Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh công tác xuất khẩu sản phẩm của công ty cổ phần inox hòa bình (Trang 91 - 94)

3.2.2.1. Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu

Hiện tại cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty rất nghèo nàn. Công ty chỉ có 2 dòng sản phẩm thép không gỉ chính đó là Inox cuộn và Inox ống. Trong khi đó trên thế giới nhu cầu về các mặt hàng khác như Inox tấm, Inox dây, Inox cây đặc cũng rất cao, đặc biệt là nhu cầu về mặt hàng Inox tấm. Cụ thể là Công ty vẫn thường xuyên nhận được email của những khách hàng yêu cầu báo giá hàng Inox tấm. Tuy nhiên, hiện tại Công ty chưa có máy cắt tấm nên không thể sản xuất và bán sản phẩm này ra thị trường và báo giá cho khách. Vì vậy, để đa dạng hóa sản phẩm của mình, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì Công ty nên cân nhắc việc mở rộng thêm danh mục các sản phẩm xuất khẩu, cụ thể là mặt hàng Inox tấm.

Về cơ bản, sản phẩm Inox tấm được tạo thành từ Inox cuộn khổ lớn sau khi được đưa qua dây chuyền cắt tấm. Vì vậy, để thêm danh mục sản phẩm Inox tấm

vào sản phẩm xuất khẩu của mình thì Công ty có thể chọn 1 trong 2 phương án sau: - Đầu tư dây chuyền máy cắt tấm. Hiện tại giá máy cắt tấm được chào bán từ thị trường Trung Quốc là 240000USD, giá CIF Hải Phòng, đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT), chi phí lắp đặt. Chi phí khai hải quan và vận chuyển về nhà máy vào khoảng 1000USD. Như vậy tổng chi phí dự kiến để lắp đặt thành công máy cắt tấm vào nhà mày của Công ty là 241000USD. Giá Inox tấm đang được bán trên thị trường vào khoảng 3000USD/tấn (giá FOB Hải Phòng), giá Inox cuộn khổ lớn đang được bán với giá 2400USD/tấn (giá FOB Hải Phòng). Khi có máy cắt tấm thì tổng chi phí thuê nhân công, chi phí nguyên vật liệu để cắt tầm là 250USD/tấn. Như vậy mỗi tấn Inox tấm Công ty sẽ lợi ra được 350USD. Với phần chi phí đầu tư ban đầu là 241000USD thì để thu hồi vốn Công ty phải bán được khoảng 700 tấn Inox tấm. Do đó Công ty sẽ phải mất một năm hoặc vài năm thì mới thu hồi vốn được.

- Phương án thứ hai là Công ty có thể thuê đơn vị bên ngoài gia công Inox cuộn khổ lớn để thành Inox tấm. Hiện tại giá gia công Inox tấm Công ty nhận được báo giá từ một số đơn vị khách là khoảng 200USD/tấn, đã bao gồm phí giá trị gia tăng. Chi phí vận chuyển hai chiều Inox cuộn từ Công ty đến đơn vị gia công là 15USD/tấn. Như vậy tổng chi phí Công ty phải chi ra để có 1 tấn Inox tấm là 215USD. Vậy giá thành Inox tấm của Công ty sau khi sản xuất xong sẽ là 2400+215=2615USD. Giá bán Inox tấm trên thị trường hiện tại đang là 3000USD (giá FOB Hải Phòng). Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh khác: chi phí đóng gói, lưu kho (khoảng 100USD/tấn) thì Công ty vẫn lời ra được ít nhất là khoảng 200USD/tấn.

Như vậy với việc thuê bên ngoài ra công Inox tấm thì Công ty vẫn thu được lãi mà chi phí bỏ ra không cao, không mất thời gian thu hồi vốn như đầu tư mua máy cắt tấm. Phương án thuê đơn vị ngoài ra công máy cắt tấm sẽ khả thi hơn và nên được Công ty áp dụng trong thời gian tới. Do đó khi nhận được email của khách hàng hỏi về Inox tấm thì Công ty có thể thuê đơn vị ngoài ra công rồi xuất bán cho khách hàng. Làm như vậy vừa mở rộng được danh mục sản phẩm xuất khẩu của mình, vừa có thêm những khách hàng xuất khẩu mới.

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu

Việc nâng cao chất lượng hàng hóa sẽ giúp Công ty cạnh tranh được với các doanh nghiệp cùng ngành khi mà cạnh tranh về giá luôn gặp phải nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá từ các nước khác. Nâng cao chất lượng sản phẩm là việc Công ty cần làm để có thể giữ chân được những khách hàng cũ đồng thời phát triển được hệ thống khách hàng mới. Để làm được việc này Công ty cần áp dụng các biện pháp sau:

- Tăng cường công tác giám sát chất lượng hàng hóa trong quá trình sản xuất. Hiện tại khâu giám sát chất lượng hàng hóa trong quá trình sản xuất của Công ty Cổ phần Inox Hòa Bình còn rất nhiều hạn chế. Việc kiểm tra chất lượng hàng chỉ được chú trọng khi hàng hóa đã được sản xuất xong. Việc này sẽ dễ dấn đến tình trạng đã rồi, và việc khắc phục chất lượng của hàng hóa thì hầu như không có. Như vậy sẽ dấn đến tình trạng hàng không đạt tiêu chuẩn và sẽ bị trả lại. Hiện tại tình trạng này ở Công ty không xảy ra nhiều. Tuy nhiên nếu việc không giám sát chất lượng hàng hóa trong quá trình sản xuất vẫn được duy trì thì trong tương lai có thể sẽ có nhiều những đơn khiếu nại về chất lượng sản phẩm từ người mua, về lâu dài sẽ làm Công ty đánh mất những khách hàng xuất khẩu, đồng thời làm giảm uy tín của mình.

Việc trước mắt Công ty cần làm là phải tăng cường giám sát hàng hóa và tạo ra sự gắn kết giữa các phòng ban, cụ thể là phòng Xuất Nhập Khẩu, nhân viên kỹ thuật và phòng kế hoạch sản xuất. Việc giám sát chất lượng hàng hóa trong quá trình sản xuất phải được thực hiện đều đặn. Phòng Xuất Nhập Khẩu phải cử nhân viên phòng mình, phối hợp với nhân viên kỹ thuật xuống cơ sở sản xuất của Công ty để giám sát xem hàng hóa được sản xuất ra sao: số lượng từng kích thước được sản xuất có đúng yêu cầu không, chất lượng hàng hóa đang sản xuất có đạt không… Việc này phải được thực hiện ít nhất 1 lần/tuần. Sau đó nhân viên Xuất Nhập Khẩu phải lập báo cáo kết quả giám sát đó để trình ban lãnh đạo. Việc làm này sẽ có tác dụng giảm thiểu những sai sót mắc phải trong quá trình sản xuất và kịp thời điều chỉnh nếu có sai sót xảy ra.

Như đã đề cập ở trên, hệ thống lò ủ của Công ty hiện tại thường xuyên bị hỏng nên việc sản xuất hay bị gián đoạn. Hơn nữa do tận dụng mua hệ thông lò ủ cũ nên bề mặt của sản phẩm thỉnh thoảng vẫn có những vết xước nhỏ, ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng và bề mặt của sản phẩm. Vì vậy để nâng cao chất lượng bề mặt của hàng hóa cũng như tiến độ sản xuất thì Công ty nên đầu tư mua hệ thống lò ủ mới để thay thế. Tuy mức đầu tư ban đầu cao nhưng khi có hệ thống lò ủ mới thì Công ty sẽ có được những lợi ích như:

+ Tiết kiệm những chi phí sửa chữa lò cũ mỗi khi bị hỏng. + Quá trình sản xuất sẽ không bị gián đoạn.

+ Công suất sản xuất hàng hóa sẽ được cải thiện

+ Bề mặt sản phẩm đẹp, ít trầy xước, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm - Thương xuyên bảo dưỡng máy móc, dây truyền sản xuất.

Để nâng cao chất lượng hàng hóa thì Công ty cũng phải thường xuyên bảo dưỡng hệ thống máy móc và dây truyền sản xuất. Hiện tại việc bảo dưỡng máy móc của Công ty không được chú trọng nhiều. Chỉ khi nào có hỏng hóc thì Công ty mới thuê người về sửa chữa hoặc mua các phụ tùng thay thế. Việc này dẫn đến tình trạng bị động, và sản xuất bị gián đoạn không báo trước. Hơn nữa việc lắp ghép các phụ tùng máy móc khi dây chuyền sản xuất bị hỏng sẽ ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu hoạt động của cả dây truyền và phần nào tác động đến chất lượng hàng hóa được sản xuất ra. Việc chủ động bảo dưỡng hệ thống máy móc và dây truyền sản xuất sẽ làm giảm bớt tình trạng hỏng hóc đột xuất, giảm bớt việc phải lắp ghép các phụ tùng thay thế không cùng chủng loại với nhau, góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh công tác xuất khẩu sản phẩm của công ty cổ phần inox hòa bình (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w