V. An toàn khi hàn và cắt kim loạ
2. An toàn trong hàn và cắt bằng điện
2.1. Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong công việc hàn, cắt bằng điện
- Điện giật do kim hàn, dây điện hàn, máy hàn... bị rò điện ra vỏ máỵ - Cháy nổ khi hàn trong hầm kín, trong thùng có chứa chất dễ cháy nổ, cháy lan tại nơi hàn có chất dễ cháỵ
- Bụi và hơi độc - Bức xạ nhiệt có hại
2.2. Các biện pháp an toàn
- Phải đ−ợc huấn luyện về kỹ thuật an toàn hàn điện, đ−ợc cấp thẻ an toàn lao động, đ−ợc khám sức khoẻ đạt yêu cầụ
- Đ−ợc trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ lao động, kính hàn lọc màu đúng quy định, tạp dề, giày, găng taỵ.. Khi hàn trong thùng, khoang, bể kín, ẩm −ớt cần trang bị thêm găng tay và giày cách điện. Tại vị trí làm việc có thảm cách điện.
- Đối với thiết bị hàn và nơi làm việc:
+ Máy hàn phải đảm bảo tốt: Có vỏ bao che kín, đảm bảo cách điện, vỏ máy cần nối đất, nối không theo quy phạm.
+ Kìm hàn phải đảm bảo kỹ thuật có tay cầm bằng vật liệu cách điện, chịu nhiệt, dây hàn có vỏ bọc cách điện, mối nối phải có băng keo kín cách điện. Không đ−ợc sử dụng kìm hàn bị hỏng, tróc lớp bảo vệ cách điện.
+ Máy hàn đặt tại nơi không có ng−ời qua lại, máy hàn ở ngoài trời phải có mái che bằng vật liệu không cháỵ Khu vực hàn phải cách ly với khu vực khác, hoặc có tấm chắn bằng vật liệu không cháỵ Phải tuân thủ các yêu cầu phòng chống cháy nổ.
+ Hàn trên cao phải có sàn thao tác bằng vật liệu không cháy, nếu không có sàn thợ hàn phải đeo dây an toàn, có túi đựng dụng cụ và mẩu que hàn thừạ Phải che chắn phía d−ới không để kim loại hàn, que hàn thừa rơi xuống d−ới dễ gây cháy, nổ.
+ Đấu điện cho máy hàn phải do thợ điện thực hiện qua cầu dao, áptomát, mỗi máy hàn phải đ−ợc cấp điện từ 1 cầu dao riêng, không đ−ợc rải dây điện trên mặt đất, để dây điện chạm vào kết cấu kim loạị Mỗi máy hàn có đ−ờng dây điện đi và về riêng biệt.
- Khi hàn bằng nguồn điện xoay chiều trong điều kiện làm việc đặc biệt nguy hiểm (trong các thùng kim loại kín, trong các buồng có nguy hiểm cao) cần sử dụng thiết bị hạn chế điện áp không tải để đảm bảo an toàn khi công nhân thay que hàn.
Quy phạm ngành của công ty Điện lực 1979, điều 29 quy định: "Khi làm việc tại những nơi nguy hiểm nh− thùng kín, hầm lò... thiết bị hàn điện phải có bộ phận liên động tự động đóng mạch điện lúc chập cực hàn với vật hàn và tự động hạ điện áp xuống 12V, hoặc ngắt điện khi không hàn, máy hàn chạy không tải". Có thể sử dụng thiết bị cắt điện 1 pha (220V) NILP - OSC/TBD-01-220 hoặc thiết bị cắt điện máy hàn 2 pha (380V) NILP - OSC/TBD-01-380 của Viện nghiên cứu KHKT- BHLĐ nghiên cứu chế tạo để đảm bảo an toàn khi hàn điện.
- Công việc hàn phải tiến hành xa các vật liệu dễ bốc cháy (chai chứa khí cháy, bình điều chế C2H2) một khoảng ít nhất là 10m. Tr−ớc khi hàn kiểm tra: kìm hàn, độ tin cậy cách điện tay cầm kìm, sự thích hợp của mặt nạ, có kính bảo vệ, tình trạng cách điện, sự tiếp xúc chỗ nối các dây điện, nối đất vỏ máỵ
* Cấm thợ hàn điện làm các công việc sau:
- Cấm để kìm hàn có điện mà không có ng−ời giám sát.
- Cấm cho các cá nhân không có liên quan đến công việc hàn vào khu vực hàn (khoảng d−ới 5m).
- Cấm cho thợ phụ giúp việc vào làm mà không có mặt nạ, có kính bảo vệ thích hợp.
- Cấm hàn trong các bể, thùng kín đang có áp suất hoặc chứa chất dễ cháy nổ. Khi hàn các bình chứa các chất dễ cháy nổ, cần rửa kỹ bằng n−ớc nóng, thổi khí trơ, các lỗ phải để hở. Phải thông gió đủ tin cậy chỗ làm việc. Thợ hàn phải dùng dây an toàn do một ng−ời giữ 1 đầu đứng ở bên ngoài để cấp cứu khi cần thiết.
- Khi hàn d−ới lớp thuốc bảo vệ cần phải chú ý: Thuốc hàn phải sạch, khô, phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thuốc hàn. Nếu thuốc chứa Fluor, khi hàn kim loại màu cần thông gió.
- Chiếu sáng khi hàn trong các thùng, khoang, bể kín phải dùng đèn di động điện áp 12V, hoặc đèn định h−ớng chiếu từ ngoài vàọ
- Khi chuyển máy hàn phải cắt điện, khi di chuyển vị trí hàn trên cao cũng phải cắt điện.
Ch−ơng IV