Định hướng phát triển tín dụng cá nhân tại PGD Tân Phú

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG AN BÌNH PHÒNG GIAO DỊCH TÂN PHÚ (Trang 27 - 28)

4. Phạm vi nghiên cứu

3.1. Định hướng phát triển tín dụng cá nhân tại PGD Tân Phú

Đẩy mạnh tốc độ phát triển tín dụng cá nhân với doanh số cho vay cao hơn 50% tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, nhưng trước tiên phải đạt mức tăng 20% so với năm 2007 đối cho vay tín dụng cá nhân.

Giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức thấp nhất có thể được trên phần dư nợ cho vay so với năm 2007.

Ngân hàng phải giữ vai trò tích cực hơn trong việc thu thu thập, cung cấp những thông tin cần thiết để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của khách hàng, cố gắng là người cố vấn tốt nhất cho các khách hàng cá nhân nói riêng và toàn bộ khách hàng nói chung trong các vấn đề tài chính và thị trường.

Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng hơn nữa theo hướng cho vay trên cơ sở hiểu biết khách hàng, không đơn thuần chỉ cho vay trên tài sản thế chấp.

Nghiên cứu thị trường để phát hiện cơ hội nghề nghiệp, cho vay đa dạng hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng.

ABBANK nhắm đến thành phần khách hàng có thu nhập ổn định, các khách hàng kinh doanh, chủ động trong việc tìm hiểu và phân khúc khách hàng để có những chiến lược phù hợp.

Cần thực hiện tiếp thị hình ảnh Ngân hàng An Bình đối với mọi cá nhân và thành phần kinh tế, nhất là các quận ngoại thành, theo một cuộc khảo sát riêng trong thời gian làm báo cáo thì ở các quận ngoại thành thì cứ 10 người thì chỉ có 4 người là biết đến Ngân hàng An Bình, con số này là quá ít. Vì vậy cần phải tiếp thị hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, để có thể nâng cao nhận biết của khách hàng, đồng

thời làm tăng sự tin tưởng ở khách hàng mỗi khi giao dịch với ABBANK nói chung và PGD Tân Phú nói riêng.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG AN BÌNH PHÒNG GIAO DỊCH TÂN PHÚ (Trang 27 - 28)