Bài học kinh nghiệm cho Công ty Foremart Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý vốn kinh doanh của công ty TNHH foremart việt nam (Trang 33 - 34)

Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, có không ít các doanh nghiệp Việt Nam đã không kịp thay đổi cơ chế quản lý cũ của mình để thích ứng với thị trường mà rơi vào tình trạng phá sản hoặc bị mua lại. Một phần bị từ chối hợp đồng, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho ngày càng nhiều. Phần thì chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế tăng trưởng tín dụng ngân hàng làm lãi suất cho vay cao vượt xa khả năng của DN. Nợ xấu ngân hàng ngày càng có xu hướng gia tăng. Sự suy yếu của môi trường kinh doanh đi liền với sự đóng băng tín dụng đã buộc hơn các doanh nghiệp rời khỏi thị trường, khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh. Chính vì vậy Việc quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý vốn kinh doanh của mỗi doanh nghiệp luôn là vấn đề được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu.

Trải qua gần 10 năm hoạt động, mặc dù công ty TNHH Foremart vẫn đứng vững được trên thị trường, song vẫn còn rất nhiều những rủi ro tiềm ẩn mà các nhà quản lý công ty cần phải lên kế hoạch dự phòng, và phải không

ngừng cải tiến chính sách quản lý, kinh doanh sao cho phù hợp với hướng phát triển của xã hội. Nếu như không có cơ chế quản lý phù hợp, hoặc chậm thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của chính công ty, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của công ty trên thị trường không chỉ trong nước mà còn ở các thị trường khó tính nước ngoài như khu vực Châu Âu. Công ty cần đi đầu trong những chính sách phát triển, theo dõi được sự thay đổi của chính sách thương mại của nhà nước, để đưa ra các dự báo trong tương lai để sớm đề ra cơ chế quản lý phù hợp sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý vốn kinh doanh của công ty TNHH foremart việt nam (Trang 33 - 34)