Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý vốn kinh doanh của công ty TNHH foremart việt nam (Trang 34 - 37)

Có khá nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề liên quan đến quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể:

Trong nghiên cứu của mình về “Hoàn thiện quản trị vốn kinh doanh ở công ty Xuất nhập khẩu Cung ứng Vật tư Thiết bị Đường Sắt (VIRASIMEX)” Thạc sĩ Hoàng Thị Bích Liên đã đưa ra những lý luận chung về hiệu quả của việc nâng cao công tác quản trị vốn kinh doanh của VIRASIMEX. Thông qua những phân tích về thực trạng quản trị vốn kinh doanh để từ đó chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của của công tác quản trị vốn tại doanh nghiệp từ đó tác giả đã đề xuất ra một số giải pháp chung nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn hiện thời của doanh nghiệp để đạt hiệu quả tốt hơn.

Trong nghiên cứu “Công tác quản lý vốn cố định tại công ty cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68” Thạc sĩ Hoàng Thị Trang cũng dựa trên thực trạng quản lý vốn cố định của công ty mà từ đó đề xuất ra những giải pháp thiết thực nhằm tăng cường công tác quản lý vốn một cách chặt chẽ và hiệu quả nhất. Những nghiên cứu đều đề cập tới vấn đề còn quá nhiều bất cập và thiếu xót trong công tác quản lý vốn của chúng ta hiện nay. Chúng ta đã để lãng phí quá nhiều nguồn vốn trong khi đó hiệu quả vốn sử dụng lại chưa cao.

Nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng điện VNECO 8” của thạc sĩ Hà Thị Kim Duyên cũng đã chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ ra những mặt làm tốt và cũng đánh giá những vấn đề còn tồn tại và phải khắc phục. Dựa trên những phấn tích đó mà tác giả đưa ra nhưng giải pháp hữu ích của mình. Từ đó đề xuất them một số kiến nghị để công ty có thể khắc phục được một số khó khan vốn có…

Các công trình nghiên cứu cũng chỉ ra cho thấy trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, những chính sách và biện pháp điều chỉnh, sắp xếp lại các doanh nghiệp, đặc biệt là những biện pháp về quản lý tài chính của công ty nhà nước, quản lý các nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, hay việc chuyển các công ty nhà nước thành công ty cổ phần theo tinh thần cải cách mạnh mẽ hơn nữa các doanh nghiệp nhà nước, ngày càng được coi trọng nhằm nâng cao tính hiệu quả cho khu vực kinh tế quốc doanh. Số doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm 01/01/2013 bằng 54,4% con số của năm 2000, giảm 2624 doanh nghiệp; tổng doanh thu năm 2012 gấp 6,9 lần năm 2000; tổng lợi nhuận trước thuế gấp 9,4 lần; tổng nộp ngân sách nhà nước gấp 8,1 lần.

Trong những năm qua, các thành tựu kinh tế của các doanh nghiệp Việt Nam đã được sử dụng hiệu quả vào các mục tiêu phát triển xã hội như: gắn kết tăng trưởng kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển y tế, giáo dục; nâng chỉ số phát triển con người HDI (tăng 41% trong hai thập kỷ qua); tăng tuổi thọ trung bình của người dân từ 50 tuổi trong những năm 1960 lên đến 73 tuổi năm 2012; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ trên 70% đầu những năm 1980 xuống còn 9,6% năm 2012. Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn nhiều mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) của Liên hợp quốc, trong đó có mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và phát triển con người.

Kết luận chương 1

Trong chương 1 luận văn đã hệ thống hóa lại các khái niệm cơ bản về vốn kinh doanh và công tác quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Luận văn chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý vốn kinh doanh, các vấn đề mà bất kì một công ty hay doanh nghiệp nào cũng phải nắm rõ, và từ đó đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá công tác quản lý vốn của doanh nghiệp. Đặc biệt làm rõ các vấn đề liên quan đến vốn cố định và vốn lưu động của công ty và các chỉ số để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong đó chú trọng việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động - hai loại vốn ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà các nhà đâu tư thường quan tâm.

Bên cạnh những cơ sở lý luận, trong chương 1 này, luận văn cũng đã khái quát tình hình thực tiễn của việc quản lý vốn kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay, vẫn còn nhiều những khó khăn, bất lợi cần được khắc phục. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho chính công ty TNHH Foremart Việt Nam.

Trong chương 1 này, luận văn cũng đã đưa ra một số công trình nghiên cứu có liên quan, từ đó cho thấy tính cấp thiết của vấn đề cần được nghiên cứu hiện nay. Luận văn cũng đi theo hướng nghiến cứu tương tự, xuất phát từ phân tích thực trạng sau đó chỉ ra những mặt được cần phát huy và những mặt chưa được cần có giải pháp khắc phục. Từ đó đề ra các giải pháp kiến nghị thực tiễn phù hợp với mục tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH FOREMART VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý vốn kinh doanh của công ty TNHH foremart việt nam (Trang 34 - 37)