Mô tả các van trong điều khiển thủy lực số

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hộp số tự động trên xe Volvo A40D (link bản vẽ: https://bit.ly/37Y4944) (Trang 56)

- Mạch P1

+ Van điều biến áp suất ly hợp chính PWM được kiểm soát bởi bộ vi xử lý, điều khiển áp suất tới phía lò xo của van áp suất chính MPV.

+ Van áp suất chính MPV bị tác động bởi áp suất P1 và áp suất phía sau của lò xo và áp suất PM.

+ Van điều biến áp suất các bộ phanh TV1: dòng dầu từ PKR đi tới TV1, áp suất trong PKR được kiểm soát bởi TV1 với sự trợ giúp của lò xo và PWM4202/S13. PWM4202/S13 là một van điện từ nó kiểm soát áp suất phía lò xo của van TV1. Chức năng kiểm soát như sau: dòng xung điện của ECU tới cuộn từ tính, dòng bằng 0 cho áp suất lớn nhất, dòng tối đa cho áp suất tối thiểu. Dòng PKR đi qua van một chiều NRV2 và NRV3 tới van rơle RV1 và RV2.

- Mạch PC

+ Van biến mô: van kiểm soát áp suất trong biến mô.

+ Biến mô C: bơm PC cấp đầy dầu cho biến mô C, áp suất tồn tại trong biến mô được xác định bởi van biến mô CRV, khi áp suất trong biến mô đạt tới giới hạn, phần thừa trở về cácte.

+ Van áp suất dầu bôi trơn LRV: kiểm soát áp suất và hướng dầu tới các điểm bôi trơn trong hộp số. Dầu thừa được trả về cácte, hộp số cũng nhận được dầu bôi trơn trực tiếp từ CRV qua van giảm áp.

+ Van rơle RV1 - RV9: dầu trong ly hợp K1 và K2 được xả về cácte qua van rơle RV7 và RV8. Dầu trong tất cả các bộ phanh được xả về cácte qua các van rơle RV1- RV5.

Số Phanh MA4201 (S1) MA4202 (S2) MA4203 (S3) MA4204 (S4) MA4205 (S5) Ly hợp MA4206 (S7) MA4207 (S8) R1 B4 x x K2 X R2 B5 x x K2 X N N1 B5 x x N2 B4 x X N3 B3 x x N4 B1 x N5 B2 x N6 K2 X F1 B5 x x K1 X F2 B4 x x K1 X F3 B3 x x K1 X F4 B1 x K1 X F5 B2 x K1 x F6 K1,K2 x x

Bảng phối hợp hoạt động giữa các van điện từ

4.3. Hoạt động điều khiển của hộp số 4.3.1. Điều khiển chuyển số

Hệ thống điều khiển có ba van điều biến: PWM4201, PWM4202, PWM4203 và bảy van điện từ (MA4201 – MA4207).

Việc điều khiển chuyển số trong hộp số được thực hiện bởi bộ điều khiển hộp số T- ECU thông qua các tín hiệu về trạng thái làm việc của xe. Khi xe đi ở số tiến

F1 thì các van điện từ MA4201/S1, MA4205/S5, MA4206/S7, MA4207/S8 được kích hoạt. Van rơle RV7 đưa dầu tới ly hợp K1, áp suất cũng được tạo nên trước van áp suất chính MPV. Con trượt của van bị đẩy, nén lò xo lại và điều chỉnh áp suất sao cho van mở hoàn toàn. Dầu thừa hướng qua van CRV tới biến mô C hoặc về cácte. Các van rơle RV1 và RV5 hướng dầu tới bộ phanh B5. Khi van rơle của bộ phanh B5 mở, áp suất giảm khi đi qua van tiêu xung TV1 và các van rơle RV1 và RV5. Để bù trừ cho hiện tượng này, TV1 mở và tăng lưu lượng sao cho áp suất tăng trở lại áp suất ban đầu. Khi áp suất B5 được đúng trở lại, PWM4202/S13 xả dầu thừa về cácte hộp số.

4.3.1.1. Điều khiển hộp số chính

Chiến lược chuyển số. Có 9 vị trí mở bướm ga được xác định cho hộp số. Tại mỗi vị trí mở bướm ga sử dụng một chương trình đổi số riêng. Có 8 chương trình đổi số được xác định. Vị trí mở bướm ga/chương trình đổi số chọn điểm chuyển số chính xác tùy theo tải của động cơ và tốc độ của ôtô. Chức năng này phát hiện hiện tượng tăng giảm số lặp lại giữa những số lân cận và khắc phục hiện tượng đó bằng cách thay đổi chương trình đổi số. Với cần số ở vị trí D (truyền động), sự đổi số bị ảnh hưởng bởi mức độ nặng nhẹ của xe. Bình thường với xe không tải việc tăng số xảy ra ở vận tốc thấp hơn xo với xe có tải. Khi phát hiện bướm ga mở hoàn toàn và việc giảm số được kích hoạt, chương trình đổi số được chuyển sang tăng số muộn hơn. Khi lái xe nhả bớt chân ga chức năng lại trở về chương trình đổi số bình thường. Vị trí cần số khác nhau, chế độ chuyển số khác nhau.

Vị trí 1, 2 và 3 sẽ tăng số muộn hơn so với vị trí D Vị trí 1 chỉ có số 1 được sử dụng

Vị trí 2 chỉ có số 1 và số 2 được sử dụng Vị trí 3 chỉ có số 1, 2 và 3 được sử dụng

Vị trí R, việc đổi số giữa R1 và R2 xảy ra theo chương trình đổi số thông thường, không có chức năng khi mở ga tối đa sẽ tăng số muộn hơn.

Vị trí N chương trình đổi số thông thường được sử dụng khi xe lăn do các phanh B1 đến B5 và K2 của các số tương ứng được kích hoạt, tuy nhiên không có truyền động ở trục ra.

Khi chức năng khóa số được kích hoạt, việc đổi số bị khóa. Trường hợp vận tốc di chuyển thấp hơn hoặc cao hơn giá trị cho phép của số đang gài thì số sẽ chuyển số và chức năng khóa số bị ngắt.

Điều kiện để gài số từ vị trí N:

+ Tốc độ của động cơ < 1100v/ph + Cảm biến tốc độ động cơ OK

+ Tín hiệu cấm gài số từ chức năng khác không kích hoạt + Các van PWM (điều khiển áp suất) trong hộp số OK + Vị trí H hoặc L ở hộp số phụ được xác định

+ Các van điện từ ở hộp số phụ OK

+ Khi một số đã nhập, vị trí số đó được duy trì ngay cả khi các điều kiện trên không được thực hiện trừ khi một van điện từ của hộp số được phát hiện là hỏng.

Điều kiện để về số N: + Cần số ở vị trí N

+ Tốc độ trục ra của hộp số phụ < 340 v/ph Điều kiện để thay đổi chiều chuyển động:

+ Yêu cầu đổi chiều chuyển động D/ 1/ 2/ 3 → R hoặc R→ D/ 1/ 2/ 3. + Tốc độ trục ra của hộp số phụ < 120v/ph.

Điểm đổi số: Điểm đổi số được xác định theo tốc độ trục ra của hộp số phụ, có sự bù trừ cho sự tăng ga hoặc giảm tốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm điện áp sụt giảm: Nếu điện áp của hệ thống bị sụt còn dưới 18V, hộp số được chuyển về vị trí số 0 được áp dụng cho vận tốc di chuyển lúc đó N1 – N2 – N3 – N4 – N5 – N6 – R1 – R2.

4.3.1.2. Điều khiển hộp số phụ

Hoạt động chuyển số thực hiện bằng dòng chảy thủy lực với ba van điện từ: van số chậm, van số nhanh, van số N.

Điều khiển việc đi số của hộp số phụ

+ Chuyển từ số thấp sang số cao ở vận tốc xe cao xảy ra như sau: + Van đi số N được kích hoạt, các van đi số H và số L ngừng kích hoạt. + Giảm tốc độ động cơ.

+ Số chính được đưa về số N

+ Phanh dừng được kích hoạt để giảm tốc độ động cơ. + Đợi đến khi vị trí số 0 tại hộp số phụ được hiển thị + Vào số chính

+ Van số thấp được kích hoạt

+ Van số cao được kích hoạt, van số thấp ngừng. + Tốc độ động cơ trở lại giá trị mong muốn. Điều kiện để đổi số thấp

+ Số đang gài hiện thời không phải là R1 hoặc R2. + Tốc độ ra của động cơ 500 – 1000 v/ph.

+ Vận tốc xe < 5 km/h. + Các van điện từ OK. + Phanh tay đã nhả > 1 lần

Trình tự chuyển từ số thấp sang số cao ở vận tốc thấp (< 5 km/h) + Kích hoạt van số N.

+ Đợi ra số N.

+ Kích hoạt van số cao.

Chuyển từ số cao sang số thấp ở vận tốc cao xảy ra như sau: + Van số N và van số thấp được kích hoạt.

+ Giảm tốc độ động cơ. + Số chính về N.

+ Phanh giảm tốc kích hoạt để giảm tốc độ động cơ. + Đợi đến khi hiển thị hộp số phụ ra số N.

+ Vào số chính.

+ Tốc độ động cơ được điều chỉnh đến tốc độ ra hộp số phụ. + Ngừng kích hoạt van số N và van số cao, kích hoạt van số thấp. + Tốc động cơ trở lại giá trị mong muốn.

+ Số hiện thời không phải là R1 hoặc R2. + Tốc độ ra của động cơ 500 - 1000 v/ph. + Vận tốc < 5km/h.

+ Các van điện từ OK. + Phanh tay đã nhả > 1 lần.

Đổi số cao sang số thấp ở vận tốc thấp (< 5 km/h)

+ Kích hoạt van đi số N và van đi số thấp, ngừng van đi số cao. + Đợi ra số N.

+ Ngừng kích hoạt van số N.

Việc đổi số hộp số phụ sẽ không xảy ra khi số lùi đang kích hoạt. Nếu đổi số thất bại, xe phải khởi động lại có nghĩa là xe ngừng, tắt máy, chìa khóa khởi động xoay về 0. Sau khi khởi động lại, việc đi số mới có thể thực hiện.

4.3.2. Các chức năng khác4.3.2.1. Chế độ khóa biến mô 4.3.2.1. Chế độ khóa biến mô

Khi bộ điều khiển hộp số T- ECU kích hoạt chế độ khóa biến mô thì van PWM4203/S14 được kích hoạt. Van điều khiển RV9 tiếp nhận dầu từ van một chiều NRV9 để điều khiển ly hợp khóa biến mô. Chương trình điều khiển PWM4201/S11 làm hạ thấp áp suất P1 xuống, khi đó bơm PC tạo áp suất lớn hơn áp suất bơm P1, van MPV sẽ điều khiển dòng chất lỏng qua van một chiều tạo điều kiện cho cụm van điều khiển khóa biến mô thực hiện việc khóa biến mô.

Khi bộ điều khiển hộp số kích hoạt phanh dừng, thì van điện từ PWM4204 kích hoạt điều khiển cụm van phanh RRV. Dầu từ khoang dầu biến mô tới khoang dầu phanh, khi dầu được điền đầy, quá trình phanh được thực hiện.

Trong quá trình phanh làm việc thì dầu trong hệ thống phanh bị nóng lên, khi đó dầu sẽ được đưa tới khoang tản nhiệt RC sau đó lại quay trở về phanh.

Áp suất dầu trong mạch được điều khiển bởi áp suất hoàn lưu PR2 dưới sự kiểm soát áp suất từ PWM4204/S13. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dầu cũng đi qua van giảm áp trong van biến mô để tới van bôi trơn LRV.

Sau thời gian được giao đồ án, em đã cố gắng thực hiện và đến nay đã hoàn thành nhiệm vụ được giao là: “Tìm hiểu hộp số xe Volvo A40D”.

Ngay từ lúc nhận được đề tài, em đã tiến hành khảo sát thực tế, tìm tòi các tài liệu tham khảo từ đó làm cơ sở để vận dụng những kiến thức đã học được trong nhà trường cũng như tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn để hoàn thành đồ án.

Trong đồ án này, do thời gian hạn chế và kiến thức của bản thân có hạn nên em đi vào tìm hiểu kết cấu của hộp số chính, hộp số phụ, đặc điểm vận hành, việc điều khiển hộp số và tính toán sức kéo của xe ở số truyền cao của hộp số phụ. Quá trình tính toán lựa chọn các thông số và các kích thước cơ bản của các kết cấu trên được em tiến hành một cách chính xác và đảm bảo độ tin cậy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. PGS. TS. Nguyễn Trọng Hoan (Hà Nội 2005) - Tập bài giảng “Thiết kế tính toán Ôtô”.

[2]. PGS. TS. Nguyễn Khắc Trai (NXBKHKT 2000) - Cấu tạo hệ thống truyền lực Ôtô con.

[3]. Dương Đình Khuyến (Hà Nội 2004) - Bài giảng “Cấu tạo ôtô”.

[4]. Lê Thị Vàng (Hà Nội 2001) - Hướng dẫn làm bài tập lớn môn hoc “Lý thuyết ô tô”.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hộp số tự động trên xe Volvo A40D (link bản vẽ: https://bit.ly/37Y4944) (Trang 56)