Tiền gửi kho bạc Nhà
nước 7.432 42,79 4.200 34,65 3.345 23,28
tổng hợp)
Phân loại vốn theo thời gian: Tiền gửi KKH có xu hướng giảm từ năm 2010 đến năm 2013. Trong khi đó tiền gửi KH <12T có xu hướng tăng đến năm 2013 là 9.909 tỷ đồng. Các khoản tiền gửi còn loại có xu hướng ổn định.
Phân loại theo loại tiền tệ: Nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ cân đối hàng năm. Đảm bảo cho hoạt động ngân hàng diễn ra ổn định, đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu xuất nhập khẩu trong nước. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ có xu hướng giảm, nguyên nhân là lãi suất huy động ngoại tệ giảm rất thấp so với VNĐ.
Phân loại theo đối tượng khách hàng: Nguồn vốn kho bạc Nhà nước giảm mạnh từ năm 2010 đến năm 2013 chỉ còn 199 tỷ đồng và chiểm tỷ trọng 1.25%. Nguồn vốn này giảm đã gây ra rất nhiều khó khăn cho Agribank chi nhánh Hà Nội vì đây là nguồn vốn rẻ và có thời gian gửi tương đối ổn định. Tuy nhiên, trong thời điểm khó khăn dưới sự lãnh đạo của Giám đốc và định hướng của phòng kế hoạch tổng hợp cùng sự nỗ lực của toàn thể nhân viên Agribank chi nhánh Hà Nội đã đẩy mạnh huy động nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và đã đạt được kết quả tốt năm 2013 đạt 10.131 tỷ đồng. Một nguyên nhân khác là năm 2013, lãi suất huy động giảm nhưng lạm pháp đã được kiềm chế, tỉ giá ổn định, thị trường chứng khoán đóng băng, bất động sản trầm lắng nên tiền gửi ngân hàng vẫn là kênh cư trú an toàn.
Bảng 2.2: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: %/năm
Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
- LS đầu vào thực tế
- LS cho vay thực tế
bình quân (năm) 13,51% 15,67% 13,56% 9,43%
- CLLS đầu vào-đầu ra 3,66% 3,63% 3,33% 2,74%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010, 2011, 2012, 2013 - P. Kế hoạch tổng hợp)
Chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào có dấu hiệu giảm qua các năm. Nguyên nhân chính là nền kinh tế gặp khó khăn, nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp giảm. Cùng với đó là sự rủi ro của hoạt động tín dụng tăng cao, đặc biệt là nợ xấu tăng nhanh, nhiều ngân hàng có nguồn vốn dư thừa mà vẫn hạn chế cho vay. Với Agribank chi nhánh Hà Nội cũng vậy, việc tìm kiếm khách hàng tốt để cho vay là rất khó.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Trong giai đoạn 2010-2013, hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Hà Nội chịu tác động mạnh của suy thoái kinh tế: khả năng hấp thụ vốn của các
doanh nghiệp thấp, tín dụng khó tăng trưởng, xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng cũng như tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản chậm được giải quyết, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể và phá sản lớn. Dẫn đến, dư nợ của Agribank chi nhánh Hà Nội giảm từ 4.883 tỷ đồng năm 2010 xuống còn 4.467 tỷ đồng năm 2013. Agribank chi nhánh Hà Nội đã chủ động
sàng lọc khách hàng, tìm kiếm khách hàng tốt để cho vay nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn.
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010, 2011, 2012, 2013 - P. Kế hoạch tổng hợp)
Biểu đồ 2.2: Tình hình dư nợ bình quân tại Agribank chi nhánh Hà Nội
Trong giai đoạn 2010 – 2013, tốc độ tăng trường hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Hà Nội còn thấp cụ thể: (năm 2010 đạt 4.883 tỷ đồng – tăng 5,1% so với năm 2009, năm 2011 đạt 4.406 tỷ đồng - giảm 9,7% so với năm 2010, năm 2012 đạt 4.441 tỷ đồng – tăng 0,79% so với năm 2011, năm 2013 đạt 4.467 tỷ tăng 0,58% so với 2012) – mức tăng trưởng này thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng chung của cả hệ thống ngân hàng (trung bình đạt khoảng 18%).
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ bình quân tại Agribank chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị trọngTỉ (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Dư nợ theo thời
hạn 4.883 100 4.407 100 4.441 100 4.467 100
Ngắn hạn 2.869 58,75 2.716 61,63 2.942 66,25 2.823 63,20 Trung, dài hạn 2.014 41,25 1.691 38,37 1.499 33,75 1.644 36,80
Dư nợ theo loại
tiền 4.883 100 4.407 100 4.441 100 4.467 100
Dư nợ nội tệ 3.787 77,55 3.550 80,55 3.584 80,70 3.730 83,50 Dư nợ ngoại tệ
(quy đổi VND) 1.096 22,45 857 19,45 857 19,30 737 16,50
Dư nợ theo đối
tượng KH 4.883 100 4.407 100 4.441 100 4.467 100
Dư nợ Hộ sx và cá
nhân 677 13,86 782 17,74 332 7,48 455 10,19
Dư nợ cho vay
Doanh nghiệp 4.206 86,14 3.625 82,26 4.109 92,52 4.012 89,81
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010, 2011, 2012, 2013 - P. Kế hoạch tổng hợp)
Dư nợ tín dụng của Agribank chi nhánh Hà Nội phần lớn là tín dụng bằng đồng Việt Nam, tập trung chủ yếu ở khối khách hàng doanh nghiệp và khoảng 60% là nợ ngắn hạn; mặc dù tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh (tỉ lệ nợ xấu năm 2012: 2,25%, năm 2013: 2,63%) được khống chế dưới mức 3% nhưng nguy cơ rủi ro tín dụng lại khá lớn khi tỷ trọng nợ nhóm 2 luôn chiếm trên 35% tổng dư nợ. Từ năm 2010 – 2013, cơ cấu dư nợ tín dụng của ngân hàng có xu hướng giảm nhẹ ở dư nợ tín dụng ngoại tệ từ khi ngân hàng Nhà nước có văn bản hạn chế đối tượng được phép vay vốn ngoại tệ và hạn chế tăng trưởng nóng tín dụng ngoại tệ; dư nợ tín dụng cũng có sự chuyển dịch giảm dần tỷ trọng cho vay dài hạn để chuyển sang cho vay ngắn hạn trên cơ sở chọn lọc giải ngân các dự án có hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ thu nợ và vòng quay vốn tín dụng để chuyển biến cơ cấu dư nợ của chi nhánh về ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, so với cơ cấu dư nợ của Agribank Việt Nam, cơ cấu dư nợ tín dụng của Agribank chi nhánh Hà Nội vẫn tập trung quá nhiều vào khối khách hàng doanh nghiệp (80 – 90% tổng dư nợ cho vay là của khách hàng doanh nghiệp), trong khi chưa có sự tài trợ hợp lý cho nhu cầu vay vốn của đối tượng khách hàng là hợp tác xã, tư nhân và cá thể. Đây là điểm khác biệt căn bản giữa cơ cấu dư nợ cho vay của Agribank chi nhánh Hà Nội với cơ cấu dư nợ cho vay chung của hệ thống Agribank Việt Nam khi mà Agribank Việt
Nam dành tới 70% tổng dư nợ để cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; 55% tổng dư nợ để cho vay cá nhân, hộ gia đình và định hướng đến năm 2020 vẫn giữa nguyên cơ cấu này với mức dư nợ bình quân/hộ đạt 50 triệu đồng/hộ.
2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ