Giải pháp thực hiện kế hoạch cho công ty

Một phần của tài liệu Luận văn "Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và tỷ suất sinh lợi tại Cty TNHH Việt An " doc (Trang 40 - 46)

Dựa vào tỷ số EBIT/doanh thu người ta có thể đo lường kết quả hoạt động của

công ty, nếu tỷ số này lớn thì công ty hoạt động có hiệu quả. Chẳng hạn, EBIT/doanh

thu của năm 2006 là 4,85% nghĩa là 1 đồng doanh thu mang lại có trong đó 0,0485 đồng lợi nhuận. Và dự kiến tỷ số này trong năm 2007 là 7,34% cao hơn nhiều so với năm 2006, cũng có nghĩa là mong muốn lợi nhuận trong năm 2007 tăng lên 0,0734

đồng khi doanh thu tăng lên 1 đồng. Tỷ số này cao thì suất sinh lời trên doanh thu sẽ

lớn và hoạt động của công ty là khá tốt.

Nhìn vào bảng dự kiến của công ty, ta thấy để đạt được kế hoạch đề ra, trước tiên ta cần phải đảm bảo về các chỉ tiêu doanh thu và doanh số. Vì như đã thấy ở trên, chi phí của năm 2007 có thể sẽ thấp hơn định mức trong kế hoạch nên có thể công ty

không cần bận tâm đến các yếu tố chi phí đầu vào. Do đó, vấn đề cần thiết bây giờ là

làm sao đạt được doanh thu như kỳ vọng.

Căn cứ vào đồ thị hòa vốn, để doanh thu đạt được cao, ta có thể sử dụng 1 trong 2 chính sách sau:

- Thứ nhất, phải đảm bảo doanh số bán ra trong trường hợp công ty không có ý định thay đổi mức giá bán trong kế hoạch. Thế nhưng không hẳn công ty gia tăng mức

sản lượng là có thể tăng doanh số bán ra. Do đó, vấn đề ở đây sẽ liên quan đến việc

tiêu thụ hàng hóa. Điều này, đòi hỏi công ty phải tìm kiếm thị trường, tập trung vào các thị trường mới như: Châu Phi, các nước Trung Đông, chú trọng hơn thị trường khu vực

Châu Á ...

- Thứ hai, công ty có thể tăng giá bán ra trên mỗi đơn vị sản phẩm. Điều này cũng có thể thực hiện được. Bởi trong năm 2007, tình hình giá cả các mặt hàng nhìn

chung đều gia tăng, không chỉ riêng Việt An mà các công ty khác đều phải chịu ảnh hưởng tương tự. Chẳng hạn như giá xăng dầu, giá các loại vật tư, nguyên liệu đầu vào

khác,... Đây là một trong những vấn đề ảnh hưởng nhiều đến chính sách thay đổi giá

bán của các công ty. Tuy nhiên, với mức độ cạnh tranh như hiện nay, việc tăng giá bán

sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tiêu thụ của công ty. Bởi vì xung quanh công ty có khá nhiều đối thủ. Do đó điều này có thể làm giảm doanh số bán ra.

SVTH: VÕ THỊ TRÚC LÊ - 41 - Việc sử dụng giải pháp nào trong hai giải pháp trên cũng đều nhằm mang lại lợi

nhuận cho công ty. Vì vậy, công ty có thể căn cứ vào thị trường sản phẩm, năng lực

cạnh tranh, mức độ mạo hiểm,... để lựa chọn giải pháp phù hợp. Đối với việc giải pháp

thứ nhất đòi hỏi công ty tăng cường thêm cho các khâu quảng cáo và bán hàng, tìm thị trường tiêu thụ... Còn đối với giải pháp thứ hai, đòi hỏi công ty phải chấp nhận mạo

hiểm vì doanh số có thể không đạt như mong muốn, chi phí cho việc quản lý hàng tồn

kho sẽ tăng lên do không thể lường trước số lượng sản phẩm bán ra là bao nhiêu.

Nhưng bù lại, chênh lệch giữa giá bán và giá vốn sẽ cao hơn sẽ mang lại một lợi nhuận

lớn hơn so với giải pháp thứ nhất.

Bên cạnh việc gia tăng lợi nhuận, đòi hỏi công ty còn phải quan tâm đến mức độ

rủi ro mà công ty có thể gặp phải. Ta thấy rủi ro trong 2 năm hoạt động vừa qua của

công ty là khá lớn thông qua các tỷ số thanh toán của công ty. Do đó, đòi hỏi bên cạnh

việc đẩy mạnh đầu tư sản xuất cần phải quan tâm đến việc giảm thiểu rủi ro cho công

ty. Tuy nhiên, việc giảm rủi ro đồng nghĩa với việc giảm bớt suất sinh lời của công ty.

DTL thể hiện mức độ rủi ro tổng hợp trong việc sử dụng đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính. Cho nên việc hạ thấp chỉ số này ta cần phải chú trọng đến chính sách bù trừ giữa hai đòn bẩy này.

- DTL2006 ở mức 7,53 là chủ yếu là do tác động của DFL2006, trong khi DOL2006

chỉ bằng 1,87. Do vậy, để hạn chế mức độ rủi ro tổng hợp thì trước tiên công ty cần

phải giảm độ nghiêng đòn cân nợ. Vì thế, công ty cần xem lại cơ cấu nợ của mình và có một chính sách điều chỉnh hợp lý. Chẳng hạn, công ty có thể gia tăng nguồn vốn

chủ sở hữu và giảm tỷ trọng nợ vay trong nguồn vốn. Nếu EBIT dự kiến tăng 175% so

với năm 2006 mà công ty chỉ phải trả cho chi phí tài chính với mức tăng 100% thì DFL của năm 2007 sẽ giảm còn 2,20.

- Về độ nghiêng đòn cân định phí, với xu hướng gia tăng chi phí không đáng kể như đã nêu ở phần trên, điều này sẽ góp phần làm cho DOL2007 sẽ giảm hơn nữa. Do đó, mức ảnh hưởng của DOL đến độ bẩy tổng hợp của công ty trong năm này sẽ không đáng kể.

SVTH: VÕ THỊ TRÚC LÊ - 42 -

Chương 6 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

*************

KẾT LUẬN

Sau 2 năm đi vào hoạt động, trải qua bao khó khăn, thử thách, cuối cùng thì Việt

An cũng đã có vị trí trên thị trường trong nước lẫn quốc tế. Mặc dù qua bài phân tích, ta cũng đã thấy được những hạn chế, những nguy cơ mà công ty có thể mắc phải.

Song, với tốc độ phát triển như hiện nay, có lẽ vượt qua những hạn chế đó chỉ còn là vấn đề thời gian.

Bên cạnh đó, việc phân tích các chỉ số ROE, DOL, DFL, DTL, ta cũng đã thấy được xu hướng giảm thiểu rủi ro của công ty, đó là sự nổ lực điều chỉnh các nhân tố có liên quan để sao cho mức rủi ro mà công ty phải đối mặt là có thể chấp nhận được và

gia tăng dần lợi nhuận của công ty.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu đề tài cũng còn vấp phải một số hạn chế. Đó là những

hạn chế vốn có trong kỹ thuật phân tích. Do đó, chỉ mang lại tính chính xác tương đối

cho bài viết. Và những hạn chế đó bắt nguồn từ các giả định của việc xây dựng mô

hình và triển khai các dữ kiện có liên quan. Do đó, nó chỉ có giá trị khi các giả định

này có giá trị.

- Một trong các giả định đó chẳng hạn như là ta không thể phân chia một cách chính xác định phí và biến phí. Vì chi phí trong thực tế phát sinh rất phức tạp và đôi

khi tùy theo mỗi công ty có cách phân chia khác nhau.

- Một giả định khác là giá bán và biến phí mỗi đơn vị không đổi, điều này là không chính xác, vì tùy theo mỗi thời kỳ, mỗi mức sản xuất và do ảnh hưởng của nhiều

nhân tố khách quan bên ngoài khác nên giá bán và biến phí đơn vị đôi khi thường hay thay đổi. Bên cạnh đó, công ty là một đơn vị sản xuất khá nhiều sản phẩm, nhưng trong

phần phân tích chỉ tính giá bán trung bình trên một loại sản phẩm, nên việc tính toán,

phân bổ chi phí không được chính xác. Từ đó, làm cho các giá trị có được chỉ có ý

nghĩa về mặt lý thuyết.

Tóm lại, suy cho cùng thì mục đích sau cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là lợi nhuận, do đó bất cứ một yếu tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty đều được các nhà đầu tư quan tâm. Vì thế khi đánh giá 1 dự án hay 1 doanh nghiệp, các nhà đầu tư luôn xem xét nhiều vấn đề, trong đó có phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Vì đây là các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp. Việc phân tích rủi ro nhằm giúp

cho doanh nghiệp đề ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời đồng thời lên kế hoạch hoạt động sao cho phù hợp, từ đó giảm nguy cơ tổn thất cho doanh nghiệp.

SVTH: VÕ THỊ TRÚC LÊ - 43 -

KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN THỰC TẬP

Sau 2 tháng thực tập và nghiên cứu đề tài này tại công ty, em xin có một vài ý kiến

quanh những vấn đề liên quan đến đề tài này. Những kiến nghị này tuy mang tính lý thuyết và khó tránh khỏi những thiếu sót nhưng mong rằng nó sẽ có phần nào ý nghĩa đối với công ty.

- Thứ nhất, nếu đầu tư nhiều vào tài sản cố định thì công ty nên dựa vào những đầu tư ban đầu đã bỏ ra mà phát huy tối đa công suất hoạt động. Gắn kết việcđầu tư

mở rộng sản xuất với gia tăng doanh số bán hàng để thu về lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro

cho công ty.

+ Mặc dù việc gia tăng doanh số bán phải có sự liên kết trong nhiều khâu. Song để có một mức độ rủi ro thấp và một suất sinh lời cao thì đó là một việc phải được đề

ra và phấn đấu thực hiện trong tương lai. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến nhu cầu chất lượng ngày càng cao của khách hàng, để từ đó đề ra hướng quản lý, kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào cũng như chất lượng của sản phẩm đầu ra. Từ đó mới có

thể cạnh tranh với các đối thủ cả về chất lượng lẫn giá bán.

+ Tăng cường công tác bán và xuất khẩu sản phẩm. Đồng thời cố gắng cắt giảm

các khoản chi phí không cần thiết để hạn chế mức gia tăng của chi phí so với doanh

thu.

- Thứ hai, nếu công ty sử dụng nhiều tài sản cố định trong thời gian dài trong khi thị trường tiêu thụ chưa ổn định thì phải thận trọng trong việc sử dụng nợ.

+ Đồng thời cố gắng tranh thủ các khoản chiếm dụng vốn của khách hàng và

đơn vị cung ứng. Vì đây là những khoản nợ vay ngắn hạn nhưng công ty không phải

tốn chi phí, do đó khi những khoản chiếm dụng này được xem là hợp lý thì có nghĩa là

công ty đã chiếm dụng được một khoản chi phí sử dụng khá lớn. Tuy nhiên, khi sử

dụng các nguồn này công ty cần phải dự phòng khi phải trả nợ đột ngột, nếu không sẽ

mất uy tín với khách hàng và đơn vị cung ứng. Vì thế, để làm được điều này, trước tiên công ty phải tạo niềm tin và uy tín cho mình. Và việc đó đôi khi thể hiện nghệ thuật

kinh doanh của công ty trong nền kinh tế thị trường như hiện nay.

+ Cố gắng gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu để giảm bớt rủi ro tài chính. Vì thông qua phân tích tính thanh khoản của công ty, ta thấy tài sản lưu động của công ty chưa đủ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Mặc dù tính thanh khoản không ảnh

trực tiếp đến rủi ro tài chính, nhưng để thấy được mức độ rủi ro tài chính ở công ty thì thông qua tính thanh khoản ta có thể biết được tình trạng của công ty như thế nào. Vì vậy, công ty cần phải có chính sách quản lý nợ, chú trọng các khoản nợ gần đến hạn để

có kế hoạch chi trả, giữ uy tín với đối tác, và cần phải dự tính đến mức xấu nhất có thể

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Hải Sản. 2000.Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp. NXB Thống Kê. TS. Bùi Hữu Phước. 2004. Tài Chính Doanh Nghiệp. TP.Hồ Chí Minh: NXB

Thống kê.

TS. Trần Ngọc Thơ. 2003. Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại. TP.Hồ Chí

Minh: NXB Thống kê.

Josette Peyrard. 1999. Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp. NXB Thống Kê. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2005 – 2006.

PHỤ LỤC 1

BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2005

Đơn vị: ngàn đồng

CHỈ TIÊU MS Năm 2005

1.Doanh thu BH&CCDV 01 83.044.939

Trong đó DT xuất khẩu 65.000.671

2. Các khoản giảm trừ DT 02 19.091 3. DT thuần về BH&CCDV (10=01-02) 10 83.025.848 4. Giá vốn hàng bán 11 69.275.8808 5. LN gộp về BH&CCDV (20=10-11) 20 13.749.9678 6. DT hoạt động tài chính 21 108.4328 7. CP tài chính 22 4.663.4388

Trong đó lãi vay 4.525.451

8. CP bán hàng 24 7.915.835

Trong đó chi phí vận chuyển xuất khẩu 6.851.241 9. CP quản lý doanh nghiệp 25 2.146.5891 10. LN từ HĐKD (30 = 20+(21-22)-(24+25)) 30 (867.464) 11. Thu nhập khác 31 6.050.420 12. CP khác 32 6.050.420 13. LN khác (40 = 31-32) 40 -

14. Tổng LN kế toán trước thuế (50 = 30+40) 50 (867.464) 15. CP thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51

-

16. CP thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành hoàn lại 52

-

17. LN sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 =50-51-52) 60 (867.464) 18. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu 70

-

PHỤ LỤC 2

BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2006

Đơn vị: ngàn đồng

CHỈ TIÊU MS Năm 2006

1.Doanh thu BH&CCDV 01 342.261.484

Trong đó DT xuất khẩu 252.953.777

2. Các khoản giảm trừ DT 02 - 3. DT thuần về BH&CCDV (10=01-02) 10 342.261.484 4. Giá vốn hàng bán 11 296.330.107 5. LN gộp về BH&CCDV (20=10-11) 20 45.931.377 6. DT hoạt động tài chính 21 265.755 7. CP tài chính 22 13.652.632

Trong đó lãi vay 12.452.216

8. CP bán hàng 24 26.191.803

Trong đó CP vận chuyển xuất khẩu 24.150.762

9. CP quản lý doanh nghiệp 25 3.155.511

10. LN từ HĐKD (30 = 20+(21-22)-(24+25)) 30 3.197.186

11. Thu nhập khác 31 -

12. CP khác 32 -

13. LN khác (40 = 31-32) 40 -

14. Tổng LN kế toán trước thuế (50 = 30+40) 50 3.197.186

15. CP thuế TNDN hiện hành 51 -

16. CP thuế TNDN hiện hành hoàn lại 52 -

17. LN sau thuế TNDN (60 =50-51-52) 60 3.197.186

18. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu 70 -

Một phần của tài liệu Luận văn "Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và tỷ suất sinh lợi tại Cty TNHH Việt An " doc (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)