Kiến nghị với Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần than vàng danh VINACOMIN (Trang 88 - 89)

Ngành than xác định nhiệm vụ trọng tâm là tập trung tăng cường đầu tư cho công tác xác minh, đánh giá thăm dò, tài nguyên khoáng sản, xây dựng các kế hoạch khai thác, sàng tuyển hiệu quả cao nhất và đặc biệt là kế hoạch cân đối cung cầu than phù hợp với các cấp độ ưu tiên khác nhau cho nhiệt điện, xi măng và các ngành khác.Vì vậy, Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt nam cần có giải pháp hỗ trợ các công ty thành viên trong việc đầu tư đổi mới phương tiện, máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ, điều hòa vốn và các nguồn lực cho các công ty thành viên, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin thị trường. Đẩy mạnh việc huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết, cổ phần hóa các doanh nghiệp,... Khuyến khích các doanh nghiệp ngành than

huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán (phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trái

phiếu quốc tế), vay thương mại để đầu tư phát triển các dự án ngành than.

Đối với các công trình lớn, trọng điểm như: Dự án đào lò, Dự án khoan thăm dò; Dự án nhà máy Sàng tuyển than Vàng Danh 2,... sự hỗ trơ về vốn và kinh nghiệm của Tập đoàn là hết sức cần thiết, giúp công ty lựa chọn và thực hiện đầu tư mang lại hiệu quả cao.

Thực thi cơ chế chính sách đa dạng hóa phương thức đầu tư nhằm phát huy có hiệu quả các nguồn lực đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành than Việt Nam phù hợp với sự thay đổi về cấu trúc của ngành, chuyển dịch từ hoạt động theo chiều rộng ”đa ngành, đa nghề” sang hoạt động theo chiều sâu; tập trung những ngành nghề chính theo quyết định số 314/QĐ- TTg ngày 07/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt nam giai đoạn 2012-2015. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình mỏ than thông qua việc đa dạng hóa các hình thức đầu tư để phát huy tối đa mọi nguồn lực , nâng cao hiệu quả đầu tư. Tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào thăm dò, khai thác đối với bể than đồng bằng sông Hồng và khu vực dưới - 300m bể than Quảng Ninh.

Đẩy mạnh và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị tài nguyên than, quản trị môi trường, quản lý kỹ thuật an toàn và điều hành sản xuất theo hướng hiện đại. Ứng dụng công nghệ điều khiển tự động hóa trong một số dây chuyền công nghệ, công tác kiểm soát an toàn và môi trường mỏ. Tập trung nghiên cứu các giải pháp công nghệ hợp lý để khai thác có hiệu quả các vỉa, các vùng than có điều kiện địa chất phức tạp; nghiên cứu giải pháp ổn định bờ mỏ, giải pháp tổng thể về quy hoạch đô thải, vận tải, thoát nước cho các mỏ lộ thiên, giải pháp nâng cao công tác an toàn cho các mỏ hầm lò; triển khai nghiên cứu ứng dụng công nghệ than sạch, công nghệ sử dụng than cục, than cám chất lượng cao và than chất lượng thấp.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần than vàng danh VINACOMIN (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)