* Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
- Chứng từ sử dụng :
Kế toán công ty sử dụng một số chứng từ theo mẫu bắt buộc của chế độ quy định và một số chứng mang tính chất hướng dẫn như sau:
Giấy báo có lãi tiền gửi Sổ chi tiết Tài khoản 515 Sổ cái TK 515
Sổ nhật ký chung
- Tài khoản sử dụng.
Chuyên đề thực tập chuyên nghành GVHD: GS-TS Đặng Thị Loan
Tài khoản này phản ánh các khoản thu nhập thuộc hoạt động tài chính của công ty. Kết cấu tài khoản 515 như sau:
Bên Nợ: Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có: Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.
- Quy trình ghi sổ.
Khi phát sinh các chứng từ liên quan đến các khoản thu về doanh thu hoạt động tài chính, kế toán tập hợp và ghi vào “Sổ chi tiết tài khoản 515” đồng thời ghi vào “Sổ Nhật ký chung” sau đó ghi vào “Sổ cái TK515” cuối kỳ kế toán ghi vào “Bảng cân đối số phát sinh” và lập “Báo cáo tài chính”
Sơ đồ 07: Quy trình ghi sổ doanh thu hoạt động tài chính
Lê Văn Hóa – Kế toán 4 Trường ĐH KTQD Chứng từ liên quan Sổ Nhật Ký Chung Sổ Cái TK515 Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ chi tiết tài khoản 515
Ghi chú:
- Phương Pháp hạch toán:
Trong tháng 10 năm 2009 Công ty TNHH Thực phẩm Cao Cấp hạch toán các khoản lãi tiền gửi từ tài khoản của các ngân hàng
Nợ TK 515: 5.495.101
Có TK 11211(11221) : 5.495.101 Cuối tháng kết chuyển các khoản doanh thu hoạt động tài chính Nợ TK 515: 5.495.101
Có TK 911 : 5.495.101
Ví dụ: Trích dẫn số liệu T10/09 tại Công ty TNHH Thực Phẩm Cao Cấp căn cứ vào Sổ chi chiết và Sổ tổng hợp TK 515 ta lập Sổ cái TK 515
Mẫu số cái TK 515 (Biểu số 2.20)
CÔNG TY TNHH TP CAO CẤP
Mẫu số S03b-DNN
(Ban hành theo QĐ số 48/2006QĐ-BTC
: Ghi hàng ngày : Ghi cuối kỳ
Chuyên đề thực tập chuyên nghành GVHD: GS-TS Đặng Thị Loan
SỐ CÁI TÀI KHOẢN
TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính Tháng 10 năm 2009
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ Diễn giải TK Số phát sinh
Ngày Số hiệu Nợ Có
Số dư đầu kỳ 0
25/10/09 Lãi tiền gửi từ các Ngân hàng 112 5.495.101
Kết chuyển DTHĐTC 911 5.495.101 Cộng phát sinh 5.495.101 5.495.101 Dư cuối kỳ 0 Ngày 31 tháng 10 năm 2009 Người lập phiếu (ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (ký, ghi rõ họ tên) Giám đốc
(ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên)
* Kế toán chi phí tài chính - Tài khoản sử dụng
Tài khoản 635 “ Chi phí tài chính”
Dùng để phản ánh những chi phí có liên quan đến hoạt động về vốn. Kết cấu tài khoản 635 như sau:
Bên Nợ: Các chi phí tài chính phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển chi phí tài chính phát sinh trong kỳ sang tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 635 cuối kỳ không có số dư.
- Chứng từ sử dụng.
Kế toán công ty sử dụng một số chứng từ theo chế độ quy định và một số mang tính chất hướng dẫn như sau:
Lê Văn Hóa – Kế toán 4 Trường ĐH KTQD
Phiếu chi.
- Quy trình ghi sổ.
Khi phát sinh các chứng từ liên quan đến các khoản chi về chi phí tài chính, kế toán tập hợp và ghi vào “Sổ chi tiết tài khoản 635” đồng thời ghi vào “Sổ Nhật ký chung” sau đó ghi vào “Sổ cái TK 635” cuối kỳ kế toán ghi vào “Bảng cân đối số phát sinh” và lập “Báo cáo tài chính”
Sơ đồ 08: Quy trình ghi sổ chi phí tài chính
Chứng từ liên quan
Sổ Nhật Ký Chung
Sổ Cái TK515
Bảng cân đối số phát
Sổ chi tiết tài khoản 515
Chuyên đề thực tập chuyên nghành GVHD: GS-TS Đặng Thị Loan
Ghi chú:
2.6.3. Kế toán kết quả tiêu thụ
* Đối với Công ty, việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh được thực hiện như sau:
-Doanh thu thuần = Tổng doanh thu–Các khoản giảm trừ
= 3.010.552.863- 3.564.100= 3.006.988.763 VNĐ - Lãi gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
= 3.006.988.763 – 1.854.240.481 = 1.152.748.282 VNĐ - Lợi nhuận thuần (từ hoạt động kinh doanh)
= Lãi gộp – Chi phí BH- Chi phí QLDN = 1.152.748.282–135.855.457- 165.841.856 = 851.050.969VNĐ.
Lê Văn Hóa – Kế toán 4 Trường ĐH KTQD
: Ghi hàng ngày : Ghi cuối kỳ
Lợi nhuận Trước thuế = Lợi nhuận Thuần + Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính = 851.050.969 + 5.495.101 – 0 = 856.546.070 VNĐ.
* Cuối tháng kế toán tổng hợp thực hiện các bút toán kết chuyển
Mẫu số cái TK 911 (Biểu số 2.21)
CÔNG TY TNHH TP CAO CẤP 55B- Hàng Bài- Hà Nội
Mẫu số S03b-DNN
(Ban hành theo QĐ số 48/2006QĐ-BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ Trưởng BTC)
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản: 911 – Xác định kết quả hoạt động kinh doanh Tháng 10 năm 2009
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày CT Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh
SH NT Nợ Có
Chuyên đề thực tập chuyên nghành GVHD: GS-TS Đặng Thị Loan
31/10/09 CTKC3 Kế chuyển chi phí QLDN 6422 165.841.856 31/10/09 CTKC4 Kết chuyển thu nhập tài
chính
515 5.495.101
31/10/09 CTKC5 Kết chuyển doanh thu thuần 511 3.006.988.763 Kết chuyển lãi 856.546.070 Cộng số phát sinh 3.012.483.864 3.012.483.864 Ngày 31 tháng 10 năm 2009 Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Giám đốc
(Ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Mẫu số cái TK 4212 (Biểu số 2.21)
CÔNG TY TNHH TP CAO CẤP 55B- Hàng Bài- Hà Nội
Mẫu số S03b-DNN
(Ban hành theo QĐ số 48/2006QĐ-BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ Trưởng BTC)
SỐ CÁI
Tài khoản: 4212 – Lợi nhuận chưa phân phối năm nay Tháng 10 năm 2009
Đơn vị tính: VNĐ
NT ghi sổ
Chứng từ Diễn giải Trang sổ
NKC TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có A B C D E G 1 2 Số dư đầu kỳ 290.712.600 31/10/09 KC T10/09 31/10/09 Xác định kết quả kinh doanh 911 856.546.070 Cộng số phát sinh 856.546.070 Số dư cuối kỳ 1.147.258.670
Lê Văn Hóa – Kế toán 4 Trường ĐH KTQD
Ngày 31 tháng 10 năm 2009 Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Giám đốc
Chuyên đề thực tập chuyên nghành GVHD: GS-TS Đặng Thị Loan
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM CAO CẤP
3.1. Đánh giá về công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và xá định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Thực Phẩm Cao Cấp
3.1.1. Ưu điểm:
- Về bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty hầu hết là những cán bộ giỏi, trình độ nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm từ hai năm trở lên. Do đó, công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ đã phản ánh đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp và phản ánh các thông tin kế toán kịp thời, góp phần thúc đẩy việc kinh doanh hàng hoá đạt hiệu quả cao. Bộ máy kế toán đã trở thành công cụ đắc lực phục vụ cho việc đánh giá thực trạng tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp đó là công tác bán hàng hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.
Trong công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá đã có sự phân công công việc rõ ràng, cụ thể cho mỗi nhân viên kế toán. Trong quá trình hoạt động, các nhân viên này có sự phối hợp chặt chẽ với nhau và với phòng kinh doanh, bộ phận kho để quản lý tốt tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty.
- Về hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ
Hệ thống chứng từ được sử dụng tại công ty đã thể hiện tính khoa học và hợp lý cao. Các chứng từ được sử dụng khá đầy đủ trong quá trình hạch toán kế toán tiêu thụ và theo đúng mẫu mã, cách lập mà Bộ Tài chính đã quy
Lê Văn Hóa – Kế toán 4 Trường ĐH KTQD
định. Hầu hết các chứng từ đều hợp lý, hợp lệ, hợp pháp và đầy đủ các yếu tố cấu thành như: chữ ký các bên liên quan, kế toán trưởng, thủ quỹ, …
Trong quá trình bán hàng hoá, công ty đã thực hiện quy trình luân chuyển chứng từ một cách khoa học, đảm bảo chức năng thông tin và kiểm tra của chứng từ. Từ khâu đầu tiên là lập chứng từ cho đến khâu cuối cùng là chuyển chứng từ vào lưu trữ và huỷ đều có những quy định thống nhất áp dụng cho toàn công ty. Vì vậy mà công tác chứng từ của công ty luôn đi vào nề nếp.
-Về hệ thống tài khoản kế toán
Với một hệ thống tài khoản chi tiết, khoa học, phù hợp với các quy định của Bộ Tài chính đã giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc hạch toán và tìm hiểu thông tin từ các đối tượng quản lý.
- Về phần mềm kế toán
Việc công ty sử dụng phần mềm kế toán Misa trong công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá đã giúp công ty giảm được một chi phí rất lớn về nhân công, giúp cho việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh diễn ra một cách khoa học, nhanh chóng, kịp thời, làm cho công tác kế toán trở nên đơn giản, giúp cho việc kiểm tra, sửa chữa các sai sót trở nên dễ dàng hơn, từ đó giảm bớt được các áp lực công việc cho các kế toán viên.
3.1.2.Nhược điểm
Mặc dù về cơ bản công ty đã tổ chức tốt việc hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tuy nhiên bên cạnh đó công ty vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục và hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt hơn nữa các yêu cầu trong công tác quản lý kế toán cũng như tăng cường hiệu quả kinh doanh của công ty như sau:
Chuyên đề thực tập chuyên nghành GVHD: GS-TS Đặng Thị Loan
Mặc dù việc áp dụng phần mềm Misa vào công tác kế toán của công ty là hoàn toàn hợp lý Vì thế mà một số kế toán viên mặc dù đã có kinh nghiệm trong công tác kế toán nhưng vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, chưa bắt kịp với sự phát triển của công nghệ dẫn tới tình trạng kế toán viên còn chậm chạp trong việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chưa đáp ứng được yêu cầu của một kế toán viên có tính chuyên nghiệp và thành thạo.
Ngoài ra, trong công tác kế toán, bộ máy kế toán của công ty chưa có sự quan tâm, chú trọng thích đáng tới công tác kế toán quản trị. Bộ máy kế toán chưa thu thập, xử lý các thông tin một cách đầy đủ, chưa lập được các dự toán về chi phí, doanh thu, lợi nhuận một cách cụ thể, chi tiết, xát sao mà mới chỉ dừng lại ở mức độ chung chung, tổng quát. Vì thế bộ máy kế toán chưa thể giúp cho các nhà quản trị đưa ra được các chiến lược phát triển hữu hiệu nhất cho công ty.
- Về chứng từ và luân chuyển chứng từ
Mặc dù hầu hết các chứng từ kế toán tại công ty đều đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có một số chứng từ chưa đảm bảo các yêu cầu trên như: thiếu chữ ký của thủ kho, thiếu chữ ký của người mua hàng, thiếu chữ ký của Giám đốc và đóng dấu,…Điều này cho thấy công tác kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của công ty đôi lúc còn nới lỏng, còn bị xem nhẹ.
- Về hạch toán giảm giá hàng mua
Phương thức bán hàng của công ty chủ yếu là bán buôn với số lượng lớn vì vậy việc chiết khấu cho khách hàng là có diễn ra đồng thời trong hệ thống tài khoản mà công ty sử dụng có tài khoản 521 tuy nhiên thay vì phản ánh trên TK 521 thì kế toán công ty lại thường ghi giảm trực tiếp trên hoá đơn
Lê Văn Hóa – Kế toán 4 Trường ĐH KTQD
GTGT (tức là ghi giảm trực tiếp 511) theo giá đã được chiết khấu. Điều này làm cho các chính sách khuyến mại cho khách hàng không được thể hiện rõ nét.
- Về tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
Việc công ty có những chính sách linh hoạt trong khâu bán hàng như cho phép khách hàng trả lại hàng không đáp ứng các yêu cầu, các tiêu chuẩn mà khách hàng đặt ra là rất tốt tuy nhiên việc khách hàng trả lại hàng với số lượng lớn như trong tháng 10/2009 là một dấu hiệu cho thấy khâu thu mua hàng hoá của công ty chưa thực sự được quản lý một cách chặt chẽ khiến cho chất lượng hàng hoá nhập vào bị giảm. Nếu không có biện pháp điều chỉnh kịp thời thì điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của công ty.
- Về công nợ
Do đặc điểm kinh doanh của Công ty có một số khách trả chậm với số lượng tiền khá lớn tuy nhiên công ty lại ít quan tâm tới việc tiến hành trích lập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, điều này dẫn đến việc phát sinh các khoản chi phí không dự đoán trước được khi khách hàng không trả được nợ, làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoàn vốn và xác định kết quả tiêu thụ.
Bên cạnh đó, công ty cũng chưa thực sự có sự quan tâm đúng mức tới việc thu hồi công nợ và khuyến khích khách hàng thanh toán sớm trước hạn dẫn đến khó khăn trong công tác thu hồi công nợ.
- Về hạch toán giá vốn hàng bán
Công ty TNHH Thực Phẩm Cao Cấp là một đơn vị kinh doanh để tiến hành kinh doanh Công ty phải thường xuyên tiến hành mua hàng nhập kho rồi mới tiêu thụ. Điều này không tránh khỏi sự giảm giá thường xuyên của hàng
Chuyên đề thực tập chuyên nghành GVHD: GS-TS Đặng Thị Loan
trong kho. Tuy nhiên kế toán công ty lại chưa thực sự chú ý tới việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Thực Phẩm Cao Cấp
Để có thể phát huy hơn nữa vai trò của bộ máy kế toán trong hoạt động của công ty thì công tác kế toán nói chung, hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá nói riêng tại công ty TNHH Thực Phẩm Cao Cấp cần phải được bổ sung và hoàn thiện hơn nữa. Tuy nhiên, nhiệm vụ hoàn thiện công tác kế toán đòi hỏi phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc, đúng đắn. Hoàn thiện phải được xem như một công việc thường xuyên, liên tục và phải được thực hiện một cách có hiệu quả.
Trong nền kinh tế thị trường phát triển như vũ bão hiện nay đòi hỏi công ty cần phải có những bước đi vững trãi, đặc biệt là khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO – một tổ chức thương mại lớn trên thế giới. Vì thế, một trong những công việc quan trọng cần được chuẩn bị là công tác tài chính kế toán trong doanh nghiệp. Công tác tài chính kế toán được tổ chức một cách chặt chẽ và thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hợp tác kinh doanh diễn ra một cách dễ dàng và nhanh chóng. Muốn vậy, công tác kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam phải được tiếp tục hoàn thiện để phù hợp với kế toán quốc tế, tạo nên tiếng nói chung trong hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới.
Từ phía Nhà nước, trong những năm gần đây Bộ Tài chính đã không ngừng cho ra đời các văn bản, quy chế mới về chế độ kế toán tài chính mới nhằm hoàn thiện chính sách kế toán tài chính tại Việt Nam, tạo một môi trường pháp lý thông thoáng rõ ràng và bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài khi tham gia kinh doanh trên thị trường Việt Nam, góp phần đưa chế độ kế toán