo lúc bấy giờ. Sau những thất bại đẫm máu của các phong trào đấu tranh theo xu hướng bạo động của các tầng lớp sỹ phu yêu nước, phong trào yêu nước Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng đường lối. Trong bối cảnh đường lối cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã bộc lộ những hạn chế, theo khuynh hướng vô sản thì chưa có cơ sở xác lập, đường lối cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản của Phan Bội Châu đã thu hút được đông đảo các tầng lớp tham gia, bước đầu tìm ra hướng đi mới cho cách mạng Việt Nam.
Cùng với các nhà yêu nước đương thời như Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh… tư tưởng Phan Bội Châu đã mở ra một giai đoạn mới trong đấu tranh chống thực dân và phong kiến, tạo ra một bước chuyển căn bản đưa dân tộc Việt Nam tiến lên thời đại dân chủ. Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia là mục tiêu xuyên suốt trong tư tưởng về đảng chính trị và mô hình nhà nước của Phan Bội Châu, đường lối cứu nước có thể theo các xu hướng khác nhau nhưng không bao giờ thoát ly mục tiêu này. Tuy nhiên, việc Phan Bội Châu chủ trương theo khuynh hướng dân chủ tư sản và về sau tán thành chủ nghĩa Mác - Lênin cho thấy ông đã đưa ra được những ý tưởng mang tính chiến lược, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam lúc bấy giờ.
- Thứ hai, tư tưởng Phan Bội Châu về đảng chính trị mở ra một giai đoạn mới cho sự hình thành các đảng phái chính trị tham gia đấu tranh cách mạng
Muốn hoạt động chính trị một cách chuyên nghiệp thì phải xây dựng được một đảng chính trị đúng nghĩa. Phan Bội Châu là người đã sớm nhận ra
76
điều này và ông đã bắt tay vào xây dựng đảng chính trị từ rất sớm. Duy Tân Hội được lập ra với tôn chỉ “cốt sao khôi phục được Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập”. Tuy nhiên, khi được sự góp ý của các chính khách Nhật Bản, chứng kiến những hoạt động chính trị sôi động của các đảng phái ở Nhật Bản, Phan Bội Châu đã xây dựng cương lĩnh cho Duy Tân Hội với mục tiêu: Khôi phục nước Việt Nam, lập thành nước quân chủ lập hiến.
Khi nhận thấy đảng chính trị này không còn phù hợp với tình hình thực tế thì Phan Bội Châu đã nhanh chóng thành lập Việt Nam Quang Phục Hội và về sau là Việt Nam Quốc dân Đảng. Sự cải tổ các đảng phái này cho thấy Phan Bội Châu đã có bước trưởng thành vượt bậc về chính trị. Các tổ chức do Phan Bội Châu lập ra ngày càng tiến tới gần một chính đảng thực sự. Sự ra đời và hoạt động của đảng chính trị do ông lập ra đã cổ vũ cho việc hình thành các đảng phái và các đảng phái này cũng đã tham gia đấu tranh theo các khuynh hướng yêu nước khác nhau lúc bấy giờ. Việc ra đời của các đảng phái này đã tạo ra sự sôi động trong các hoạt động chính trị, cổ vũ phong trào đấu tranh giành độc lập của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX.
- Thứ ba, tư tưởng về đảng chính trị và mô hình nhà nước của Phan Bội Châu đề cao vai trò của nhân dân, là ngọn cờ tập hợp, đoàn kết nhân dân đấu tranh chống thực dân, phong kiến.
Công việc chính trị phải do nhân dân quyết định, quyền lực phải thuộc về nhân dân, do đó phải đoàn kết đông đảo các tầng lớp nhân dân để đấu tranh giành độc lập. Tư tưởng này đã có ảnh hưởng tích cực, sâu rộng trong nhân dân, tạo nên một luồng sinh khí mới làm tăng thêm sức mạnh của toàn dân tộc. Theo Phan Bội Châu, trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân thì đoàn kết dân tộc là hết sức cần thiết; nó sẽ được nhân lên gấp bội khi mỗi người dân nhận thức được trách nhiệm của mình.
77
Phan Bội Châu chủ trương đoàn kết toàn dân tộc để giành lấy độc lập, muốn vậy thì quyền lực phải thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực, là người đầu tiên được hưởng các quyền tự do, độc lập. Đường lối đó đã trở thành ngọn cờ tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân tiến hành đấu tranh cách mạng ở nước ta trong khoảng hai thập niên đầu của thế kỷ XX, đồng thời đã đoàn kết được các tầng lớp nhân dân, phục vụ cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc.
Sức mạnh để cứu nước, giải phóng dân tộc là sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc. Đây là vũ khí tạo nên sức mạnh của dân tộc, là bí quyết của thành công. Bằng kinh nghiệm lịch sử, trí tuệ sắc sảo và sự từng trải của mình, Phan Bội Châu đã chỉ ra rằng, tuy yếu hơn thực dân Pháp về tiềm lực kinh tế - kỹ thuật, song chúng ta có lợi thế, bởi sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc luôn sáng ngời chính nghĩa và quy tụ được lòng dân. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh, mạnh thì mới chiến thắng được quân thù; còn khi lòng đã chia lìa thì tất sẽ thất bại. Ông cho rằng: “Sức chia ra thì yếu, lòng chia ra thì lìa. Mà đã yếu, đã lìa thì tất cô lập; đem cái thế mình cô lập tranh với cái thế họ liên quần, thì thế liên quần bao giờ cũng thắng, thế cô lập bao giờ cũng thất bại. Một nắm đũa thì khó bẻ, rời từng chiếc một thì dễ gãy, lẽ đó quá rõ” [34].
Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc của Phan Bội Châu đã góp phần không nhỏ vào việc tập hợp lực lượng đấu tranh với kẻ thù trong những thập niên sau đó. Đây cũng là nhân tố tạo nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc và xây dựng đất nước hiện nay.
- Thứ tư, tư tưởng về đảng chính trị và mô hình nhà nước của Phan Bội Châu đã góp phần nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, vun trồng nhân tài - một yếu tố hết sức quan trọng trước yêu cầu của xã hội Việt Nam lúc bây giờ.
Cùng với bạo lực cách mạng thì Phan Bội Châu cũng nhận thấy rằng tri thức cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giành độc lập cho
78
dân tộc và xây dựng đất nước. Theo Phan Bội Châu, để thoát khỏi sự lệ thuộc vào thực dân Pháp thì phải nâng cao dân trí, xem nâng cao dân trí và chấn hưng dân khí như là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng lực lượng cách mạng.
Phan Bội Châu đã chỉ cho mọi người thấy rằng, ngu thì mê muội, ngờ vực nhau, ghét nhau, chia lìa nhau, ngu thì dại, ngu thì hại nhau, ngu thì bạc nhược, cam chịu, yếu hèn… mà yếu thì mất, mất thì diệt, diệt thì tuyệt. Vì thế, để thoát khỏi họa diệt chủng thì dân tộc Việt Nam phải vươn lên để tự khẳng định bằng tài năng và trí tuệ của bản thân mình. “Gương tri thức ta nếu không mài cho trong còn ai là người mài hộ; đèn tri thức ta nếu ta không khêu cho rạng; còn ai là kẻ khêu giùm?... Dùng sức đầu óc mình thề đua đuổi với bạn văn minh, dùng cái sức tự động của mình, mà mở mang lấy tri thức mình” [5, tr. 93-94].Từ thực tế trên con đường hoạt động cứu nước của mình, Phan Bội Châu đã thấy rõ nguồn lực chất xám của dân tộc Việt Nam. Nguồn lực đó cần phải được bồi bổ và phát huy để đủ sức giúp dân tộc giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Chính tư tưởng này đã đặt cơ sở lý luận cho một số chủ trương của Phan Bội Châu, như chủ trương du học, thực hiện cải cách giáo dục, nâng cao dân trí và đào tạo, bồi dưỡng nhân tài [34].
Với tư tưởng tiến bộ của mình, Phan Bội Châu đã tạo ra một bầu không khí trong việc đổi mới cách giáo dục theo hướng mở mang dân trí, lấy thực tài làm căn bản. Cùng với những hoạt động thực tiễn của mình (đưa thanh niên du học, mở trường) Phan Bội Châu đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao dân trí của nước ta lúc bấy giờ. Dân trí được nâng cao là yếu tố quan trọng để tham gia vào đấu tranh chính trị một cách hiệu quả. Và như vậy, có thể nói rằng thông qua tư tưởng mở mang dân trí, chấn hưng dân khí Phan Bội Châu đã góp phần không nhỏ vào việc tạo ra một thế hệ làm cách mạng mới, có trí tuệ và có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
79