Phân tích rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn "Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và tỷ suất sinh lợi tại Cty TNHH Việt An " doc (Trang 37 - 39)

Thông qua các chỉ số DOL, DFL và DTL ta thấy rủi ro của công ty trong 2 năm

2005 và 2006 còn rất lớn. Mặc dù vậy, các chỉ số này đang có chiều hướng giảm

xuống, chứng tỏ công ty đang đi vào giai đoạn ổn định nên dần dần điều chỉnh lại các

chỉ tiêu hoạt động cho phù hợp.

- Năm 2005, DOL = (- 2,24), rủi ro mà công ty có thể gặp phải là kinh doanh kém hiệu quả, EBIT tạo ra thấp trong khi chi phí cố định lớn, làm cho lợi nhuận trước

SVTH: VÕ THỊ TRÚC LÊ - 38 - công ty cần phải đầu tư lớn vào tài sản cố định. Ở đây, sự đầu tư mạnh vào công nghệ,

mua sắm trang thiết bị đã làm gia tăng các khoản chi phí cố định, từ đó dẫn đến rủi ro kinh doanh cho công ty. Sang năm 2006, DOL có dấu hiệu thấp hơn. Bởi vì bấy giờ

tình hình hoạt động của công ty đã bình ổn lại, sản xuất đạt hiệu quả cao. Lúc này, sự gia tăng của chi phí cố định thấp hơn EBIT tạo ra nên làm cho DOL06 thấp hơn DOL05. - Về đòn cân nợ DFL, ta thấy nó cũng biến động tương tự đòn cân định phí. Mặc

dù DFL05 = 4,4 chứng tỏ công ty phải đối mặt với rủi ro trong việc sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí tài chính như nợ vay. Nhưng do nhu cầu về vốn trong năm đầu nên công ty chấp nhận rủi ro, sử dụng nhiều nợ vay, từ đó đẩy độ nghiêng DFL lên cao.

- Còn sự giảm xuống của đòn bẩy tổng hợp, nguyên nhân là do cơ chế bù trừ

giữa DOL và DFL mà công ty đã thực hiện. Vì thế rủi ro tổng hợp của công ty nhìn chung giảm đi nhưng vẫn còn ở mức độ khá cao. Do đó, cần phải có biện để khắc phục

tình trạng này, giúp cho công ty hoạt động ổn định hơn.

Tuy nhiên, việc công ty mắc phải nhiều rủi ro trong năm 2005 không phải hoàn toàn bất lợi bởi vì từ những khó khăn ban đầu đó sẽ tạo nền móng vững chắc cho hoạt động sản xuất của công ty trong những năm về sau.

- Thật vậy, trong năm 2005 tình hình hoạt động của công ty không đạt lợi nhuận, nhưng điều đó đã được cải thiện trong năm 2006. Do đã được chuẩn bị ngay từ đầu nên sản lượng tiêu thụ của năm này tăng rất nhiều (6.996.208 sản phẩm so với sản lượng

hòa vốn là 3.263.930 sản phẩm), kéo theo lợi nhuận tăng lên nhanh chóng. Chính các yếu tố đó đã làm cho đòn cân DOL06 giảm dần mà công ty không cần phải cắt giảm các

khoản chi phí cố định. Từ đó, có sự thay đổi trong cơ cấu vốn bằng cách gia tăng

nguồn vốn chủ sở hữu và lợi nhuận giữ lại nên công ty đã hạn chế tỷ lệ sử dụng nợ

vay, làm cho DFL06 thấp hơn DFL05, hạ thấp các nguy cơ rủi ro cho công ty, để thấy được rằng công ty đang dần dần đưa các hoạt động của mình vào tầm kiểm soát chặt

chẽ để có thể hoạch định phương hướng phát triển cũng như chấn chỉnh kịp thời những

biến động có thể xảy ra.

- Về độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp DTL, tuy là có sự suy giảm về tỷ suất sinh lợi

trên vốn chủ sở hữu. Thế nhưng DTL càng cao thì mức độ rủi ro mà công ty phải đối

phó càng lớn. Vì thế việc giảm độ lớn DTL đồng nghĩa với việc công ty giảm thấp rủi

ro tài chính và rủi ro kinh doanh khi có biến động về doanh thu.

Bên cạnh đó, sản phẩm của công ty chủ yếu là xuất khẩu ra nước ngoài nên giá bán của công ty còn tùy thuộc vào tỷ giá hối đoái. Ở đây, có một rủi ro mà công ty cần quan tâm đến đó là rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ giá

VND/USD có chiều hướng gia tăng, điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, do vậy cũng khuyến khích

hoạt động xuất khẩu của Việt An nói riêng nên vấn đề về rủi ro tỷ giá hiện nay đối với công ty là không đáng lo ngại.

SVTH: VÕ THỊ TRÚC LÊ - 39 -

Chương 5 GIẢI PHÁP

***********

Một phần của tài liệu Luận văn "Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và tỷ suất sinh lợi tại Cty TNHH Việt An " doc (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)