Nghiên cứu các tài liệu và văn bản luật

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2014 (Trang 28 - 46)

Đọc và tìm hiểu các văn bản pháp luật và dưới luật liên quan tới công tác cấp GCNQSDĐ.

3.4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Từ những thông tin, số liệu, tài liệu đã thu thập được, tiến hành phân tích đánh giá trên cở sở Luật đất đai năm 2003, Sử dụng các phần mềm word, excel… để tổng hợp và xử lý các kết quả điều tra.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1.Vị trí địa lý

Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, có giới hạn địa lý 105017 - 106017 đông, 21036 - 212056 vĩ bắc.

Huyện có vị trí địa lý tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau:

- Phía đông giáp huyện Bắc Sơn – huyện Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn); - Phía tây giáp huyện Đồng Hỉ, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên); - Phía nam giáp huyện Đồng Hỉ (tỉnh Thái Nguyên) và huyện Yên Thế

(tỉnh Bắc Giang);

- Phía bắc giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Cạn).

Với đặc điểm là huyện miền núi, Võ Nhai có thế mạnh về nông – lâm nghiệp, địa bàn huyện cách trung tâm TP.Thái Nguyên khoảng 40 km, gần các trung tâm văn hoá – giáo dục, các khu công nghiệp, có đường quốc lộ 1B

đi qua, nên có điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế – xã hội.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Võ Nhai nằm ở vị trí tiếp giáp của 2 dãy núi cao – dãy Ngân Sơn chạy từ Bắc Kạn theo hướng Đông Bắc – Tây Nam đến Võ Nhai và dãy Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam cho nên huyện có địa hình khá phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít. Phần lớn diện tích là núi đá vôi (chiếm 92%) những vùng bằng phẳng, tiện cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ

lệ nhỏ, tập trung chủ yếu dọc các khe suối, các triền sông, thung lũng ở vùng núi đá vôi.

Địa hình Võ Nhai khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi, hình thành 3 vùng rõ rệt:

- Vùng núi cao, gồm 6 huyện: Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Cúc Đường, Thần Sa, Vũ Chấn, có đất rừng đa dạng với tập đoàn cây, con phong phú, tạo nên cảnh đẹp tự nhiên. Nơi đây có khối núi đá vôi Thượng Nung đồ sộ nhất tỉnh Thái Nguyên, rộng tới 300 km2,độ cao từ 500 đến 600 mét, kéodài từ Thần Sa qua Nghinh Tường, đến Liêm Thuỷ (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Cạn).

- Vùng thấp, gồm 3 huyện La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng và thị

trấn Đình Cả, có địa hình tưương đối bằng phẳng, được tạo nên bởi những thung lũng chạy dọc theo Quốc lộ 1B, hai bên là hai dãy núi cao có độ dốc lớn.

- Vùng gò đồi, gồm 5 huyện : Tràng Xá, Liên Minh, Dân Tiến, Bình Long và Phương Giao, có nhiều đồi đất hình bát úp, bị chia cắt bởi các dòng sông, khe suối và xen lẫn núi đá vôi.

Nhìn chung địa hình, địa mạo huyện Võ Nhai ít bằng phẳng, có sự chia cắt nhiều, đất đai được hình thành chủ yếu là đất đỏ vàng trên núi và đất phù sa cổ do đó không thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp và sự giao lưu hàng hoá trong và ngoài huyện.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

- Khí hậu Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ, nhưng có phần khắc nghiệt hơn. Trước đây, Võ Nhai nổi tiếng là nơi rừng thiêng nước độc. Sách “Đồng Khánh địa chí” viết: “Trong huyện rừng núi liên tiếp, khí núi nặng nề. Khí trời nhiều lạnh rét. Khí đất ẩm thấp. Cuối xuân trời vẫn còn lạnh, mùa hè thì chỉ hơi nóng, đầu thu đã bắt đầu lạnh, đến mùa đông thì rét đậm. Hằng ngày khoảng trước giờ Tỵ, sau giờ Thân thì không nhìn thấy núi”.

- Chế độ nhiệt

Võ Nhai nằm trong vùng lạnh của tỉnh Thái Nguyên. Nhiệt độ trung bình hằng năm 22,9oC. Từ Thượng tuần tháng 5 đến hạ tuần tháng 9 là những

tháng có nhiệt độ cao, nóng nhất là tháng 6, tháng 7, khoảng 27,9o C. Nhiệt độ

cao tuyệt đối khoảng 3905 C (tháng 6), thấp tuyệt đối là 30C (tháng 1). Vào mùa lạnh (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau), tiết trời giá rét, nhiều khi có sương muối, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và sự phát triển cây trồng, vật nuôi. Biên độ ngày và đêm trung bình là 70C, lớn nhất vào tháng 10, khoảng 802 C. Chế độ nhiệt này tạo cho Võ Nhai có thế mạnh trong việc phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, cận nhiệt đới, nhất là các loại cây ăn quả.

- Chế độ mưa

Chịu ảnh hưởng chế độ mưa vùng núi Bắc Bộ, mùa mưa ở Võ Nhai thường diễn ra từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hằng năm 1.941,5 mm và phân bổ không đều, chủ yếu tập trung vào các tháng mùa ma, khoảng 1.765 mm (chiếm 91% tổng lượng mưa cả năm). Lượng mưa lớn nhất thường diễn ra vào tháng 8, trung bình khoảng 372,2 mm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.1.4. Thuỷ văn

-Nước mặt

Nguồn nước trên địa bàn huyện Võ Nhai khá phong phú, nhưng phân bố không đều. Ngoài nguồn nước mặt từ sông, suối, còn có các mạch nước ngầm từ các hang động trong núi đá vôi.

Võ Nhai có hai con sông nhánh thuộc hệ thống sông Cầu và sông Thương, được phân bốở phía bắc và phía nam huyện.

Sông Nghinh Tường có chiều dài 46 km, bắt nguồn từ những dãy núi của vòng cung Bắc Sơn (Lạng Sơn), chảy qua các huyện Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa, rồi đổ ra sông Cầu. Khoảng 40% chiều dài dòng chảy là vùng đá vôi, thung lũng thường hẹp và sâu, vách đá dựng đứng.

Sông Rong: bắt nguồn từ huyện Phú Thượng, chảy qua thị trấn Đình Cả, Tràng Xá, Dân Tiến, Bình Long, sang địa phận tỉnh Bắc Giang và đổ về

sông Thương.

Bên cạnh đó còn có các hệ thống hồ, đập, mạng lưới suối nhỏ góp phần

đáp ứng cho như cầu sản xuất nông lâm nghiệp. - Nguồn nước ngầm

Do có địa hình chia cắt bởi các dãy núi đá vôi và núi đất nên ngoài phần nước mặt từ sông, suối trên địa bàn huyện còn có nguồn nước ngầm từ các hang động trong các núi đá vôi. Kết quả khảo sát nghiên cứu cho biết ở đây có trữ lượng nước ngầm tương đối dồi dào và chất lượng tốt. Nhưng hiện nay việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm còn nhiều hạn chế.

Tóm lại tài nguyên nước của huyện Võ Nhai tương đối lớn. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình, địa thế dốc, phân cắt mạnh, thảm thực vật rừng che phủ

thấp nên gây ra hiện tượng lũ lụt vào mùa mưa và khô hạn trong mùa khô.

4.1.1.5. Thổ nhưỡng

Toàn huyện có 4 nhóm đất chính: đất phù sa, đất đen, đất xám bạc màu và đất đỏ. Phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng, song chủ yếu là đồi núi; những diện tích đất bằng phẳng phục vụ cho canh tác nông nghiệp rất thấp.

Qua kết quả thăm dò địa chất huyện Võ Nhai có các loại khoáng sản như:

- Kim loại màu: Chì, Kẽm được tìm thấy ở Thần Xa, quy mô trữ lượng nhỏ, không tập trung.

- Vàng ở Thần xa, chỉ là vàng sa khoáng, hàm lượng thấp. - Phốtpho ở La Hiên với trữ lượng khá.

- Khoáng sản vật liệu xây dựng: Đá xây dựng, đá vôi xi măng, đolomít với các mỏ khai thác ở núi Voi, La Giang, La Hiên.

Ngoài ra còn có nhiều loại sét làm gạch ngói, cát dùng cho xây dựng, đá bùn, đá dăm dùng cho làm đường giao thông.

4.1.1.6. Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Dao, Tày, Nùng, Sán Chí, Cao Lan, Hoa, H’Mông…

Do có nhiều dân tộc cùng sinh sống, cho nên bản sắc dân tộc rất đa dạng. Mỗi dân tộc trong cộng đồng sinh sống ở huyện đều có những nét đặc trưng về tập quán sản xuất, có bản sắc văn hoá riêng tạo nên những phương thức canh tác, nền văn hoá phong phú, đa dạng. Người dân trong huyện có truyền thống cách mạng, cần cù chịu khó, đoàn kết, có ý thức vươn lên.

4.1.1.7. Nhận xét chung vềđiều kiện tự nhiên của huyện Võ Nhai

- Những thuận lợi

+ Tài nguyên đất đa dạng, phong phú, là thế mạnh trong chuyển dịch cơ

cấu cây trồng nâng cao thu nhập cho người dân.

+ Có đường quốc lộ 1B chạy từ Tây sang Đông là điều kiện thuận lợi để

giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với bên ngoài cũng như tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế năng động và đa dạng.

+ Điều kiện khí hậu của huyện có một nền nhiệt phong phú, lượng mưa cao, độ ẩm không khí khá cho phép phát triển tập đoàn cây công nghiệp khá phong phú, đồng thời có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm.

+ Trên địa bàn Huyện có khu di tích Phượng Hoàng là một thế mạnh của huyện trong việc phát triển dịch vụ phục vụ khách du lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khó khăn

+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trong tổng diện tích tự nhiên, sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủđạo - trong khi giá trị

+ Một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa dư thừa nước gây ra ngập lụt và xói mòn đất, mùa khô thiếu nước gây ra tình trạng khô hạn làm đất chai cứng, làm giảm hiệu quả sử dụng đất.

+ Trên địa bàn có nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc có nhu cầu và tập quán sử dụng đất khác nhau khó khăn trong việc quy hoạch và bố trí đất

đai cho phù hợp với đặc điểm tập quán mỗi dân tộc.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tình hình phát triển chung

Cùng với sự phát triển chung của đất nước trong thời kỳđổi mới, trong những năm qua nền kinh tế của huyện đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, nhất là trong việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ - thương mại. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có sự phát triển, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế

Ngành nông nghiệp

Võ Nhai là huyện vùng cao với đặc điểm địa hình khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi cao nên rất khó khăn cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng về sản phẩm. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, với những thành tựu về khoa học kỹ thuật trong sản xuất và những mô hình canh tác nông nghiệp phù hợp…

đã được cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện áp dụng, đưa vào sản xuất đã làm tăng sản lượng và giá trị các mặt hàng nông sản. Ngành nông nghiệp của huyện

đã có những bước phát triển khá.

-Về chăn nuôi: Song song với trồng trọt chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm cũng tăng trưởng rõ rệt không những về số lượng mà cả về chất lượng, có nhiều hộ gia đình thoát được nghèo từ chăn nuôi. Tổng số trâu, bò hiện có

năm 2014 là 7.457 con; 27.518 con lợn và tổng số gia cầm có khoảng 410.373 con. Ngành chăn nuôi đã cung cấp một số lượng lớn thịt, trứng, cá cho thị

trường và nhu cầu của đời sống. Đây cũng là nguồn thu nhập đáng kể của nhân dân trong huyện.

-Về kinh tế vườn: Hầu hết diện tích vườn hiện nay không có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế mà chỉ mang tích tự cung tự cấp. Vì vậy trong tương lai cần cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên canh cây ăn quả, hình thành các mô hình kinh tế VAC mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN – TTCN) trong những năm vừa qua có sự phát triển tương đối ổn định, từng bước thu hút lao

động địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Giá trị sản xuất CN- TTCN chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến (chế biến chè, lương thực thực phẩm, chế biến lâm sản…), các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, dịch vụ công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ.

Thành phần kinh tế tham gia sản xuất CN – TTCN chủ yếu là tư nhân (khoảng 81%), doanh nghiệp nhà nước (khoảng 9%), kinh tế hộ gia đình (khoảng 10%).

Công tác quy hoạch và xây dựng cơ bản có chuyển biến tích cực, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng được tập trung chỉ đạo, đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng hiệu quả các công trình dự án.

Ngành thương mại - dịch vụ

Cùng với ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thì dịch vụ của huyện cũng đã có chuyển biến tích cực, xu hướng phát triển khá đa dạng, chất lượng được nâng lên cơ bản đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân

dân. Các loại hình dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như đại lý phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, thuốc thú y đã bắt đầu hình thành đáp ứng một phần nhu cầu của nhân dân. Đặc biệt khi dự án khu du lịch Phượng Hoàng được thực hiện, thì đây là điều kiện thuận lợi để huyện hình thành và phát triển các hoạt động dịch vụ, thương mại góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tăng thêm nguồn thu nhập cho nhân dân vùng lân cận khu du lịch.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Theo kết quả điều tra dân số năm 2013 dân số toàn huyện là 65.046 người, mật độ dân số là 77 người/km2. Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Đảng, HĐND, UBND huyện công tác dân số đã thu được một số kết qủa nhất định, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm. Nguồn lao động của huyện tương

đối dồi dào về số lượng nhưng yếu về chất lượng. Do là huyện miền núi đặc biệt khó khăn bình quân ruộng đất ít nên số lao động thiếu công ăn việc làm còn nhiều.

Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, cùng với sự đi lên của cả nước, của tỉnh và huyện. Được sự quan tâm của tỉnh, cùng với chương trình 135 của Đảng và Nhà nước công tác xoá đói giảm nghèo của huyện làm khá tốt, đời sống của bà con nông dân ở đây đã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được cải thiện về mức sống, hiện nay số hộ nghèo chỉ còn khoảng 3,1%.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển các khu dân cư

Nhìn chung cấu trúc khu dân cư của huyện theo kiểu xóm, bản. Quy mô xóm bản phụ thuộc vào quan hệ họ hàng, và điều kiện khu dân cư sinh sống. Các xóm, bản có cấu trúc gần như các xóm, làng thôn quê vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong một số năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các khu dân cư nông thôn được phát triển theo hướng một bộ phận dân cư nông thôn chuyển từ kiểu tự cung, tự cấp sang kiểu khu dân cư đô thị, bám trục giao thông, các khu trung tâm đã tạo ra một loại hình khu dân cư mới ở nông

thôn. Xu hướng này sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn trong những năm tới. VÌ vậy cần phải có quy hoạch bố trí đất đai cho các khu dân cư nông thôn phù hợp với yêu cầu trên.

4.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng * Giao thông

Hệ thống giao thông ở huyện tương đối hoàn chỉnh, đã có đường giao thông tới trung tâm các xã. Huyện luôn chú trọng tới nâng cấp, phát triển hệ

thống giao thông, xây dựng hệ thống đường lâm nghiệp, hệ thống cống thoát nước gắn liền với hệ thống giao thông.

Do đặc điểm của địa hình chủ yếu là đồi núi và bị chia cắt nên việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông trên địa bàn huyện gặp không ít khó khăn. Hệ thống giao thông ở khu vực vùng sâu, vùng xa còn khó khăn, nhiều nơi

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2014 (Trang 28 - 46)