Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý vốn kinh doanh của công ty TNHH foremart việt nam (Trang 37 - 80)

- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty TNHH Foremart Việt Nam - Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Fore mart Viet Nam Co., LTD - Mã số doanh nghiệp: 0900252271

- Ngày thành lập: 06/07/2006 - Điện thoại: 0321 831 866 - Người đại diện: Shin Yang Ho

- Địa chỉ: Bùi Thị Cúc, Thị Trấn Ân Thi, Huyện Ân Thi, Hưng Yên Công ty TNHH Foremart Việt Nam đi vào hoạt động từ năm 2006 là doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên đầu tư vào địa bàn huyện Ân Thi. Đóng chân trên địa bàn thuần nông các hoạt động công nghiệp, dịch vụ thương mại chậm phát triển nên bước đầu đi vào hoạt động Công ty nhận được sự quan tâm không chỉ của chính quyền địa phương mà còn của người dân vì đã mở ra cơ hội giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Đáp lại sự quan tâm đó trong những năm qua công ty đã có nhiều cố gắng trong việc duy trì và mở rộng sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập, chăm lo đời sống người lao động.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

2.1.1.1. Chức năng của công ty

Bên cạnh việc hoạt động kinh doanh tạo việc làm cho người lao động, đóng góp vào nền kinh tế đất nước công ty còn thực hiện nghiêm Luật Lao động như: đóng BHYT, BHXH cho 100% người lao động, thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản, bên cạnh đó người lao động còn được ăn bữa trưa miễn

phí tại công ty… Những biện pháp này đã giúp người lao động tin tưởng, gắn bó với công ty tạo động lực cho công ty duy trì và phát triển sản xuất. từ 1.000 lao động đến nay đã tăng lên trên 2.000 người. Quy mô sản xuất cũng tăng mạnh trong đó có nhiều lao động ở các huyện lân cận và tỉnh Hải Dương đến làm việc, hiện công ty tiếp tục tuyển thêm 1.000 lao động mới để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất.

Nói về các biện pháp chăm lo đời sống người lao động, ông Lee Hee Bok Tổng giám đốc Công ty TNHH Foremart Việt Nam cho biết: Trong thời gian tới công ty tiếp tục duy trì các chính sách chăm lo đời sống công nhân nhất là lao động nữ, những chị mang thai có thể làm việc 7 tiếng mỗi ngày, hạn chế tối đa việc làm tăng ca, thêm giờ để mọi người có thời gian chăm sóc cho gia đình và tái tạo sức lao động.

2.1.1.2. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty

- Tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật và đúng ngành nghề theo đăng ký kinh doanh do Nhà nước cấp.

- Thực hiện các chỉ tiêu nộp ngân sách, bảo hiểm xã hội, tổng doanh thu số bán ra.

- Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản, tiền vốn, đội ngũ lao động và bảo toàn, tăng trưởng vốn kinh doanh.

- Thực hiện phân phối lao động hợp lý, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ nhân viên. Đảm bảo sử dụng 100% nhân viên có trình độ, năng lực làm việc.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty

Công ty Foremart được tổ chức theo mô hình một thủ trưởng, Ban giám đốc gồm 1 Tổng giám đốc và 3 phó tổng giám đốc,bên dưới là các phòng ban chức năng và các xí nghiệp thành viên của Công ty. Đứng đầu các phòng là trưởng phòng và đứng đầu các xí nghiệp là các giám đốc xí nghiệp chịu sự chỉ

đạo trực tiếp từ ban giám đốc công ty. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận như sau:

* Ban giám đốc công ty:

- Tổng giám đôc công ty: Chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh-đời sống và xây dựng cơ bản: Chỉ đạo Phòng xuất nhập khẩu trong việc mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm, chỉ đạo việc lập các dự án đầu tư phát triển sản xuất, chỉ đạo các công việc thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của công ty.

- Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất: Chỉ đạo các xí nghiệp, phòng ban thực hiện kế hoạch sản xuất hàng tháng, quí, năm của toàn công tyvà tiến độ giao hàng theo kế hoach đã thoả thuận với khách hàng.Chỉ đạo việc xây dựng hệ thống định mức lao động và các định mức kinh tế -kỹ thuật. Trực tiếp chỉ đạo bộ phận chuẩn bị sản xuất.

- Phó tổng giám đốc phụ trách chất lượng: Chỉ đạo các đơn vị thực hiện những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, Hiệu trưởng trường đào tạo, chỉ đạo công tác an toàn lao động, phó chủ tịch hội đồng thi đua của Công ty.

* Khối Phòng ban

- Phòng Xuất nhập khẩu: là đơn vị có chức năng giao dịch với khách hàng, nắm bắt yêu cầu của khách hàng, dịch thuật chính xác các tài liệu, yêu cầu của khách hàng, cân đối nguyên phụ liệu từ khâu đầu đến khâu cuối, mua, nhập xuất vật tư nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng, hàng hoá theo kế hoạch của Công ty, đảm bảo phục vụ kịp thời cho sản xuất. Điều độ kế hoạch sản xuất để đảm bảo giao hàng kịp thời cho khách hàng.

- Phòng kỹ thuật: là đơn vị chức năng thiết kế mẫu mã đảm bảo kịp thời cho sản xuất, xây dựng qui trình công nghệ, hướng dẫn cho các xí nghiệp may đúng yêu cầu kỹ thuật của khách hàng, định mức năng suất lao động, điều

động thiết bị sản xuất, đảm bảo các điều kiện kỹ thuật và an toàn phục vụ cho sản xuất như điện, ánh sáng, thông gió,...

- Phòng KCS: là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và đảm bảo toàn bộ khâu chất lượng sản phẩm của Công ty từ khâu nguyên liệu đến khâu cuối cùng, kiểm tra 100% sản phẩm trước khi nhập kho không để sản phẩm kém chất lượng lọt lưới hoặc khách hàng khiếu nại.

- Phòng tài vụ: là đơn vị có chức năng theo dõi, giám sát tài sản và toàn bộ tài chính của Công ty, đồng thời hạch toán lương cho toàn thể cán bộ công nhân viên

2.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty

Là doanh nghiệp chuyên sản xuất quần áo Jaket, trượt tuyết, quần áo leo núi, thể thao… có chất lượng và uy tín trên thị trường thế giới đặc biệt là thị trường châu Âu vì vậy Công ty TNHH Foremart Việt Nam là một trong số không nhiều các doanh nghiệp may được lựa chọn khách hàng – chính điều này đã tăng áp lực về thời gian hoàn thành các đơn hàng, đặc biệt là dịp cuối năm. Trong khi đó công nhân, người lao động tại công ty phần lớn là lao động nữ, ngoài yếu tố cần cù, chịu khó thì chị em gánh trách nhiệm chăm lo gia đình, con cái nhất là những chị em có con nhỏ. Để đảm bảo các hợp đồng hoàn thành đúng thời hạn, trước đây công ty thường phải tăng giờ làm, có thời điểm người lao động phải làm việc từ 13 – 15 tiếng mỗi ngày, thậm chí không có ngày nghỉ để đảm bảo đơn hàng, điều này kéo theo nhiều hệ lụy, đó là người lao động không có nhiều thời gian để tái tạo sức lao động, không có thời gian chăm sóc gia đình trong khi thu nhập không tăng là bao – đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều lao động bỏ việc tìm kiếm cơ hội việc làm ở các doanh nghiệp khác.

Từ thực tế đó, 2 năm trở lại đây Công ty TNHH Foremart Việt Nam đã có nhiều cải tiến trong cách quản lý, đồng thời quan tâm chăm lo đến đời sống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

người lao động, cụ thể công ty đã mở rộng xưởng sản xuất, tiếp tục tuyển công nhân trong đó - nhiều lao động chưa có tay nghề đã được đào tạo miễn phí trước khi vào làm, xây dựng hệ thống các công ty vệ tinh gia công sản phẩm, công ty cũng tiến hành giao khoán sản phẩm cho người lao động vì vậy đã tạo nên tinh thần làm việc hăng say và ý thức trách nhiệm cao của người lao động.

2.2. Thực trạng công tác quản lý vốn kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2014

Bảng 2.1. Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty qua các năm 2011-2014

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Vốn cố định 47.142 55.8 50.29 0 51,81 57.130 52,8 59.966 51,8 Vốn lưu động 37.342 44.2 46.77 0 48,19 51.070 47,2 55.798 48,2 Tổng vốn 84.484 100 97.06 0 100 108.20 0 100 115.76 4 100

(Nguồn: Phòng Tài chính- kế toán)

Qua bảng trên ta thấy tổng vốn kinh doanh của công ty liên tục biến động trong những năm qua. Năm 2011 tổng vốn của công ty là 84.484 triệu đồng, đến năm 2012 vốn của công ty đạt 97.060 triệu đồng tương ứng tăng 12,5 % so với năm 2011, năm 2013 tổng vốn 108.200 triệu đồng hay tăng 13,8 % . Sang năm 2014 tổng vốn của công ty là 115.764 triệu đồng.

Sự thay đổi liên tục của tổng vốn kinh doanh chủ yếu là do sự thay đổi của vốn lưu động. Năm 2011, vốn lưu động của công ty đạt 37.342 triệu đồng, qua năm 2012 là 46.770 triệu đồng tăng giá trị tuyệt đối là 9.536 triệu đồng hay tương ứng là 25,61%.

Nhìn chung trong 4 năm qua dù là vốn cố định hay vốn lưu động của công ty đều có xu hướng tăng, mặc dù con số tăng không quá lớn, nhưng ổn định và không có tình huống đột biến nào xảy ra. Điều đó cho thấy công ty đang từ từ mở rộng quy mô sản xuất của mình, và có sự cân đối trong cơ cấu vốn kinh doanh của mình. Tuy nhiên có thể thấy vốn cố định của công ty vẫn luôn chiếm tỉ lệ cao, cho thấy công ty đầu tư vào tài sản cố định khá nhiều để thu được lợi nhuận cao.

* Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu quan trọng có tính chất quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung. Do đó việc phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng để đánh giá thực trạng của việc sử dụng vốn của doanh nghiệp từ đó tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.

Để đánh giá thực chất công tác sử dụng vốn kinh doanh ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn nói chung của công ty:

Bảng 2.2. Hệ số quay vòng vốn của công ty

(Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2012 2013 2014 +/-2013/2012% +/-2014/2013% 1. Doanh thu 122.235 146.223 154.143 23.988 19,62 7.920 5,42 2. Tài sản bình quân 97.06 108.2 115.76 11.14 11,48 7.564 6,99 3. Hệ số vòng quay vốn (1):(2) 1,259 1,351 1,332 0,092 7,31 -0,019 -1,47

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Qua bảng phân tích ta thấy hệ số quay vòng vốn của công ty có xu hướng tăng nhưng không ổn định. Năm 2012 hệ số quay vòng vốn đạt 1,259 vòng/kỳ.

Năm 2013 hệ số tăng lên 1,351 vòng/kỳ tương ứng tăng với tỉ lệ 0,092 vòng/kỳ. Nguyên nhân của xu hướng tăng này là do tốc độ tăng của doanh thu thuần cao hơn so với tốc độ tăng của vốn sử dụng bình quân. Điều này cho thấy công ty hoạt động kinh doanh có xu hướng tăng trưởng. Song sang đến năm 2014 thì ngược lại, so với năm 2013 thì tốc độ tăng trưởng của doanh thu lại thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của vốn bình quân dẫn đến hệ số vòng quay giảm xuống 0,019 vòng/kỳ và đạt 1,332 vòng/kỳ. Lý giải điều này là do trong năm 2013 công ty đầu tư nhiều vào TSCĐ để mở rộng sản xuất mang tính chất dài hạn nên làm tổng nguồn vốn tăng lên làm giảm vòng quay của vốn. Tuy nhiên so với năm 2013 thì ỷ lệ giảm cũng không nhiều có thể nói hệ số này vẫn tương đối ổn định và chấp nhận được.

Bảng 2.3. Sức sinh lợi của tài sản (ROA)

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % 1. Lợi nhuận 52.38 1 56.432 57.782 4.051 7,73 1.350 2,39 2. Tài sản bình quân 97.06 108.2 115.76 11.14 11,48 7.564 6,99 3. Sức sinh lợi của tài sản (1): (2) (%) 53,967 52,155 49,914 -1,812 -3,357 -2,242 -4,298 Qua bảng phân tích ta thấy chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản giảm trong 3 năm trở lại đây. Cụ thể như sau:

Năm 2012 cứ 100 triệu đồng tài sản bình quân sử dụng sẽ tạo ra 53,967 triệu đồng lợi nhuận trước thuế. Nhưng sang năm 2013 thì con số này giảm xuống chỉ còn 52,155 triệu đồng giảm 1,812 triệu đồng so với năm 2012 tương đương với 3,357%. Đến năm 2014 thì giảm tiếp 4,298% và chỉ còn 49,914 triệu đồng. Điều này cho thấy chi phí của công ty đang tăng nhanh

hơn so với lợi nhuận. Nguyên nhân có thể kể đến là việc đầu tư mở rộng sản xuất bước đầu dẫn tới tốc độ tăng chi phí cao hơn so với lợi nhuận song lại có hiệu quả mang tính dài hạn.

Kết hợp với việc phân tích hệ số quay vòng vốn ta có thể nhận xét chung về tình hình kinh doanh của công ty còn có nhiều bất lợi vì chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều hơn làm giảm sức sinh lợi của tài sản. Dấu hiệu ROA giảm xuống năm sau giảm nhiều hơn năm trước cho thấy công ty đang gặp nhiều khó khăn. Cần đi sâu phân tích rõ từng vấn đề trong cơ chế quản lý và sử dụng vốn kinh doanh để cải thiện tình hình kinh doanh hiện nay.

2.2.1. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần của Công ty TNHH Foremart Việt Nam

2.2.1.1. Tình hình tăng giảm vốn cố định của công ty

Bảng 2.4. Cơ cấu tài sản cố định của công ty

Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà xưởng, kiến trúc 21.005 44,56 21.526 42,80 22.786 39,88 23.124 38,56 Máy móc thiết bị 23.424 49,69 25.323 50,35 29.891 52,32 31.776 52,99 Dụng cụ quản lý 1.298 2,75 1.321 2,63 1.467 2,57 1.498 2,50 Phương tiện vận tải 1.415 3,00 2.120 4,22 2.986 5,23 3.568 5,95 Tổng 47.142 100,00 50.290 100,00 57.130 100,00 59.966 100,00

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tài sản cố định của công ty được đưa toàn bộ vào sản xuất kinh doanh, không có TSCĐ chưa dùng, TSCĐ chờ thanh lý, TSCĐ năm sau luôn cao hơn năm trước. Tổng TSCĐ đang dùng của năm 2011 là 47.142 triệu đồng, năm 2012 là 50.290 triệu đồng, tăng lên 3.148 triệu đồng so với năm 2011 tăng tương ứng là 6,68%. Năm 2013

so với năm 2012 tăng 6.840 triệu đồng tương ứng với 13,6 %. Năm 2014 so với năm 2013 tăng 2.836 triệu đồng, tương ứng với 4,96 %. Từ năm 2011 đến năm 2014 tổng TSCĐ của công ty đã tăng lên 27,2%.Trong đó biến động nhiều nhất là phương tiện vận tải, tăng cao nhất trong năm 2012 tăng 49,8% tương ứng với 705 triệu đồng. Năm 2013 so với 2012 tăng lên 866 triệu đồng tương ứng 40,85%. Năm 2014 so với 2013 tăng 582 triệu đồng tương đương với 19,49%.

Công ty may Foremart đã thực hiện chế độ quản lý chỉ tiêu khấu hao TSCĐ theo quyết định của bộ tài chính áp dụng thực hiện. Công ty đã căn cứ vào tuổi thọ của TSCĐ theo thiết kế kỹ thuật, hiện trạng TSCĐ (thời gian sử dụng TSCĐ). Đồng thời công ty đang ký với chi cục thuế Hưng Yên về thời gian sử dụng TSCĐ để căn cứ trích khấu hao TSCĐ.

Phương pháp này thì việc tính toán rất đơn giản. Mức khấu hao TSCĐ được tính theo từng tháng, sau đó sẽ tính vào chi phí sản xuất.

2.2.1.2. Tình hình sử dụng vốn cố định của công ty

Vốn cố định là một bộ phận quận quan trọng trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng vốn cố định của công ty có hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Đơn vị: triệu đồng

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý vốn kinh doanh của công ty TNHH foremart việt nam (Trang 37 - 80)