5. Phương pháp nghiên cứu
4.2.2 Thời gian sự kiện
Miêu tả theo thời gian sự kiện là miêu tả theo cách xâu chuỗi các sự kiện và cho chúng xuất hiện một cách tuần tự, không đứt quãng. Và khi đó nhịp độ dẫn dắt câu chuyện sẽ làm nên sự hấp dẫn của câu chuyện.
Thời gian sự kiện là thời gian gắn bó mật thiết với sự phát triển của sự kiện. Do vậy nên thời gian sự kiện mang trong mình những nhịp điệu khác nhau. Lúc thì trôi qua chậm chạp, kéo dài lê thê, lúc thì nhanh chóng, chớp nhoáng. Thời gian nhanh hay chậm hoàn toàn phụ thuộc vào sự kiện. Nếu sự kiện đang ở tình trạng trì trệ thì thời gian dường như không trôi đi. Để biểu hiện sự không trôi chảy này các tác giả thường dùng cụm từ chỉ thời gian không xác định được như: những ngày tiếp theo, hôm sau, ít bữa sau, đến bữa cơm,… Nhưng khi để biểu hiện sự trôi chảy chóng vánh thì các tác giả thường sử dụng các cụm từ chỉ thời gian xác định như: chỉ có năm phút sau, thoáng một cái đã ba hôm, bỗng vào ngày thứ năm,…
Thời gian được kể trôi theo dòng sự kiện, khi có sự việc gì diễn ra thì tác giả lại dừng lại để miêu tả. Còn không có sự kiện thì thời gian trôi qua rất nhanh chóng “Sau mấy tuần làm ngày thức đêm theo học việc, Wiper Yu đã nắm được một số công việc của thợ máy”[18;tr213]. Hay “Qua Indonesia rồi về lại Singapore, bao nhiêu người Ấn được thay về còn Ia vẫn còn ở lại”[18;tr234], “Thêm mười ngày nữa, đám con gái như ở đâu kéo về mỗi ngày mỗi đông thêm”[18;tr.226]. Đây là khoảng thời gian dài nhưng tác giả để nó trôi qua nhanh chóng.
Thời gian được tính bằng bản thân sự kiện và thời gian có tính tượng trưng không xác định. La muốn lừa lấy nước ngọt của Ti nên La đã giả vờ đau bụng. Thời
gian diễn ra chuyện đó là “Sau bữa cơm bỗng La kêu đau bụng, ôm bụng mở của xộc vào phòng Messman Ti”[18;tr209]. Hay như thời gian lúc In ở trên đảo hoang, tất cả việc làm của một ngày trên đảo cũng là thời gian của sự kiện, In thức dậy là vào thời điểm “Mặt trời mới hé nghe đám con gái léo nhéo chúc chúa đảo một ngày tốt lành, In mới choàng mắt”[18;tr.222]. Thời gian In đi thăm đảo bắt đầu từ mốc “Điểm tâm xong các cô gái chiều qua cũng vừa đến, họ dắt In đi dạo tham quan đảo”[18;tr.223], “Buổi chiều họ đi làm, In cũng đi theo cho biết; họ trồng rau củ quả và chăm sóc những tổ ong rừng; mặt trời sắp lặn họ mới kéo nhau về”[18;tr.225]. Hay chuyện Vân gặp lại Vũ cũng có thời gian “Chiều lại mưa”[18;tr.231] nhưng cũng không xác định được vì nó chỉ mang tính tượng trưng.
Miêu tả theo sự kiện nên sự kiện nào nhanh, gấp thì thời gian cũng trôi nhanh chóng theo sự kiện. Còn những lúc sự kiện xảy ra chậm rãi thì thời gian cũng trôi bình thường, chậm rãi theo diễn biến sự kiện. Khi xảy ra sự cố nồi hơi bị mất nước, đó là vấn đề khẩn cấp vì xảy ra sự cố như vậy tàu sẽ không làm hàng được. Phải khắc phục sự cố trong thời gian nhanh nhất nếu không làm hàng đúng thời gian thì phải bồi thường rất nhiều tiền. Do đó khi xảy ra sự cố thì mọi người phải nhanh chóng khắc phục. Thời gian khi diễn ra sự cố đó cũng được miêu tả với nhịp độ nhanh. Tất cả mọi người đang làm việc thì xảy ra chuyện “Một lúc sau thấy nước tràn lênh láng mặt sàn tầng hai”[18;tr.182]. Thì thời gian cũng trở nên nhanh chóng hơn “In liền chạy vào buồng điều khiển xem thử có gì bất thường không”[18;tr.182] còn Máy tư La “Vừa lúc ấy Máy tư cũng vào buồng điều khiển”[7;tr183]. In chạy đi coi thử thì “Vừa mở cửa bước ra thì gặp ngay Máy trưởng Gupta đang đi xuống”[18;tr183]. Nhịp độ thời gian diễn ra nhanh chóng như trong một khoảnh khắc mà diễn ra nhiều chuyện. Thời gian có tác dụng làm cho sự kiện tăng lên tính nóng, tính kịch. Đối với những sự kiện không diễn ra nhanh chóng thì tác giả miêu tả theo sự trôi chảy của thời gian bình thường, trôi đi từ từ. Tác giả cứ kể từ từ, nhịp điệu bình thường rằng Máy hai nói với Yu Máy trưởng muốn cho Yu thăng chức lên thợ máy nên Yu vui mừng làm việc ban ngày, ban đêm học việc không biết mệt mỏi. Rồi sau đó xảy ra chuyện mất dầu nhờn nhưng thời gian sự kiện thì vẫn diễn ra bình thường không nhanh không chậm. Sự kiện
ấy như cũng trở nên âm thầm, lặng lẽ như theo ý muốn của Máy trưởng “không làm to
chuyện”. Sau đó là chuyện Yu bơm dầu bẩn lên két dầu nhờn theo lời của Máy trưởng
Tóm lại, thời gian trong tác phẩm không được miêu tả theo trật tự thời gian mà được kể theo nhân vật và sự kiện. Cho nên thời gian trong truyện không diễn tiến theo trật tự tuyến tính quá khứ rồi đến hiện tại mà có sự đan xen quá khứ - hiện tại - quá khứ - hiện tại. Nhờ sự liên kết sự kiện với các chương khác mới xác định được thời gian sự kiện được kể.
KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu đề tài “Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết “Biển” của Trương Anh Quốc” người viết có một số nhận xét chung.
Trước tiên là về hệ thống nhân vật, thông qua mối quan hệ của các nhân vật trên tàu tác giả đã phác họa nên một bức tranh xã hội rộng lớn với những mặt phức tạp vốn có. Trong đó, có một thế giới nhân vật đa dạng sống trong những mối quan hệ: đối lập, tương phản, đối chiếu, bổ sung. Nhà văn đã đặt các nhân vật vào hai tuyến nhân vật có quan hệ đối lập nhau. Giữa hai tuyến nhân vật luôn có sự đấu tranh, mâu thuẫn, xung đột do sự trái ngược nhau về quan niệm sống, tính cách. Trong cùng một tuyến nhân vật có mối quan hệ bổ sung, đối chiếu cho nhau góp phần phác họa hoàn chỉnh diện mạo tiêu biểu của từng tuyến nhân vật. Tuy nhiên, trong “Biển” có nhiều nhân vật chính có vai trò ngang nhau nên khó xác định đâu là nhân vật trung tâm. Nhà văn chỉ mới thể hiện những nét khác nhau trong tính cách nhân vật chứ chưa đào sâu vào tính cách nên những nhân vật này không tạo ra được ấn tượng lâu dài trong lòng độc giả. Về cốt truyện, trong “Biển” có nhiều câu chuyện nhỏ có liên quan đến nhau, xảy ra rồi kết thúc nhanh chóng với những kết thúc khác nhau, có hậu và không có hậu. Mỗi một kết thúc đều thể hiện cái nhìn sâu sắc của tác giả về cuộc sống. Nhiều kết thúc khác nhau cũng làm cho hiện thực được phản ánh trong tác phẩm trở nên chân thực hơn. Giọng điệu chủ yếu trong tác phẩm là giọng hài hước do đó tạo ra cảm giác thoải mái cho người đọc và dễ đi vào lòng độc giả hơn. Ngoài ra, ngôn ngữ trong tác phẩm có lúc thể hiện rất rõ ràng thái độ của tác giả vì thế mà trong tác phẩm có nhiều nhận định
chủ quan từ tác giả. Ngôn ngữ trong tác phẩm đúng như đặc trưng của văn học hiện đại. Lời văn rất gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày và có sử dụng nhiều từ tiếng nước ngoài, từ chuyên ngành kĩ thuật. Tuy nhiên do sử dụng nhiều từ chuyên ngành nên cũng tạo ra khoảng cách nhất định giữa người đọc và tác phẩm vì không phải ai cũng hiểu hết những thuật ngữ chuyên ngành cho dù tác giả có chú thích. Bên cạnh đó, “Biển” có sử dụng nhiều thành ngữ, khẩu ngữ. Điều đó làm cho lời văn gần gũi, quen thuộc, dễ nhớ và giàu hình ảnh. Tác giả đã xây dựng được một không gian nhỏ là con tàu tương phản với không gian biển mênh mông rộng lớn trong thời gian trôi chậm rãi không xác định rõ mốc, để làm nổi bật cái cô độc của các nhân vật, từ đó họ bộc lộ được hết bản chất của mình. Với những mối quan hệ đa dạng giữa các nhân vật cộng thêm rất nhiều câu chuyện lớn bé xảy ra. Tất cả đặt trong một không gian và thời gian làm cho thế giới nhỏ bé trong truyện giống như một xã hội thu nhỏ của xã hội thưc tại rông lớn.
Một tác phẩm luôn phải có những mặt thành công và hạn chế. Bên cạnh những hạn chế, thì “Biển” tạo được nhiều thành công hơn. Đó cũng là lí do giúp “Biển” đoạt giải nhất cuộc thi Văn học tuổi hai mươi. Có thể mượn lời của nhà văn Nguyên Ngọc để tổng kết về tiểu thuyết “Biển” như sau: “Một cuốn tiểu thuyết hay và độc đáo”.
MỤC LỤC
Đề cương tổng quát Trang
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ...1
2. Lịch sử vấn đề...2
3. Mục đích nghiên cứu...6
4. Phạm vi nghiên cứu ...6
NỘI DUNG
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT
1.3 Một số vấn đề về tiểu thuyết ...8
1.3.1 Hệ thống nhân vật ...8
1.3.2 Cốt truyện và lời văn nghệ thuật...10
1.3.2.1 Cốt truyện ...10
1.3.2.1.1 Chi tiết nghệ thuật ...10
1.3.2.1.2 Đoạn kết ...11
1.3.2.2 Lời văn nghệ thuật ...12
1.3.2.2.1 Phương tiện của lời văn nghệ thuật ...14
1.3.2.2.2 Thành phần của lời văn nghệ thuật...14
1.3.3 Không gian và thời gian nghệ thuật...15
1.3.3.1 Không gian nghệ thuật ...15
1.3.3.2 Thời gian nghệ thuật ...16
1.4 Giới thiệu tác giả và tác phẩm ...17
1.4.1 Tác giả ...17
1.4.2 Tác phẩm ...18
Chương 2 HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “BIỂN” CỦA TRƯƠNG ANH QUỐC 2.1 Các tuyến nhân vật...20
2.1.1 Con người lao động chân chính, có năng lực ...21
2.1.2 Con người tham quyền lực, tiền bạc và bất tài...26
2.2 Mối quan hệ giữa các nhân vật...30
2.2.1 Quan hệ tương phản, đối lập...30
2.2.2 Quan hệ đối chiếu, bổ sung ...32
Chương 3 CỐT TRUYỆN VÀ LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT “BIỂN” CỦA TRƯƠNG ANH QUỐC
3.1 Cốt truyện ...35
3.1.1 Chi tiết nghệ thuật ...36
3.1.2 Đoạn kết...42
3.2 Lời văn nghệ thuật ...44
3.2.1 Giọng điệu ...44
3.2.2 Ngôn từ nghệ thuật...47
Chương 4 KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT “BIỂN” CỦA TRƯƠNG ANH QUỐC 4.1 Không gian nghệ thuật ...58
4.1.1 Không gian bối cảnh ...58
4.1.2 Không gian sự kiện ...61
4.2 Thời gian nghệ thuật ...63
4.2.1 Thời gian được miêu tả không theo trình tự...63
4.2.2 Thời gian sự kiện ...66
KẾT LUẬN...68 TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1.Thái Anh, Tiểu thuyết Biển của Trương Anh Quốc dành giải nhất, www.laodong.com.vn, 2010
2.Nguyễn Trọng Bình, Buồn quá! – Hôm nay xem tiểu thuyết!,
http://hoinhavanvietnam.vn, 2010
3.Thùy Dung, Trương Anh Quốc: “Tôi chỉ viết những gì mình thích”,
http://baoquangnam.com.vn, 2010
4.Hữu Duyên, Trương Anh Quốc đoạt giải nhất cuộc thi Văn học tuổi 20, www.sggp.org.vn, 2010
5.Nguyễn Văn Đạm, Từ điển tiếng Việt 1999-2000, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin,
Hà Nội, 1999
6.Hà Minh Đức (chủ biên), Lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2006 7.Hà Minh Đức, Những nguyên lí về lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1982
8.Trà Giang, Văn học tuổi 20: Sẽ có tác phẩm sống lâu dài, www.vietkieu.biz, 2010 9.Thoại Hà, Thủy thủ tàu biển đoạt giải nhất “Văn học tuổi 20”, http://vnexpress.net, 2010
10.Lê Bá Hán, Từ điển thuật ngữ Văn học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1997
11.Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2000 12.Nguyễn Văn Học, Dấn thân đề tài biển, http://suckhoedoisong.vn, 2010
13.Phương Lựu (chủ biên), Lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2006 14.Nguyên Ngọc, Cuộc thi văn học tuổi 20 năm nay, một dấu hiệu đáng mừng, www.thotre.com, 2010
15.Dương Bình Nguyên, Văn học tuổi 20: Gặt một mùa văn chương mới,
http://Dantri.com.vn, 2010
16.Trần Hoàng Nhân, Trương Anh Quốc:“Vườn ươm” như “Áo trắng”quá ít!,
http://tuvanonline.com, 2010
17.Hoài Phố, Trái tim trong trẻo, http://antgct.cand.com.vn, 2010
18.Trương Anh Quốc, Biển, Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 2010
19.Thất Sơn, 9 tác giả đoạt giải văn học tuổi 20 lần 4, www.phapluattp.vn, 2010 20.Trần Đình Sử (chủ biên), Giáo trình lí luận văn học (tập II), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2006
21.Trần Đình Sử, Thi pháp học hiện đại, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2000 22.Trần Đình Sử, Thi pháp thơ Tố Hữu, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1995
23.Linh Thoại, Trương Anh Quốc: “Độc giả bây giờ cao siêu lắm”,
www.vannghesongcuulong.org.vn, 2010
24.Viết văn để kể một câu chuyện và đánh thức đời sống, http://123.30.128.12/giao- luu-truc-tuyen/399119/viet-van-de-ke-mot-cau-chuyen-va-danh-thuc-doi-song.html
……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………... ... ... ... NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………