Thực trạng phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ của Việt Nam:

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiệp vụ phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ của ngân hàng trung ương (Trang 44 - 66)

a)Thực trạng phát hành và lưu thông tiền mặt ở Việt Nam.

Với những chính sách kinh tế mở vửa và chính sách đối ngoại rộng mở của nhà nước, quan hệ đối ngoại ngày càng rộng mở, tạo ra các quan hệ đối ngoại về kinh tế, chính trị, xã hội, nhất là quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới. Thu nhập của người dân dần dần được cải thiện và không ngừng gia tăng. Việc sử dụng tiền mặt trong lưu thông ngày một nhiều hơn so với thời kỳ bao cấp với sự tồn tại của tem phiếu, làm cho lưu thông hàng hoá ách tắt. Đồng tiền Việt Nam luôn tục thay đổi về mẫu mã, màu sắc, kích thớưc chất liệu... với các mệnh giá hết sức phong phú và ngày càng lớn để đáp ứng nhu cầu tiền mặt rất lớn trong dân cư. Vừa qua NHNN Việt Nam đã cho lưu thông tiền mặt rất đa dạng về mệnh giá, đáng chú ý hơn cả là NHNN Việt Nam đã cho lưu thông các loại tiền mới nhất vào ngày 17/12/2003. Đồng tiền mới được phép lưu thông trong đợt này,các đồng tiền kim loại gồm có ba mệnh giá là 200đ, 1000đ, 5000đ còn

43 đồng tiền polimer có hai mệnh gía là 100000đ và 500000đ. Tiền mặt có nhiều mệnh giá là do nhu cầu khác nhau của nhân dân, do đó đã tạo ra được sự tiện lợi của tiền mặt. Nếu như trước đây với hệ thống ngân hàng một cấp, NHNN chưa hoàn toàn chủ động trong lĩnh vực in đúc tiền, điều tiết lượng tiền cung ứng, vân dụng chư đúng quy luật lưu thông tiền tệ nên đã phát hành tràn lan, gây nên lạm phát, đồng tiền mất giá nghiêm trong; Thì nay, việc hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp, bước vào quá trình chuyển đổi, nghiệp vụ phát hành tiền của NHNN bước đầu tỏ ra có chất lượng hơn và hiệu quả hơn trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ. Việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, mở cửa biên giới đã làm cho lưu thông hàng hoá trở nên trôi chảy hơn, nền kinh tế bắt đấu đi lên. Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu của cuộc cải cách này với một đất nước có xuất phát điểm kinh tế rất thấp, do đó công nghệ thanh toán chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt đã tạo ra tâm lý thích sử dụng tiền mặt. Trong những năm vừa qua, NHNN đã thực hiện cơ chế phát hành tiền có hiệu quả bằng việc tăng phát hành tiền để kích thích kinh tế mà vẫn giữ một tỷ lệ lạm phát trong mức an toàn. Mục đích của việc này là để tăng vốn cho vay cho các NHTM, vừa để thêm vốn đầu tư vào các công trình kích cầu. Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phương tiện thanh toán tiền đồng, nhưng có xu hướng giảm qua các năm. Để lưu thông tiền mặt được thuận lợi, NHNN đã nhiều lần phát hành tiền mới với mệnh giá lớn hơn tiền cũ. Cụ thể : Năm 2001 NHNN đã phát hành tiền có mệnh giá100.000đ, năm 2003 NHNN phát hành tiền có mệnh giá 500.000đ. Tuy nhiên, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế, NHNN đã phát hành ngân phiếu thanh toán với mệnh giá lớn 500.000đ, 1.000.000đ, 5.000.000đ có thời hạn thanh toán 6 tháng, thực chất thương phiếu là tiền mặt có kỳ hạn. Ngân phiếu xuất hiện đã có nhiều ưu điểm so với chi trả tiền mặt có mệnh giá nhỏ. Với mệnh giá lớn nên vận chuyển gọn nhẹ, kiểm đếm dễ dàng, nhưng thời hạn lưu thông của ngân phiếu ngắn, chi phí phát hành và thu đổi khi đến hạn cũng là vấn đề tồn tại khiến cho ngân phiếu lưu thông trong phạm vi hẹp. Tháng 4/2002, một lượng ngân phiếu lớn đã rút khỏi lưu thông và chấm dứt hoàn toàn việc thanh toán bằng thương phiếu. Để thay thế lượng ngân phiếu rút khỏi lưu thông, NHNN đã phát hành 1.000 tỷ đồng để lưu thông với mệnh giá 50.000đ và 100.000đ. Trong những năm qua, tỷ trọng tiền mặt lưu thông có chiều hướng suy giảm,

44 đây là một dấu hiệu tốt. Cụ thể, tỷ trọng thanh toán tiền mặt so với thanh toán không dùng tiền mặt năm 2001 là 11%( tỷ trọng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm cả ngân phiếu thanh toán ); tỷ trọng thanh toán tiền mặt so với thanh toán không dùng tiền mặt 9 tháng đầu năm 2002 là 11% ( trong tổng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt không có ngân phiếu ), qua số liệu này cho thấy, tuy tỷ trọng thanh toán tiền mặt so với thanh toán không dùng tiền mặt ở hai thời điểm 2001 và 2002 là 11% nhưng đã chứng tỏ tốc độ thanh toán không dùng tiền mặt 9 tháng đầu năm 2002 tăng nhanh hơn so với năm 2001 vì ngân phiếu thanh toán rút khỏi lưu thông. Điều này chứng tỏ xu hướng tiền mặt lưu thông giảm và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt như: Thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bằng séc, thanh toán bằng thẻ, và đến thời điểm này tỷ lệ này cũng đạt dưới 11%.

Từ 17/12/2003 đến 30/08/2006 đã lần lượt phát hành 6 loại tiền polymer. Các loại tiền này lưu hành song song với tiền giấy làm bằng cotton, và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngừng in loại tiền giấy làm bằng cotton khác kể từ khi sản xuất tiền mới bằng vật liệu polymer.

 Lần đầu 2 loại tiền mới polymer mệnh giá 50.000 đồng và loại có mệnh giá lớn nhất từ trước tới lúc phát hành là loại tiền polymer mệnh giá 500.000 đồng vào ngày 17 tháng 12 năm 2003. Trong số tiền phát hành có 20 triệu tờ 50.000 đồng do công ty Úc in.

 Vào ngày 5 tháng 8 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 841 cho phép phát hành đồng tiền mới 100.000 đồng, trong đó yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải thông báo trước việc phát hành đồng tiền mới trước 10 đến 15 ngày đồng tiền đi vào lưu thông.[1] Ngày 17 tháng 8 năm 2004, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy tuyên bố kể từ 01 tháng 9 năm 2004 sẽ đưa vào lưu thông tiền 100.000 đồng mới, in trên giấy polymer, nhằm nâng cao khả năng chống giả của đồng tiền. Song ông không cho biết số lượng tiền phát hành[1]

 Ngày 3 tháng 5 năm 2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức công bố việc đưa vào lưu thông loại tiền polymer mệnh giá 20.000 đồng, và phát hành vào ngày 17 tháng 5 năm 2006. Sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa tiền

45 polymer loại 20.000 đồng vào lưu thông, tiền 20.000 đồng bằng giấy cotton vẫn có giá trị lưu hành.

 Tiền mệnh giá 10.000 đồng và 200.000 đồng được phát hành ngày 30 tháng 8 năm 2006.

Đến lúc này đã có 6 loại tiền polymer phát hành, riêng các loại có mệnh giá từ 5.000 đồng trở xuống sẽ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành bằng tiền xu. Tuy nhiên,qua quá trình sử dụng tiền xu có nhiều điểm không thuận lợi nên Nhà nước đã thu hồi lại các loại tiền xu này thay vào đó là tiền giấy như cũ từ mệnh giá 5000 đ trở xuống. bởi chất lượng tiền xu các mệnh giá 1.000, 2.000, 5.000 đồng rất kém, nhanh gỉ sét..., nên bị mọi người từ chối. Ngoài ra, đồng tiền xu chết yểu còn bởi việc mất giá quá nhanh của VND trong giai đoạn 2003-2010, trong khi đơn vị tiền xu lại nhỏ, không phù hợp trong tiêu dùng. Sau 8 năm phát hành, các đồng tiền xu vắng bóng trong lưu thông từ năm 2011. Còn việc tuyên bố tiền kim loại có chấm dứt lưu thông hay không thì điều đó vẫn còn bỏ ngỏ.

Tiền giấy Việt Nam và những biến đổi qua các thời kỳ

Đồng Đông Dương mệnh giá 100 đồng bạc được người Pháp phát hành và lưu thông trong thời gian từ 1885 đến năm 1954. Trên tờ tiền có in hình 3 thiếu nữ với trang phục truyền thống của Lào, Campuchia và Việt Nam.

46

Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, tiền đồng cũng chính thức được in và lưu thông. Mặt trước tiền đồng có dòng chữ “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” in bằng chữ quốc ngữ, chữ Hán và hình Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặt sau in hình Công – Nông – Binh. Các con số ghi mệnh giá theo số Ả-Rập hoặc chữ Hán, Lào, Campuchia.

47

Tiền giấy do Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam phát hành: Tiền giấy do Ngân hàng quốc gia Việt Nam được đưa vào sử dụng sau sắc lệnh 15/SL thành lập NHQG Việt Nam do Hồ Chủ tịch ký. 1 đồng ngân hàng đổi được 10 đồng tài chính (đồng Cụ Hồ) và gồm nhiều mệnh giá: 1, 10, 20, 50, 100, 200, 500, 1000, 5000. Hình thức tiền ngân hàng khá giống với trước đây, và chỉ thay đổi về các bức hình in ở mặt sau cùng màu sắc ở mỗi mệnh giá tiền.

48

Tiền giấy của Việt Nam Cộng Hoà: Từ 1954 đến 1975, nước ta bị phân chia thành hai hai miền Nam - Bắc, mỗi miền lại có một loại tiền riêng nhưng vẫn gọi chung là “tiền đồng”.

Sau giải phóng đất nước 30/4/1975, tiền lưu hành ở miền Nam mất giá và được đổi tên thành tiền giải phóng. Đến năm 1978, sau khi Nhà nước ổn định và thống nhất về tài chính, tiền Việt Nam tiếp tục thay đổi.

50

52

Tờ 20.000 đồng cũ (được phát hành năm 1990 cùng lúc với tờ 10.000 đồng).

53

54 b) Phân tích thực trạng các kênh phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ sau năm 2000:

Tháng 5-2001, NHNN từng bước chuyển sang áp dụng hình thức cho vay bằng ngoại tệ. Và kể từ sau tháng 5-2002, cơ chế lãi suất thỏa thuận được áp dụng trong hoạt động tín dụng.

Trước sự vận động bất lợi của thị trường chứng khoán và lạm phát tăng cao ngay từ đầu năm 2008, NHNN thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, sử dụng đồng thời các công cụ lãi suất và hoạt động thị trường mở. Công cụ lãi suất được phát huy tối đa, liên tục có điều chỉnh và triển khai quyết liệt. Từ giữa tháng 1-2008, dự trữ bắt buộc đã tăng

55 thêm 1% với tiền gửi nội tệ và ngoại tệ từ không kỳ hạn tới dưới 12 tháng. Lãi suất tái cấp vốn cũng tăng gấp hai lần trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6-2008. Mức lãi suất chiết khấu so với cuối năm 2007 tăng thêm 8,5%, ở mức 13%/năm kể từ 10-6- 2008. Thời điểm này, NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản lên 14%/năm. Với quy chế điều hành là cho phép tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh không vượt quá 150% lãi suất cơ bản, trần lãi suất cho vay lên tới 21%/năm. Đặc điểm đáng chú ý trong giai đoạn các ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản này là lãi suất huy động ngắn hạn bằng, thậm chí cao hơn lãi suất huy động dài hạn.

Năm 2008 chứng kiến sự biến động mạnh của lãi suất với sự điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và uyển chuyển của NHNN. Nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện theo cả hai hướng mở rộng và thắt chặt tiền tệ đã không tạo tác động đáng kể nào tới lãi suất. Trong tuần thứ ba của tháng 2-2008, NHNN bổ sung 33.000 tỉ đồng vào lưu thông nhưng các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục tăng lãi suất huy động tiền gửi. Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB), lãi suất huy động điều chỉnh 3 lần chỉ trong vòng 10 ngày và tăng lên 12,5%/năm với kỳ hạn 1 tháng. Thông báo phát hành 20.300 tỉ đồng tín phiếu bắt buộc được đưa ra vào giữa tháng 2-2008 và thực hiện một tháng sau đó. Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đang đi lên, rất khó xác định ảnh hưởng của nghiệp vụ này tới lãi suất. Trong tháng 6-2008, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại tiến gần tới trần lãi suất cho vay. Ngày 30-6-2008, Ngân hàng Kiên Long áp dụng lãi suất huy động tiền đồng cao kỷ lục là 20%/năm cho khách hàng gửi tiền kỳ hạn 12 tháng. Hiệu lực không thật rõ ràng của các nghiệp vụ thị trường mở vào thời kỳ lạm phát gia tăng là tín hiệu sự tồn tại bẫy thanh khoản trong hệ thống tín dụng, tại thời điểm đó. Nếu đúng vậy, điều chỉnh tăng dần các công cụ lãi suất là giải pháp hợp lý và sớm mang lại kết quả bình ổn thị trường tiền tệ.

Cuối tháng 6-2008, 2 tỉ đồng trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm với lãi suất 11%/năm đã được huy động thành công(3). Mặc dù khối lượng không lớn nhưng dấu hiệu này gợi mở khả năng tiếp tục duy trì các chính sách tiền tệ - tài chính vĩ mô. Lưu ý rằng, chỉ hai tuần trước đó, phiên đấu thầu hai loại trái phiếu chính phủ ngày 13-6-2008 có kỳ hạn 2 năm và 3 năm đã không thu hút được bất kỳ thành viên nào tham gia. Trên

56 thị trường, có tổ chức tài chính sẵn sàng chuyển nhượng lượng trái phiếu đang sở hữu với mức chiết khấu lên tới 40% mệnh giá, nhưng vẫn không tìm được đối tác quan tâm.

So với giai đoạn khủng hoảng tiền tệ khu vực 1997-1998, chính sách tiền tệ của Việt Nam trong năm 2008 sử dụng nhiều công cụ hơn và cường độ điều chỉnh dồn dập hơn. Nhằm hỗ trợ các đơn vị kinh doanh vượt qua khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng tài chính khu vực, chính sách tiền tệ được mở rộng trong các năm từ 1997 đến 1999. Với mức lãi suất thực dương, các liệu pháp tiền tệ đã phát huy tác động ổn định kinh tế vĩ mô. Chi phí lãi vay cao kết hợp với tăng giá đầu vào tạo ra áp lực lớn với sự vận hành sản xuất, kinh doanh trong năm 2008. Chấp nhận chi phí đầu vào tăng cao, hạn chế mở rộng tín dụng là những dấu hiệu cho thấy hệ thống ngân hàng thương mại cũng gặp khó khăn với vấn đề thanh khoản. Điều này có thể là kết quả của những khoản tín dụng chất lượng thấp đã cung cấp trong thời gian trước, với tỷ lệ không nhỏ dành cho các dự án bất động sản và đầu tư tài chính.

Ngày 27-6-2008, Trung tâm GDCK Hà Nội đã tổ chức phiên đấu thầu Trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành đợt 7-2008. Tổng khối lượng gọi thầu là 300 tỉ đồng với kỳ hạn 2 năm. Trái phiếu phát hành vào ngày 01-7-2008, mệnh giá 100.000 đồng. Tại phiên đấu thầu, tổng khối lượng dự thầu là 2 tỉ đồng với lãi suất dự

thầu 11,00%/năm. Lãi suất trần được Bộ Tài chính đưa ra tại phiên đấu thầu là 11,00%/năm. Kết quả, tổng khối lượng trái phiếu huy động thành công là 2 tỉ đồng với lãi suất 11,00%/năm, bằng lãi suất trần. Đây là lần thứ 3 KBNN phát hành trái phiếu kỳ hạn 2 năm trong năm 2008 qua hình thức đấu thầu qua TTGDCKHN, và số lượng trái phiếu huy động được là 702 tỉ đồng sau 3 đợt phát hành

Một số công cụ kiểm soát điều tiết lưu thông tiền tệ được sử dụng của NHNNVN từ sau 2000

Giai đoạn 2000 - 2007:

Sử dụng lãi suất:

Tháng 8/2000, cơ chế điều hành lãi suất cho vay bằng VND được chuyển từ cơ chế trần lãi suất sang lãi suất cơ bản .

Năm 2001, lãi suất từng bước được điều hành theo hướng tự do hóa và phù hợp với mục tiêu CSTT.

57 Từ năm 2003, việc điều hành CSTT chuyển biến theo hướng nới lỏng một cách thận trọng. Lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh dần là lãi suất trần; lãi suất chiết khấu được điều chỉnh là lãi suất sàn của thị trường liên ngân hàng.

Từ tháng 1/2005- 8/ 2008, NHNN đã tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu nhằm thắt chặt hơn tiền tệ, qua đó kiểm soát lạm phát đang có xu

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiệp vụ phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ của ngân hàng trung ương (Trang 44 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)