Phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp)

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN kế TOÁN tập hợp CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại NHÀ máy GẠCH NGÓI TUYNEL BÌNH hà – CÔNG TY cố PHẦN VIỆT hà (Trang 33)

Áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.

Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí trong kỳ và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ.

Tổng giá thành SP, dịch vụ hoàn thành = Giá trị SP, dịch vụ dở dang đầu kỳ + CPSX thực tế phát sinh trong kỳ - Giá trị SP, dịch vụ dở dang cuối kỳ 1.3.3.2. Phương pháp tỷ lệ

Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, đóng giầy, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng),...

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của cả nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó. Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo kế toán.

- Căn cứ tỉ lệ tính giá thành theo từng khoản mục chi phí để tính giá thành thực tế cho từng quy cách theo công thức sau :

Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại = Giá thành kế hoạch hoặc định mức đơn vị thực tế sản phẩm từng loại x Tỷ lệ giữa chi phí thực tế so với chi phí kế hoạch hoặc định mức của tất cả các loại

sản phẩm

1.3.3.3. Phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ.

Giá thành đơn vị sản phẩm, dịch vụ = Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành Số lƣợng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành

21

- Đối tượng kế toán CPSX là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc một giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.

- Đối tương tính giá thành là sản phẩm, lao vụ hoàn thành

Z = C1 + C2 + … + Cn

Trong đó:

Z: Tổng giá thành

C1 … Cn: CPSX ở các giai đoạn nằm trong giá thành

1.3.3.4. Phương pháp hệ số

Áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều thứ sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất.

Theo phương pháp hệ số:

Giá thành đơn vị sản

phẩm gốc (Z0) =

Tổng giá thành sản xuất của các loại SP Tổng số sản phẩm gốc quy đổi (Q0) Giá thành đơn vị sản phẩm i (Zi) = Giá thành đơn vị sản phẩm gốc (Z0) x Hệ số quy đổi sản phẩm i (Hi) Xác định tổng sản phẩm gốc quy đổi Q0 =

Trong đó : Qi: số lượng sản phẩm i (chưa quy đổi).

1.3.3.5. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ

Phương pháp này được sử dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ.

Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như giá có thể sử dụng, giá trị ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu,…

Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm chính DDĐK + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ - Giá trị sản phẩm phụ 1.3.3.6. Phương pháp liên hợp

Là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

1.3.3.7. Phương pháp tính giá thành phân bước

Phương pháp này áp dụng tại những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục kế tiếp nhau, bán thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau.

Để tính giá trị sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng phải xác định giá thành của bán thành phẩm ở giai đoạn công nghệ trước đó và chi phí của bán thành phẩm trước chuyển sang cùng các chi phí của giai đoạn sau, tính tuần tự cho đến giai đoạn cuối cùng thì tính giá thành của sản phẩm hoàn thành.

1.3.4. Thẻ tính giá thành

Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ là sổ kế toán dùng để theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh và giá thành sản phẩm trong kỳ để làm căn cứ tính chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ…

23 Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ Tháng ….. năm …... Tên sản phẩm, dịch vụ: ………. Chỉ tiêu Tổng số tiền

Chia ra theo khoản mục Nguyên

liệu, vật liệu

… … … …

A 1 2 3 4 5 6 7 8 9

1. Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ 2. Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ 3. Giá thành sản phẩm, dịch vụ trong kỳ 4. Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ

Ngày…tháng … năm…

Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng

(Ký, họ tên) (ký, họ tên)

1.4. Hình thức sổ kế toán áp dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giá thành sản phẩm

Tổ chức hệ thống sổ kế toán là việc kết hợp các loại sổ kế toán khác nhau về chức năng ghi chép, kết cấu, nội dung phản ánh theo một trình tự hạch toán nhất định trên cơ sở chứng từ gốc đã lập trước đó. Mỗi hình thức sổ kế toán có ưu nhược điểm riêng và các điều kiện áp dụng cho từng loại vùng doanh nghiệp. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức kế toán phù hợp với đơn vị mình.

Theo chế độ kế toán hiện hành (QĐ 15) doanh nghiệp được phép áp dụng một số hình thức ghi sổ kế toán: - Hình thức Nhật ký chung - Hình thức Nhật ký – Sổ cái - Hình thức Chứng từ ghi sổ - Hình thức Nhật ký – Chứng từ - Hình thức kế toán máy

Để có thể hiểu rõ hơn về hình thức ghi sổ đồng thời làm tiền đề lý thuyết cho chương sau, em xin trình bày cụ thể hình thức ghi sổ là chứng từ ghi sổ và hình thức kế toán máy.

Hình thức chứng từ ghi sổ:

- Đặc trưng cơ bản: căn chứ trực tiếp để ghi sổ kế toán là chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ; Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.

- Điều kiện áp dụng: áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất hoặc thương mại có quy mô lớn và vừa, sử dụng nhiều lao động kế toán và nhiều tài khoản kế toán khi hạch toán.

- Ưu điểm: mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép; Thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán.

- Nhược điểm: số lượng ghi chép nhiều, thường xuyên xảy ra hiện tượng trùng lặp; việc kiểm tra số liệu vào cuối tháng cuối kỳ vì thế cung cấp số liệu, thông tin cho nhà quản lý chậm.

25

Sơ đồ 1.8. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Chứng từ ghi sổ

Ghi chú:

Ghi hằng ngày:

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:

CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ cái TK 621, 622,627,154… Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết TK 621, 622, 627, 154

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 621, 622,627, 154, … Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán

Hình thức kế toán máy:

Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Có nhiều chương trình phần mềm kế toán khác nhau về tính năng kỹ thuật và tiêu chuẩn, điều kiện áp dụng. Tuy nhiên, phần mềm kế toán của đơn vị kế toán nghiệp vụ thi hành án các đơn vị lựa chọn phải được thiết kế theo nguyên tắc của Hình thức kế toán Nhật ký chung. Phần mềm kế toán tuy không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán nhưng phải đảm bảo in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

Hình thức kế toán trên máy vi tính áp dụng tại đơn vị phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Có đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết để đáp ứng yêu cầu kế toán theo quy định. Các sổ kế toán tổng hợp phải có đầy đủ các yếu tố theo quy định của chế độ sổ kế toán.

- Thực hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và của Thông tư này.

- Phần mềm kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của phần mềm kế toán do Bộ Tài chính quy định, phải phù hợp yêu cầu quản lý và điều kiện ứng dụng của các cơ quan thi hành án dân sự.

27

Sơ đồ 1.9. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán máy

Ghi chú:

Ghi hằng ngày:

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:

Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại PHẦM MỀM KẾ TOÁN Sổ kế toán: - Sổ chi tiết - Sổ tổng hợp

Báo cáo tài chính

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY GẠCH NGÓI TUYNEL BÌNH HÀ – CÔNG TY CỔ

PHẦN VIỆT HÀ

2.1. Khái quát chung về nhà máy gạch ngói Tuynel Bình Hà – Công ty cổ phần Việt Hà- Hà Tĩnh Việt Hà- Hà Tĩnh

2.1.1. Giới thiệu chung về nhà máy gạch ngói Tuynel Bình Hà – Công ty cổ phần Việt Hà – Hà Tĩnh Việt Hà – Hà Tĩnh

Nhà máy gạch ngói Tuynel Bình Hà là doanh nghiệp trực thuộc công ty cổ phần Viêt Hà chi nhánh tại Hà Tĩnh.

- Tên gọi: Nhà máy gạch ngói Tuynel Bình Hà - Công ty cổ phần Việt Hà - Hà Tĩnh - Địa chỉ: Thôn Tùng Sơn, xã Thạch Điền, huyện Thạch Hà, Tỉnh Hà Tĩnh

- Điện thoại: 039 3 777 969 Fax: 039 3 777 959 - Email: vihatico@vnn.vn

- Năm thành lập: 2009

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Việt Hà.

Nhà máy gạch ngói tuynel Bình Hà được đầu tư xây dựng bắt đầu từ quý IV năm 2009 và hoàn thành đưa vào sản xuất quý II năm 2010 và được đầu tư bởi công ty cổ phần Việt Hà –Hà Tĩnh đại diện bởi: ông LƯU QUANG BÌNH – Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Nhà máy được xây dựng tại xã Thạch Điền, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh; với diện tích đất dự kiến sử dụng: 80.000m2.

Tổng số vốn đầu tư nhà máy là: 37.326.777.000 đồng.

Nhà máy được xây dựng với mục tiêu: xây dựng một nhà máy gạch ngói với công nghệ hiện đại, tiên tiến hàng đầu Việt Nam; cung cấp vật liệu xây dựng cho khu công nghiệp mỏ sắt Thạch Khê và các công trình xây dựng trong vùng; góp phần giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động; tăng thu ngân sách cho địa phương.

Nhà máy hằng năm cung cấp khoảng 20 triệu viên/năm gạch các loại cho thị trường.

Với tiêu chí kinh doanh là phát triển sản xuất vật liệu xây dựng tạo ra sản phẩm hàng hoá để cung cấp ra thị trường, Nhà máy gạch ngói tuynel Bình Hà hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo về năng suất, chất lượng và có lợi nhuận, đảm bảo về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.

29

2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

Nhà máy gạch ngói Tuynel Bình Hà được khai sinh trong sự cạnh tranh gay gắt của các đơn vị có cùng lĩnh vực hoạt động. Nhiều lúc tình hình kinh doanh cũng như thị trường khó khăn Nhà máy tưởng chừng đã không thể đứng vững nhưng Nhà máy đã nỗ lực tìm cho mình một hướng đi riêng, một hướng phát triển hợp với bối cảnh và tình hình phát triển lúc bấy giờ. Một trong những hướng đi đúng đắn mà Nhà máy gạch ngói Tuynel Bình Hà lựa chọn dưới sự chỉ đạo của tổng công ty – Công ty cổ phần Viêt Hà Hà Tĩnh đó là lấy uy tín, chất lượng các sản phẩm làm nền tảng cho sự phát triển.

Mặt khác, đơn vị tiến hành sản xuất nhiều mặt hàng gạch mới mẫu mã đẹp, phong phú về chủng loại, đa dạng về sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, giá thành hạ, nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, đơn vị còn cử những cán bộ cốt cán, nhiệt tình có năng lực, trình độ lăn lộn khắp các địa phương trong và ngoài tỉnh để tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm.

Hiện nay, Nhà máy gạch ngói Tuynel Bình Hà là một trong ít đơn vị đầu tiên ở tỉnh nhà sử dụng lò nung Tuynel hiện đại để sản xuất gạch. Đây là một bước đi thể hiện sự năng động và bản lĩnh của Bình Hà, với sự đầu tư mạnh của tổng công ty. Vì thế trong những năm gần đây nhà máy mang lại doanh thu nhiều nhất cho tổng công ty.

Nhờ tích cực, năng động trong các khâu sản xuất kinh doanh, đồng thời lấy chất lượng, chữ tín làm cơ sở, nền tảng cho sự phát triển nên các sản phẩm của đơn vị đã dần chiếm lĩnh được thị phần của thị trường gạch Tuynel Hà Tĩnh. Hiện nay, các công trình lớn trên địa bàn đều lựa chọn sảm phẩm gạch Tuynel của Bình Hà. Đặc biệt, các sản phẩm gạch gạch đặc, gạch 4 và 6 lỗ của đơn vị đã vươn ra cạnh tranh được với một số thị trường ngoại tỉnh như Quảng Bình và Nghệ An.

2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy Tuynel Bình Hà

Mặc dù Nhà máy gạch ngói Tuynel Bình Hà là đơn vị thuộc công ty Cổ phần Việt Hà nhưng là đơn vị kinh doanh và hạch toán độc lập. Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu làm sản xuất các loại gạch phục vụ các công trình xây dựng. Tuy nhiên nhà máy sản xuất với số lượng lớn và hàng loạt vì thế nhà máy cũng đã xây dựng tổ chức bộ máy quản lý có quan hệ và gắn bó mật thiết với nhau để đảm bảo cho sự hoạt động được diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Điều đó tạo điều kiện cho công tác quản lý của ban lãnh đạo trong nhà máy cũng như tổng công ty có thể dễ dàng, thông tin được truyền liên tục và chính xác giữa các phòng tạo thành một tổ chức vững mạnh hoàn thành các chỉ tiêu đề ra giúp nhà máy phát triển bền vững.

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của nhà máy gạch ngói Tuynel Bình Hà

(Nguồn phòng kế toán)

Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận

Giám đốc: Là người đứng đầu Nhà máy, có quyền quản lý cao nhất, có quyền

quyết định chỉ đạo trực tiếp các phương án sản xuất kinh doanh của Nhà máy, điều hành các hoạt động hàng ngày của Nhà máy cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ được Ban giám đốc và Hội đồng quản trị giao.

Quản đốc phân xƣởng : Chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ Giám đốc nhà máy và sự

quản lý gián tiếp từ bộ máy quản lý Công ty, có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo các bộ phận sản xuất sản phẩm, được phân công công việc về các vấn đề thuộc về kỹ thuật để sản xuất chế biến sản phẩm.

Phòng kế toán: Bao gồm các nhân viên thống kê, kế toán của Nhà máy, tổ chức

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN kế TOÁN tập hợp CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại NHÀ máy GẠCH NGÓI TUYNEL BÌNH hà – CÔNG TY cố PHẦN VIỆT hà (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)