Giai đoạn 1987 1999:

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiệp vụ phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ của ngân hàng trung ương (Trang 39 - 40)

Năm 1987 do thiên tai, sản lượng lương thực cuối năm giảm 3.5% và đầu năm 1988 một số địa phương miền Bắc bị đói, nên giá cả lên cao, lạm phát chi phí đẩy lại tiếp diễn. Đứng trước tình hình đó, người dân tích trữ hàng hóa, lương thực, vàng và đô la càng nhiều vì lo sợ đồng Việt Nam sẽ mất giá đã tạo ra cầu giả tạo, đã dẫn đến lạm phát cầu kéo, với tỷ lệ lạm phát là 233.1% và mức tăng trưởng GDP chỉ là 3.78%.

38 Từ năm 1989-1991, lạm phát tuy có giảm nhưng vẫn còn khá cao với mức tăng 67% liên tiếp trong 2 năm 1990 và 1991, phải từ năm 1992 trở đi tình hình mới tạm ổn cho đến năm 1995.Như vậy, trong giai đoạn này lạm phát xảy ra ban đầu là do chi phí đẩy, sau đó là do mức tăng cung tiền và sau đó là lạm phát cầu kéo xảy ra.

Năm 1990-1991, để khống chế lạm phát NHNN đã đưa ra tỷ lệ hạn mức tín dụng ở mức vừa phải cho các NHTM và đã đạt được kết quả rất khả quan. Tuy nhiên đến năm 1998, công cụ hạn mức tín dụng nhằm điều tiết cung tiền cũng đã mất dần vai trò và NHNN đã không áp dụng nó kể từ quý II/1998.

Trong giai đoạn này, NHNN thực hiện phát hành tiền qua các kênh chủ yếu là cấp tín dụng cho các NHTM. Công cụ điều tiết lượng cung tiền chủ yếu trong thời gian này là hạn mức tín dụng đối với các NHTM.

- Ưu điểm của kênh phát hành tiền thông qua nghiệp vụ tín dụng đối NHTM: tác động nhanh gián tiếp đến lãi suất để thực hiện chính sách tiền tê.

- Khuyết điểm: Khi tái chiết khấu, tái cấp vốn NHNN đã tham gia gánh chịu một phần rủi ro của nên kinh tế.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiệp vụ phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ của ngân hàng trung ương (Trang 39 - 40)