Đòn bẩy tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn "Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và tỷ suất sinh lợi tại Cty TNHH Việt An " doc (Trang 32 - 37)

4.2.1. Mối quan hệ giữa EBIT và ROE

Tiếp theo đây ta sẽ xét đến mối quan hệ giữa EBIT và ROE sau 2 năm ở công ty

TNHH Việt An để xem qua 2 năm hoạt động, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của công ty đã thay đổi như thế nào.

SVTH: VÕ THỊ TRÚC LÊ - 33 -

Bảng 4.10: Bảng phân tích tác động của EBIT đến ROE

Đơn vị: triệu đồng

KHOẢN MỤC 2005 2006

EBIT 3.688 16.584 Doanh thu tài chính 108 266 Chi phí tài chính 4.663 13.653 Thuế - - Lợi nhuận ròng (867) 3.197 Vốn CSH 9.133 51.565

ROE -9,5 6,2

Theo như tính toán ở bảng trên, năm 2005 do công ty làm ăn thua lỗ, lợi nhuận

ròng bị âm nên ROE bị âm và thâm hụt vào nguồn vốn chủ sở hữu, làm giảm vốn chủ

sở hữu. Hay nói cách khác, vốn chủ sở hữu ở cuối năm 2005 chỉ còn lại 90,5% so với đầu năm 2005.

Riêng năm 2006, tình hình hoạt động của công ty có bước phát triển đáng kể làm

cho ROE tăng lên rất nhiều. Chỉ số ROE = 6,2 có nghĩa là 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ

tạo ra 0,062 đồng lợi nhuận.

Để có được điều này, ta thấy EBIT có sự ảnh hưởng khá lớn đến chỉ số ROE. Vì thế, để cho chỉ số ROE của công ty được cao trong điều kiện nợ vay của công ty qua

lớn thì công ty cần phải gia tăng EBIT. EBIT cao thì lợi nhuận ròng sẽ cao và ROE sẽ

lớn.

Qua việc phân tích ROE ta cũng đã thấy tầm quan trọng trong việc bố trí cơ cấu

nguồn vốn của công ty. Chỉ số ROE cho thấy mức độ sinh lời (hoặc lỗ) của vốn chủ sở

hữu. Nếu vốn chủ sở hữu thấp mà công ty làm ăn có lãi thì ROE sẽ khuếch đại mức lời

trên vốn chủ sở hữu của công ty. Ngược lại, nó sẽ thể hiện sự thâm hụt vào vốn chủ sở

hữu nếu công ty kinh doanh kém hiệu quả.

Từ đó, việc gia tăng EBIT hoặc giảm thấp nợ vay đều ảnh hưởng đến tỷ suất sinh

lời này. Nếu EBIT tăng hoặc nợ vay ít, thì lợi nhuận sẽ tăng và chỉ số ROE sẽ cao.

4.2.2. Độ bẩy tài chính

Việc vay nợ làm phát sinh đòn cân nợ của công ty, nó làm thay đổi tỷ lệ sinh lời

trên vốn chủ sở hữu. Mức vay nợ càng lớn thì đòn cân nợ càng lớn và rủi ro tài chính càng cao. Để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến đòn cân nợ và sự tác động của đòn cân nợ đến ROE, sau đây ta sẽ phân tích độ nghiêng đòn bẩy tài chính của công ty qua 2 năm hoạt động.

SVTH: VÕ THỊ TRÚC LÊ - 34 -

Bảng 4.11: Bảng phân tích độ nghiêng đòn bẩy tài chính DFL

Đơn vị: triệu đồng

KHOẢN MỤC Năm 2005 Năm 2006

D.thu thuần về BH&CCDV 83.026 342.261 Giá vốn hàng bán 69.276 296.330 Chi phí Bán hàng 7.916 26.192 Chi phí QL DN 2.147 3.156 EBIT 3.687 16.583 Lãi vay 4.525 12.452 DFL (4,40) 4,01

Qua 2 năm hoạt động, tình hình công ty có những biến đổi lớn.

- Mặc dù kết quả hoạt động thấy được là rất khả quan: EBIT tăng 350% từ năm

2005 sang năm 2006, nhưng qua đó ta thấy chi phí tài chính cũng tăng lên rất nhiều, riêng khoản chi trả lãi vay cũng đã tăng lên gần 200%. Song do tốc độ tăng trưởng của

EBIT là khá cao so với tốc độ tăng của chi phí tài chính nên làm cho kết quả hoạt động

của công ty có hiệu quả hơn.

- Trong năm 2005, ta thấy độ nghiêng đòn cân nợ là -4,4. Chỉ số này vẫn có

nghĩa là nếu EBIT tăng hoặc giảm 1% thì thu nhập trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng hoặc

giảm theo 4,4%. Do năm này hoạt động của công ty bị lỗ, khoản lãi vay quá cao mà EBIT tạo ra không đủ bù đắp nên đã làm cho DFL bị âm. Vì đòn cân nợ có tính chất như con dao 2 lưỡi nên trường hợp này việc sử dụng đòn bẩy thực sự có thể làm giảm

lợi nhuận cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, ở đây, khi EBIT tăng 1% thì phần tỷ suất sinh lợi

tạo ra (4,4%) sẽ được bù đắp cho khoản thiếu hụt trên và khi EBIT giảm 1% thì thu nhập trên vốn chủ sở hữu sẽ giảm 4,4%.

- Năm 2006, ta thấy: độ nghiêng đòn cân nợ DFL là 4,01, có nghĩa là cứ EBIT tăng lên 1% thì thu nhập trên vốn chủ sở hữu tăng lên 4%. Suất sinh lợi này có vẻ giảm

so với năm 2005, đó là do trong cơ cấu chi phí tài chính của năm 2006, lãi vay chỉ

chiếm 91,2%, giảm đi so với năm 2005 (lãi vay chiếm 97% trong tổng chi phí tài

chính). Do đó, có thể nói mức độ sử dụng nợ của năm 2006 có xu hướng giảm so với năm 2005. Mặc dù suất sinh lợi có giảm, tuy nhiên, DFL giảm thì mức độ rủi ro của

công ty sẽ giảm hơn so với năm 2005.

Qua đây, ta thấy rằng tỷ lệ nợ vay trong tổng nguồn vốn khá lớn. Xuất phát từ

nguyên nhân trong những năm đầu hoạt động, công ty cần đầu tư nhiều trang thiết bị,

xây dựng nhà xưởng, đòi hỏi công ty phải huy động thêm để đầu tư và bổ sung vào nguồn vốn hoạt động. Vì thế làm cho những khoản chiếm dụng vốn và những khoản

nợ vay của công ty tăng lên. Song, đến năm 2006 thì tỷ lệ các khoản chiếm dụng vốn

có chiều hướng giảm xuống và nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên. Là do chính sách xây dựng cấu trúc vốn của công ty có sự thay đổi nhằm giảm bớt rủi ro cho công ty và nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

SVTH: VÕ THỊ TRÚC LÊ - 35 -

Bảng 4.12: Bảng phân chia nguồn vốn theo kết cấu

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2005 Năm 2006

Nguồn vốn theo kết cấu

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Nguồn vốn KD 10.000 8,1 50.000 23,5 LN chưa PP (867) - 1.565 0,7 Các khoản phải nộp NN 56 0,05 - 0 Phải trả NB 31.024 27,5 17.984 8,5 Phải trả người LĐ 1.206 1,1 1.561 0,7 Các khoản phải trả 365 0,3 949 0,4 Vay ngắn hạn 47.670 42,3 99.038 46,6 Vay dài hạn 23.167 20,6 41.512 19,5 TỔNG 112.621 100 212.609 100

Biểu đồ 4.7: Biểu đồ kết cấu nguồn vốn qua 2 năm 2005 và 2006

Phải trả NB Nguồn vốn KD 8,1% Các khoản phải nộp NN 0,05% Phải trả người LĐ và phải trả khác 1,4% Vay ngắn hạn Vay dài hạn Vay dài hạn Vay ngắn hạn Phải trả người LĐ và phải trả khác 1,1% Phải trả NB 8,5% LN chưa PP 0,7% Nguồn vốn KD

Vì chỉ có vốn vay mới ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của công ty nên ta sẽ chỉ chú

trọng phần nợ vay mà công ty đang nắm giữ. Hầu hết các công ty khi đi vào hoạt động

thì đều nắm giữ các khoản nợ vay trong cơ cấu vốn của mình. Nó bao gồm vay ngắn

hạn và dài hạn.

- Nợ dài hạn: đây là khoản vay với mục đích chủ yếu là đầu tư vào tài sản cố định. Vì thời hạn cho vay ta có thể xác định được nên chi phí của nó tương đối cao hơn

nguồn tài trợ ngắn hạn. Trung bình chi phí sử dụng nguồn này tại công ty là khoản

0,915%/tháng trong năm 2006 và 0,905%/tháng trong năm 2005. Tuy nhiên, nếu xét trong cơ cấu nguồn vốn năm 2006 thì ta thấy tỷ trong nguồn tài trợ này có xu hướng

giảm. Và nguyên nhân của nó ta đã đề cập trong phần đòn bẩy kinh doanh. Đó là sự

giảm dần của định phí do công ty không còn đầu tư nhiều vào tài sản cố định như

những năm trước.

- Vay ngắn hạn: đây là khoản tài trợ nợ quan trọng của hầu hết các doanh nghiệp. Ở thời điểm năm 2006,nhu cầu cần vốn sản xuất của công ty tăng lên khá nhiều nên

Năm 2006 Năm 2005 20,6% 42,3% 27,5% 46,6% 19,5% 23,5%

SVTH: VÕ THỊ TRÚC LÊ - 36 - khoản tài trợ này của công ty cũngtăng lên 108%, từ đó đã làm cho tỷ trọng của nguồn này tăng từ 42,3% lên 46,6% trong cơ cấu nguồn vốn. Điều này cho thấy trong 2 năm qua, công ty đã sử dụng đa số nguồn này để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Vì vậy, độ nghiêng của DFL khá lớn. Tuy nhiên, nếu hoạt động của công ty lệ thuộc nhiều

vào khoản vay này thì công ty sẽ gặp nhiều rủi ro tài chính, rủi ro trong thanh toán và rủi ro do sự biến động lãi suất trên thị trường. Sử dụng nợ ngắn hạn có thời gian trả lãi và thời gian đáo hạn ngắn nên tạo ra áp lực rất lớn cho công ty trong việc trả nợ cũng như các khoản chi phí tài chính.

Mặc dù vậy, việc vay nợ ngắn hạn có chi phí sử dụng nợ thấp hơn so với các nguồn vay khác, hơn nữa khi sử dụng các nguồn tài trợ bằng vay ngắn hạn chỉ gánh chịu

những chi phí khi thật sự cần thiết tương ứng với nhu cầu tài trợ thay đổi. Do công ty hiện đang sử dụng nguồn tài trợ này ở nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính khác nên chi phí sử dụng có sự thay đổi ở từng ngân hàng và còn tùy thuộc vào khoản vay mà công ty muốn vay ở ngân hàng đó. Trung bình chi phí sử dụng nợ ngắn hạn của công

ty sử dụng trong năm 2006 là 0,845%/tháng và năm 2005 là 0,825%/tháng.

Việc công ty sử dụng nguồn tài trợ quá lớn trong kết cấu nguồn vốn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng thanh toán của công ty, sau đây ta sẽ xem qua tính thanh

khoản của công ty trong 2 năm qua.

Bảng 4.13: Biến động tính thanh khoản của công ty qua các năm

Đơn vị: triệu đồng

KHOẢN MỤC MS 2005 2006

Tài sản lưu động (01) 71.958.585 117.431.848

Hàng tồn kho (02) 52.753.114 48.589.073

Nợ ngắn hạn (03) 80.320.740 119.531.044 Tỷ số thanh toán hiện hành Rc (01)/(03) 0,90 0,98 Tỷ số thanh toán nhanh Rq ((01-02)/03) 0,24 0,58 Nhìn vào bảng trên, ta thấy:

- Rc của năm 2005 là 0,9 cho ta thấy công ty chỉ có 0,9 đồng tài sản lưu động đảm bảo cho một đồng nợ đến hạn trả. Đây là dấu hiệu báo trước cho những khó khăn

về tài chính sẽ xảy ra cho công ty vì số tài sản đảm bảo không đủ trả nợ nên công ty có

nguy cơ không trả được nợ. Và Rq = 0,24 nói lên công ty có 24% tài sản có tính thanh

khoản cho mỗi đồng nợ đến hạn.

- Tương tự, năm 2006 cũng vậy, mặc dù các tỷ số thanh toán có tăng lên những

vẫn chưa đủ để chi trả cho khoản nợ ngắn hạn. Các chỉ số này quá thấp, nên rủi ro

“không có khả năng chi trả” của công ty là khá cao. Từ đó cho thấy, để nâng cao uy tín

của công ty thì cần phải cải thiện tình trạng nợ của công ty.

Như vậy, một khi công ty muốn mở rộng sản xuất kinh doanh thì việc chiếm dụng

vốn và sử dụng nợ ngắn hạn là điều hiển nhiên. Nhưng khi sử dụng nguồn nợ này thì công ty phải hoạt động thực sự có hiệu quả, khi đó mới phát huy hết tác dụng của đòn cân nợ. Còn khi công ty đang thua lỗ mà gia tăng cán cân nợ trong kết cấu vốn thì sẽ

làm giảm tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu, thậm chí nó cũng có thể khuếch đại mức

SVTH: VÕ THỊ TRÚC LÊ - 37 -

Một phần của tài liệu Luận văn "Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và tỷ suất sinh lợi tại Cty TNHH Việt An " doc (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)