Nghiệp vụ phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiệp vụ phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ của ngân hàng trung ương (Trang 28)

Trung Hoa

Nền kinh tế Trung Quốc từ ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (10/1949) đến nay được chia thành hai thời kỳ, thời kỳ nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung bao cấp (1949-1978) và thời kỳ cải cách mở cửa Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay) đã đưa Trung Quốc từ một nền kinh tế lạc hậu trở thành một nền kinh tế lớn và có ảnh hưởng nhiều mặt đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới và khu vực. Sự phát triển của nền kinh tế cần đi đôi với sự phát triển của một hệ thống ngân hàng an toàn, bền vững cùng những chính sách tiền tệ hợp lý.

Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (People's Bank of China - PBC hoặc PBOC)- là ngân hàng trung ương của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa thành lập ngày 11 tháng 12 năm 1948 trên cơ sở hợp nhất các ngân hàng Hoa Bắc, ngân hàng Bắc Hải và ngân hàng nông dân Tây Bắc. Trụ sở ban đầu đặt tại Thạch Gia Trang, tỉnh Hồ Bắc, sau đó chuyển về Bắc Kinh năm 1949.

2.2.1 Giai đoạn nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung từ năm 1949-1978

Về thể chế kinh tế: Kinh tế Trung Quốc thời kỳ này hoàn toàn theo chế độ công hữu đơn nhất tức là hoàn toàn thuộc sở hữu công cộng. Chỉ hình thành một khu vực kinh tế là khu vực kinh tế quốc doanh, khu vực kinh tế cá thể và tư nhân không được khuyến khích phát triển, khu vực này vốn chỉ được coi là nguồn bổ sung cho kinh tế công hữu công hữu. Chế độ cổ phần và hợp tác cổ phần bị coi là sản phẩm của CNTB. Chính vì vậy, các mặt hàng sản xuất theo kế hoạch và do Nhà Nước định giá, kế hoạch mang tính pháp lệnh, với sự hạn chế trong kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như quyền tự mua bán sản phẩm. Thể chế kinh doanh ngoại thương theo kiểu tập trung cao độ, Nhà nước luôn đứng ra bù lỗ.

Trong giai đoạn này, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa là ngân hàng duy nhất của toàn Trung Quốc và đảm đương vai trò ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại.Mục tiêu là kiểm soát tiền mặt trong lưu thông nhằm mục tiêu phát triển kinh tế và đảm bảo nguồn cung trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung nhưng bằng các công cụ trực tiếp.

27

2.2.2 Giai đoạn cải cách, mở cửa từ năm 1978 đến nay

Từ tháng 12/1978, nền kinh tế Trung Quốc chuyển sang thời kỳ mới, quá trình cải cách và mở cửa, chuyển sang nền kinh tế định hướng thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn sự can thiệp của Chính phủ và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là một nền kinh tế hỗn hợp. Nền kinh tế Trung Quốc mở cửa, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Sự thay đổi quan niệm phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa (XHCN) và công cuộc cải cách đã được thực hiện trên 1 quan niệm mới với sự tồn tại và phát triển của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, ngoài chế độ công hữu hoàn toàn. Ngày nay, Trung quốc có 8 loại hình kinh tế: kinh tế quốc hữu (có doanh nghiệp cạnh tranh va phi cạnh tranh), kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế cổ phần, kinh tế góp vốn hợp tư (liên doanh), đầu tư nước ngoài, kinh tế Ma Cao và Hồng Kông, kinh tế tư nhân.

Nền kinh tế Trung Quốc mở cửa, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới.Gần bốn mươi năm đổi mới và hội nhập, nhờ thực hiện “giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị và tiến cùng thời đại”, công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc đã giành được những thành tựu to lớn và quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Những thành tựu mà nhân dân các dân tộc Trung Quốc giành được là rất đáng khâm phục: kinh tế tăng trưởng tăng liên tục, giai đoạn 1978 – 2007, GDP bình quân tăng hơn 9%, thực lực kinh tế từ vị trí thứ 10 tăng lên thứ 4, ngoại thương từ thứ 32 vươn lên thứ 3, thu hút đầu tư nước ngoài đứng thứ 2 và dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới. Đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc rất đáng kinh ngạc và trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới. Đời sống nhân dân đã từ chỗ chưa giải quyết được vấn đề no ấm, nay về tổng thể đã bước vào giai đoạn khá giả, thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng nhanh. Vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế cũng được nâng cao.

Trong lĩnh vực ngân hàng, từ khi cải cách, chiến lược mở cửa ngành Ngân hàng với mục đích là để thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài và cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách cung cấp các dịch vụ tài chính tốt hơn cho các tập đoàn kinh tế nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc. Các ngân hàng nước ngoài gia tăng sự hiện diện, các chính sách điều tiết lưu thông tiền tệ của Trung Quốc có nhiều thay đổi. Từ những công cụ điều tiết trực tiếp, sang nhiều công cụ điều tiết gián tiếp. Có thể chia quá trình

28 phát triển kinh tế của Trung Quốc từ khi đổi mới thành các thời kỳ, tương ứng với những chính sách phát hành và điều tiết lưu thông tiền tệ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa như sau:

a. Giai đoạn từ năm 1979-2001

Trong giai đoạn này, giai đoạn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ chỉ có một mục tiêu duy nhất là duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Từ đầu thập niên năm 1980 đến 1996, kinh tế Trung Quốc lúc nào cũng tăng trưởng trên dưới 10% (có năm lên đến 15%), trừ hai năm 1989 và 1990 là thời kỳ kinh tế bị ảnh hưởng bởi sự kiện Thiên An Môn (1989). Sau cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á (1997-98), tốc độ tăng trưởng của hầu hết các nước trong khu vực giảm nhanh nhưng Trung Quốc vẫn duy trì trong khoảng 7-9% cho đến bây giờ. Để điều tiết lượng tiền lương thông trong nền kinh tăng trưởng giai đoạn này, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa thực hiện những công cụ điều tiết sau:

- Thứ nhất, công cụ dự trữ bắt buộc (DTBB):

Năm 1984, PBC bắt đầu đưa ra hệ thống DTBB, tỷ lệ DTBB được thiết lập ở mức 20% đối với tiền gửi của các doanh nghiệp, 40% đối với tiền gửi cá nhân và 25% đối với tiền gửi của dân cư khu vực nông thôn.

Năm 1985, PBC thống nhất các mức dự trữ này ở mức 10% nhằm khuyến khích các NHTM Nhà nước cân bằng tài sản Có và tài sản Nợ.

Đến năm 1987, PBC nâng mức dự trữ lên 12% nhằm sử dụng tiền gửi DTBB để tập trung vốn hỗ trợ cho các ngành công nghiệp và các dự án trọng điểm; năm 1988, PBC đã cải tổ đáng kể hệ thống DTBB, tỷ lệ này lại tăng lên một lần nữa lên mức 13%. Nhìn chung, hai lần điều chỉnh này nhằm hạn chế sự tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế, sự tăng giá và tăng cung tiền quá mức. Có thể nói, trong giai đoạn đầu này, DTBB tương đối cao nhằm tăng quyền lực của PBC trong việc kiểm soát và điều chỉnh tín dụng. Bên cạnh đó, PBC sử dụng tiền gửi trong tài khoản dự trữ cho việc cung cấp tín dụng PBC cho sản xuất nông nghiệp và các dự án đầu tư quan trọng.

Tháng 3/1998, PBC đã thay đổi về căn bản hệ thống dự trữ bằng việc sát nhập hai tài khoản dự trữ bắt buộc và dự trữ vượt mức thành một tài khỏan thống nhất là tài khoản

29 dự trữ; đồng thời, các TCTD được toàn quyền sử dụng phần dự trữ vượt mức trong tài khoản này. Tỷ lệ DTBB sẽ là khác nhau với các đối tượng khác nhau và tình trạng tài chính, nội bộ khác nhau. Cách xác định tỷ lệ DTBB dựa trên: Tỷ lệ vốn thích hợp, tỷ lệ nợ quá hạn, tình trạng kiểm soát nội bộ, sự vi phạm quy chế lớn, sự cố rủi ro nghiêm trọng…

Việc áp dụng tỷ lệ DTBB được phân chia thành hai khối là: (1) các TCTD lớn chịu tỷ lệ DTBB cao hơn; (2) các TCTD nhỏ chịu tỷ lệ DTBB thấp hơn. Việc quy định tỷ lệ DTBB của các TCTD nhỏ và vừa ở mức thấp hơn trong khi áp dụng cùng một mức trần lãi suất huy động và sàn lãi suất cho vay tạo điều kiện cho các TCTD nhỏ có thể cạnh tranh, đảm bảo ổn định so với các TCTD lớn khác.

Ngoài ra, PBC còn ban hành chính sách mới về áp dụng tỷ lệ DTBB phạt đối với từng TCTD tăng trưởng tín dụng cao. Trước đây, PBC đã từng áp dụng biện pháp DTBB phạt trong trường hợp các TCTD không đảm bảo tỷ lệ vốn tối thiểu hoặc có tỷ lệ nợ xấu cao hơn mức cho phép.Tùy vào từng mục tiêu cụ thể, PBC sẽ áp dụng DTBB phạt như là một chế tài để đạt được các mục tiêu điều hành của mình. Việc áp dụng tỷ lệ DTBB phạt đối với các TCTD có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn được coi là một biện pháp quan trọng để đảm bảo các TCTD sẽ tăng trưởng tín dụng ở mức “vừa phải, hợp lý” theo mục tiêu điều hành của PBC.

- Thứ hai, về công cụ Nghiệp vụ Thị trường mở (OMO):

Nghiệp vụ Thị trường mở bắt đầu thực hiện từ tháng 3/1994, đây là nghiệp vụ ngoại hối.Tuy nhiên, thị trường mở bắt đầu khôi phục và được đánh giá là hoạt động thực sự có hiệu quả bắt đầu từ tháng 5/1998, hệ thống buôn bán sơ cấp được thành lập khi PBC xóa bỏ cơ chế điều hành thông qua việc phân bổ hạn mức tín dụng.Nghiệp vụ OMO dần trở thành một kênh quan trọng trong quá trình truyền dẫn chính sách tiền tệ và trở thành một công cụ định hướng diễn biến lãi suất thị trường. Các nghiệp vụ OMO bắt đầu được sử dụng kể từ ngày 26/5/1998 ; đến ngày 22/4/2003 , tín phiếu NHTW bắt đầu được phát hành trên cơ sở thị trường trái phiếu liên ngân hàng. Mục đích chính của tín phiếu NHTW là hút về phương tiện thanh toán tăng lên do mua ngoại hối cho dự trữ ngoại hối.

30 Các công cụ chiết khấu là thương phiếu, hối phiếu được các ngân hàng chấp nhận trên thị trường.Tái chiết khấu là công cụ hỗ trợ vốn ngắn hạn cho các TCTD, không phải là kênh cung ứng vốn chủ yếu của PBC đối với các TCTD. Lãi suất tái chiết khấu do PBC quy định trong từng thời kỳ. Lãi suất tái chiết khấu được xây dựng ở mức điều chỉnh phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ (nới lỏng hoặc thắt chặt).

Từ năm 1986, PBC bắt đầu thực hiện chiết khấu đối với các NHTM, thời gian này thị trường tín phiếu ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển và khối lượng giao dịch tương đối nhỏ.

Việc PBC điều chỉnh thận trọng lãi suất tái chiết khấu là một bước đi quan trọng trong quá trình đổi mới cơ chế lãi suất theo định hướng thị trường. Điều này góp phần cải thiện cơ chế hoạt động của chính sách lãi suất, điều tiết mối quan hệ vay mượn giữa PBC với các TCTD, nâng cao khả năng quản lý hiệu quả, minh bạch nguồn vốn vay từ PBC của các TCTD.

- Thứ tư, công cụ lãi suất

Đối với Trung Quốc, việc xây dựng hệ thống lãi suất NHTW, cải thiện cơ chế hoạt động của chính sách lãi suất và tăng cường định hướng lãi suất thị trường của lãi suất NHTW là điều kiện tiên quyết đối với NHTW trong việc thực thi có hiệu quả chính sách điều hành lãi suất trong quá trình cải cách lãi suất. Cải cách lãi suất ở Trung Quốc được thực hiện trên cơ sở thị trường, lãi suất được tự do hóa từng bước thông qua việc tự do hóa (i) Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng; (ii) Lãi suất thị trường trái phiếu; (iii) Lãi suất huy động và cho vay của các TCTD đối với nền kinh tế.

Tự do hóa lãi suất trên thị trường liên ngân hàng: Từ 1996, lãi suất thị trường liên ngân hàng được tự do hóa: tất cả các hoạt động cho vay liên ngân hàng được tổ chức thông qua một hệ thống mạng liên ngân hàng thống nhất, lãi suất thị trường liên ngân hàng được tự do hóa, mức lãi suất do các bên tự quyết định theo quan hệ cung cầu vốn trên thị trường.

Tự do hóa lãi suất của các trái phiếu: PBC cho rằng thị trường trái phiếu là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính và việc tự do hóa lãi suất thị trường trái phiếu đã tạo thành một bước tiến quan trọng trong cải cách toàn diện lãi suất theo thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31 Tự do hóa lãi suất cho vay và lãi suất huy động:Trung Quốc đang thực hiện cơ chế trần lãi suất tiền gửi và sàn lãi suất cho vay để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng và tổ chức tài chính. Các mức lãi suất trần tiền gửi và sàn cho vay chuẩn được điều chỉnh linh hoạt để đạt được sự cân bằng trong và ngoài nước. Việc quản lý sàn lãi suất cho vay chủ yếu nhằm 2 mục tiêu chính (i) Hạn chế hạ thấp lãi suất kiểm soát tăng trưởng tín dụng khi nền kinh tế phát triển quá nóng; (ii) Hạn chế cạnh tranh không lành mạnh giữa các TCTD lớn với các TCTD nhỏ. Việc áp dụng trần lãi suất huy động nhằm hai mục tiêu chính (i) Lãi suất tiền gửi không được tăng cao quá mức làm hạn chế tiêu dùng gây ra tình trạng dư cung. (ii) Hạn chế sự dịch chuyển vốn giữa các NHTM.

- Thứ năm, về công cụ tỷ giá:

Trước năm 1979, Trung Quốc thực hiện chính sách tỷ giá cố định và đa tỷ giá. Cơ chế này đã làm cho các doanh nghiệp mất đi quyền chủ động trong kinh doanh, không gắn kết lợi ích kinh tế với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp không chú ý đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tính ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước, chính điều này đã làm cho Trung Quốc rơi vào suy thoái, khủng hoảng kinh tế sâu sắc.

Đầu những năm 80, Trung Quốc đã cho phép thực hiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá giảm dần để phản ảnh đúng sức mua của đồng NDT. Chính sách này đã giúp Trung Quốc cải thiện được cán cân thương mại, giảm thâm hụt thương mại và cán cân thanh toán, đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, lạm phát của Trung quốc tiếp tục gia tăng, hạn chế xuất khẩu và ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế.

Tháng 1/1994, Trung Quốc chính thức công bố điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng NDT; đồng thời, để chính sách điều chỉnh tỷ giá giữ được ổn định, không bị giới đầu cơ thao túng, Trung Quốc đã thực hiện chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối, nhằm mục đích tập trung ngoại tệ về Nhà nước, đảm bảo cung-cầu ngoại tệ thông suốt. Đồng thời, từ năm 1994-1996, Trung Quốc thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ bắt buộc theo quy định của Chính phủ và quy định về cải cách cơ chế quản lý ngoại hối PBC. Theo đó, các nguồn thu ngoại tệ của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội phải kịp thời chuyển về nước

32 và bán hết cho các ngân hàng được ủy quyền. Từ đó, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc ngày càng tăng.

b. Giai đoạn từ năm 2001 đến nay

Cuối năm 2001, Trung Quốc chính thức trở thành thành viên Tổ chức thương mại Thế giới WTO, sự kiện có tác động lớn đối với Trung Quốc và hệ thống thương mại thế giới. Sự tác động này bao gồm: sự mở rộng của thị trường ở Trung Quốc đối với xuất khẩu, sự gia tăng xuất khẩu đối với các nước khác, sự cạnh tranh tại các thị trường thứ ba, sự mở rộng đầu tư ở Trung Quốc và tiềm năng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ngày càng tăng cao, mức tăng trưởng vẫn cao kể cả

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiệp vụ phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ của ngân hàng trung ương (Trang 28)