Đối với NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG AN BÌNH PHÒNG GIAO DỊCH TÂN PHÚ (Trang 34 - 38)

4. Phạm vi nghiên cứu

3.3.2. Đối với NHNN Việt Nam

Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần thể hiện rõ hơn nữa vai trò lãnh đạo của mình bằng việc đưa ra những chủ trương chính sách đúng đắng, có những biện pháp hiệu quả kịp thời để quản lý hiệu quả tín dụng của các ngân hàng, nhất là các ngân hàng ngoài quốc doanh.

Tăng cường hơn nữa công tác kiểm soát thường xuyên và liên tục để có thể nắm bắt và xử lý kịp thời những sai sót trong hoạt động của các ngân hàng, nhất là với các Ngân hàng thương mại cổ phần đang ra đời ồ ạt.

Tùy từng thời điểm biến động của thị trường mà đưa ra khung lãi suất hợp lý và thường xuyên kiểm tra công tác thực hiện của các ngân hàng.

Khuyến khích hỗ trợ cho các Ngân hàng thương mại về nhu cầu vốn và các chiến lược cần thiết để có thể cạnh tranh công bằng với các Ngân hàng quốc tế đang muốn thống lĩnh thị trường Tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam

KẾT LUẬN

Cùng với sự lớn mạnh của Ngân hàng TMCP An Bình, PGD Tân Phú cũng ngày càng phát triển và tự khẳng định mình qua từng thời điểm. Là PGD của Ngân hàng thương mại mục đích kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà PGD Tân Phú còn quan tâm đến mục tiêu chính sách xã hội. Thực tế và năm qua vốn của PGD Tân Phú đã giúp cho khách hàng, nhất là khách hàng cá nhân đẩy mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp thu và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất từ đó đã tạo sự thay đổi đáng kể trong sự nghiệp đổi mới trong quận Tân Phú nói riêng và của Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung.

Nền kinh tế tài chính luôn biến động trong thời gian gần đây, cộng với sự ra đời hàng loạt của các ngân hàng thương mại và sự thâm nhập thị trường của các tổ chức tài chính thế giới đã đặt PGD Tân Phú vào tình thế cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh những khách hàng làm ăn đạt hiệu quả và sử dụng vốn đúng mục đích vẫn còn nhiều cá nhân làm ăn chưa hiệu quả dẫn đến tình hình nợ xấu khó đòi điều này đã gây khó khăn cho PGD trong việc thẩm định và phân tích cho vay cũng như mở rộng tín dụng của PGD. Nhưng nhìn chung dư nợ vẫn tăng trưởng khả quan qua hàng năm, cụ thể là năm 2007 tổng dư nợ là 89,9 tỷ đồng, đến quý I/2008 con số này là 92,3 tỷ đồng. Có được kết quả này là nhờ sự nổ lực rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên và tầm nhìn chiến lược đúng đắn của Trưởng PGD Tân Phú.

Qua việc phân tích, đánh giá hoạt động hỗ trợ tín dụng cá nhân tại PGD Tân Phú cho thấy hoạt động tín dụng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong hoạt động của phòng giao dịch. Nó góp phần vào việc cung cấp nguồn vốn bổ sung cũng như là hỗ trợ

vốn cho khách hàng, giúp họ có được giải pháp tài chính để có thể thực hiện được những chiến lược đã đề ra, góp phần làm nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống một cách đáng kể. Bên cạnh những mặt tích cực của nghiệp vụ tín dụng cá nhân mang lại, PGD cần quan tâm hơn nữa đến công tác huy động vốn nhằm tạo sự cân đối giữa đầu vào và đầu ra để có thể chủ động hơn về nguồn vốn trong việc cấp tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng xứng đáng là đơn vị đi đầu trong hoạt động hỗ trợ tín dụng cá nhân.

Phần mở đầu...1

1. Lý do chọn đề tài:...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

3. Phương pháp nghiên cứu...2

4. Phạm vi nghiên cứu...2

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG AN BÌNH...3

1.1. Giới thiệu về Ngân hàng An Bình - Phòng giao dịch Tân Phú...3

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển...3

...4

1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban của PGD Tân Phú...5

1.1.3 Mục tiêu và lĩnh vực kinh doanh của PGD Tân Phú...6

1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Tân Phú trong giai đoạn từ...7

tháng 05/2007 đến nay...7

1.3. Giới thiệu về các điều kiện, qui trình và sản phẩm hỗ trợ tín dụng cá...10

nhân tại PGD Tân Phú...10

1.3.2. Giấy chứng nhận cần thiết khi vay vốn cá nhân...10

1.3.3. Quy trình cấp tín dụng cá nhân và các thủ tục sau khi giải ngân tại PGD Tân Phú ...11

1.3.4. Các sản phẩm hỗ trợ tín dụng cá nhân tại PGD Tân Phú...14

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TÍN DỤNG...16

CÁ NHÂN TẠI PGD TÂN PHÚ...16

2.1. Đánh giá tổng nguồn vốn và vốn huy động tại PGD Tân Phú...16

2.2. Phân tích hoạt động hỗ trợ tín dụng cá nhân tại PGD Tân Phú...17

2.2.1 Thực trạng hoạt động hỗ trợ tín dụng cá nhân tại PGD Tân Phú...17

2.2.2. Thị trường các sản phẩm tín dụng cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh...19

2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại PGD Tân Phú...20

2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá...20

2.3.2. Thuận lợi và khó khăn của hoạt động hỗ trợ tín dụng cá nhân...23

2.3.3. Các rủi ro trong hoạt động hỗ trợ tín dụng cá nhân tại PGD Tân Phú...25

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU...27

QUẢ HỖ TRỢ TÍN DỤNG CÁ NHÂN...27

3.1. Định hướng phát triển tín dụng cá nhân tại PGD Tân Phú...27

3.2. Các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động hỗ trợ tín dụng cá nhân tại PGD Tân Phú...28

3.2.1. Tăng cường hiệu quả huy động vốn...28

3.2.2. Sự kết hợp của nhiều phương thức cho vay...28

3.2.3.Cho vay theo lãi suất thỏa thuận...29

3.2.4. Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra nhằm hạn chế rủi ro tín dụng...29

3.2.5. Xây dựng cơ chế tín dụng hợp lý...31

3.2.7. Các biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ tín dụng cá nhân tại PGD Tân

Phú...32

3.3. Kiến nghị với Ngân hàng An Bình và Ngân hàng nhà nước Việt Nam...33

3.3.1. Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình...33

3.3.2. Đối với NHNN Việt Nam...34

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG AN BÌNH PHÒNG GIAO DỊCH TÂN PHÚ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w