Những cơ sở pháp luật có liên quan đến công tác xuất khẩu của doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh công tác xuất khẩu sản phẩm của công ty cổ phần inox hòa bình (Trang 36 - 81)

Ngành thép Việt Nam

1.2.1. Những cơ sở pháp luật có liên quan đến công tác xuất khẩu của doanh nghiệp Ngành thép Việt Nam nghiệp Ngành thép Việt Nam

Những cơ sở pháp luật có liên quan đến công tác xuất khẩu của doanh nghiệp Ngành thép Việt Nam bao gồm các quy định của Nhà nước về việc xuất khẩu thép và thuế quan xuất khẩu thép, các cam kết của Việt Nam đối với WTO và khu vực về ngành thép, quy định của các nước trên thế giới đối với các sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam.

a. Các quy định của Nhà nước về việc xuất khẩu thép và thuế quan xuất khẩu thép

- Quyết định Số 30/2008/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày 22 tháng 08 năm 2008 về việc “Tạm thời ngưng áp chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động đối

với sắt, thép”. Theo đó các thương nhân xuất khẩu sắt, thép không phải xin giấy phép xuất khẩu tự động cho các lô hàng sắt, thép xuất khẩu. Quyết định này hiện tại vẫn còn hiệu lực.

- Quyết định số 92/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ngày 28 tháng 10 năm 2008 về việc “Điều chỉnh thuế suất xuất khẩu đối với một số mặt hàng sắt, thép không hợp kim của biểu thuế xuất khẩu”. Quyết định này điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng sắt, thép thuộc phân nhóm 7204.50.00.00 và thuộc các nhóm 7206 và 7207 từ 5% (quy định tại Quyết định số 84/2008/QĐ-BTC ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) xuống mức thuế suất thuế xuất khẩu mới là 0%. Quyết định này hiện tại vẫn còn hiệu lực.

- Quyết định số 7896/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày 05 tháng 09 năm 2014 về việc “Áp dụng biện pháp chống bán phá giá” một số sản phẩm thép không gỉ nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và lãnh thổ Đài Loan. Trong đó, các doanh nghiệp của Đài Loan bị áp mức thuế chống bán phá giá cao nhấ. Cụ thể, doanh nghiệp Yuan Long Stainless Steel Corp bị áp 37.29% và các doanh nghiệp khác bị đánh thuế 13.79%. Các doanh nghiệp của Indonesia bị áp mức thuế chống bán phá giá thấp nhất với mức chỉ 3.07%. Các doanh nghiệp của Trung Quốc và Malaysia bị áp các mức thuế khác nhau từ 4.64% đến 10.71%. Quyết định này hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều cho rằng việc áp thuế chống bán phá giá sẽ gây tăng thêm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, vô tình đẩy giá thành trong nước và xuất khẩu nên cao vì đa số các doanh nghiệp ngành thép, đặc biệt là thép không gỉ hiện nay chủ yếu là nhập khẩu phôi thép, thép không gỉ để về sản xuất.

b. Các cam kết của Việt Nam với WTO và khu vực về ngành thép - Cam kết của Việt Nam với WTO về ngành thép

Theo cam kết của Việt Nam trong WTO, Việt Nam đã đồng ý cam kết cắt giảm và ràng buộc ở mức thuế suất hiện hành của hơn 700 dòng thuế liên quan đến mặt hàng sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép nhập khẩu từ tất cả các nước thành viên WTO.

TT Mặt hàng

Thuế suất MFN trước thời điểm gia

nhập (%)

Cam kết với WTO Khi gia nhập (%) Cuối cùng (%) Thời hạn thực hiện

1 Thuế suất bình quân cả

Biểu thuế 17.4 17.2 13.4

Chủ yếu sau 3-5

năm 2 Thuế suất bình quân sản

phẩm công nghiệp 16.7 16.2 12.4

Chủ yếu sau 3-5

năm 3 Thuế suất bình quân sản

phẩm sắt thép 7.5 17.7 13.0 5-7 năm

4 Thép xây dựng 10 20 - 40 15- 25 2014

5 Phôi thép 5 20 10 2014

(Nguồn: Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về ngành thép)

Theo Bảng này, có thể thấy mức cắt giảm về thuế nhập khẩu đối với ngành thép trong khuôn khổ WTO về cơ bản ngang bằng với mức cắt giảm bình quân chung của toàn bộ Biểu thuế. Mức thuế suất trần cho thép xây dựng và phôi thép theo các cam kết trong WTO đều ở mức cao hơn mức thuế suất thực tế đang áp dụng.

Như vậy, việc thực hiện cắt giảm thuế theo các cam kết trong WTO tuy có làm giảm mức bảo hộ so với ngành thép, song về cơ bản ngành thép vẫn là trong một số các ngành được duy trì mức bảo hộ tương đối cao. Về cơ bản trong những năm tới các doanh nghiệp của ngành thép sẽ không phải chịu tác động của các cam kết trong WTO. Đặc biệt, thuế suất đối với các sản phẩm chủ yếu của ngành thép Việt Nam đang sản xuất như hiện nay vẫn còn cao hơn mức thuế MFN hiện tại. Do vậy, trong thời gian một số năm, việc thực hiện các cam kết về thuế quan trong WTO chưa ảnh hưởng nhiều đến ngành thép.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trên thực tế, do phần lớn nhập khẩu sắt thép của Việt Nam là từ Trung Quốc và các nước ASEAN (được hưởng mức thuế nhập khẩu theo cam kết CEPT/AFTA và ACFTA, thấp hơn so với thuế nhập khẩu theo WTO) nên việc này không có nhiều ý nghĩa. Nói cách khác, tác động của cam kết thuế

quan trong WTO đối với ngành thép không lớn bằng tác động của các cam kết khu vực mà Việt Nam đã ký kết và thực hiện từ năm 2005, 2006.

- Cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA và ACFTA về ngành thép. Bên cạnh cam kết về thuế quan trong khuôn khổ WTO, liên quan đến sản phẩm thép, Việt Nam còn tham gia 03 cam kết cắt giảm thuế quan quan trọng, bao gồm cam kết cắt giảm theo Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA) và ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) và ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA). Mức cắt giảm thuế theo các cam kết này sẽ được áp dụng đối với sản phẩm sắt thép nhập khẩu từ các nước ASEAN, Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam. Một số cam kết cụ thể như sau:

Trong khuôn khổ CEPT/AFTA, mức thuế suất bình quân đối với các mặt hàng sắt thép cam kết tại thời điểm 1/1/2006 là 3.3%. Mức thuế suất này sẽ được giảm xuống 0% vào năm 2015. Mức thuế suất thuế nhập khẩu hiện áp dụng trong khuôn khổ CEPT/AFTA đối với phôi là 3%, đối với thép xây dựng là 5%, đối với các sản phẩm sắt thép không hợp kim cán phẳng, chưa phủ mạ hoặc tráng chủ yếu là 0%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với ACFTA, mức thuế suất thuế nhập khẩu cam kết đối với mặt hàng sắt thép nói chung từ 1/1/2006 là 35%. Mức thuế suất này sẽ được giảm xuống 15% vào năm 2015. Đối với thép xây dựng lộ trình giảm thuế nhanh hơn và đạt mức 15% vào năm 2014.

Có thể thấy là mức cắt giảm thuế quan đối với sản phẩm sắt thép theo các cam kết khu vực này là rất lớn (thậm chí xuống đến 0% năm 2015 trong khuôn khổ CEPT/AFTA cho các sản phẩm đạt được tiêu chí xuất xứ ASEAN). Trên thực tế, hiện nay việc cắt giảm mới thực hiện theo lộ trình (chưa cắt giảm toàn bộ) mà lượng sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan đã là rất lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý đến điều này để có chiến lược cạnh tranh và phát triển phù hợp.

c. Quy định của các nước trên thế giới đối với các sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam

Ngày 31/12/2013, Hoa Kỳ thông báo áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với các sản phẩm ống thép hàn không gỉ chịu lực nhập khẩu từ Việt Nam (phần lớn thuộc mã HS 730640 theo Biểu Hài hòa thuế quan của Hoa Kỳ). Khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ các sản phẩm này sẽ phải chịu thuế chống bán phá giá tạm thời với mức thuế suất 53.92%, riêng đối với hai bị đơn bắt buộc của vụ việc là Công ty

CP Quốc tế Sơn Hà và Công ty TNHH Mejonson Industrial Việt Nam thì mức thuế suất này là 17.72%, thấp hơn đáng kể so với mức thuế suất áp dụng chung. Đây được xem là một mức thuế bất lợi cho Việt Nam, bởi mức thuế suất chung (thuế suất toàn quốc là tương đối cao). Trong so sánh với các mức thuế tạm thời áp dụng đối với sản phẩm ống thép hàn không gỉ tương tự của Malaysia và Thái Lan (hai bị đơn khác cùng bị kiện trong vụ việc này, với thuế suất tạm thời lần lượt là 22.70% - 167.11% và 7.22% - 10.92%) thì Việt Nam ở mức giữa, cao hơn Thái Lan và thấp hơn Malaysia.

Ngày 18/02/2014 Hòa Kỳ áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm ống thép dẫn dầu nhập khẩu từ Việt Nam (phần lớn thuộc mã HS 730429, 730439, 730520, 730629) sẽ chịu mức thuế suất thuế chống bán phá giá tạm thời là 111.47%, riêng đối với bị đơn bắt buộc là Công ty Thép SeAH Việt Nam là 9.57%. Ngoài Việt Nam, Hoa Kỳ còn tiến hành điều tra đối với ống thép dẫn dầu nhập khẩu từ các nước: Ấn Độ, các tiểu Vương quốc Ả Rập, Philippines, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina và Đài Loan. Mức thuế chống bán phá giá tạm thời áp dụng đối với ống thép dẫn dầu các nước này lần lượt là 55.29%, 2.92%, 8.9%, 118.32%, 4.87%, 5.31% và 2.65%. So sánh với mức thuế của các nước cùng bị kiện thì thuế suất áp dụng cho Việt Nam ở mức cao, chỉ thấp hơn Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoài ra, hiện nay Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Malaysia cũng đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ một số nước và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Theo số liệu trong đơn kiện, tổng khối lượng thép không gỉ nhập khẩu từ Việt Nam là khoảng hơn 3.500 tấn, chiếm khoảng 2.9% thị phần nhập khẩu vào Malaysia. Hiện tại, biên độ phá giá bị cáo buộc đang ở mức 27%. Malaysia cũng là một trong những thị trường xuất khẩu thép và thép không gỉ lớn của Việt Nam, việc Malaysia áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép không gỉ ở nước ta.

1.2.2. Những kết quả đạt được trong công tác xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp Ngành thép Việt Nam

Trong thời gian qua, xuất khẩu thép của các doanh nghiệp Ngành thép Việt Nam đã đạt được những thành quả sau:

- Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên

Trái ngược lại với tình hình tiêu thụ thép ảm đạm ở trong nước, kim ngạch xuất khẩu thép của Việt Nam không ngừng tăng lên trong các năm qua. Trong giai đoạn năm 2010 – 2014, kim ngạch xuất khẩu thép của các doanh nghiệp Việt Nam tăng cả về khối lượng lẫn giá trị. Điển hình là mức tăng nhảy vọt 162.83% về khối lượng và tăng 174.15% về giá trị vào năm 2010 khi mà Ngành thép trong nước đang gặp khó khăn về tình hình tiêu thụ do ảnh hưởng của việc khủng hoảng kinh tế, thị trường bất động sản và xây dựng đang đi xuống. Chính điều này đã khiến các doanh nghiệp trong nước tích cực tìm hướng xuất khẩu, làm cho kim ngạch xuất khẩu thép trong năm này tăng lên mạnh.

(Nguồn: Tổng Cục Hải

Quan)

Hình 1.2: Kim ngạch xuất khẩu thép của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014

Trong những năm sau đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp Ngành thép vẫn không ngừng tăng lên. Cụ thể, xuất khẩu thép năm 2011 tăng 44.06% đạt 1.844 triệu tấn, năm 2012 tăng 6.18% đạt 1.958 triệu tấn và năm 2013 tăng 14.3% đạt 2.238 triệu tấn. Xuất khẩu thép năm 2014 tăng 17.2% về mặt số lượng, đạt 2.623 triệu tấn và tăng 10.99% về mặt giá trị, đạt 1.998 tỷ USD.

Chính nhờ việc khai thác tốt thị trường xuất khẩu làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng lên mà các doanh nghiệp Ngành thép Việt Nam mới mở rộng được lượng cầu, giảm lượng hàng tồn kho và duy trì được sản xuất.

- Sản phẩm thép xuất khẩu được đa dạng về chủng loại, nâng cao về chất lượng Cơ cấu, chủng loại sản phẩm thép xuất khẩu từng bước được mở rộng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường quốc tế. Nếu như trước kia, trong thời kỳ mới

gia nhập WTO (năm 2007), các sản phẩm xuất khẩu thép của Việt Nam còn rất nghèo nàn, đơn điệu, chủ yếu là các sản phẩm thép xây dựng carbon thông thường, sản phẩm phổ thông như gang đúc, thép cán dài, ống thép và một số ít tôn mạ với số lượng rất nhỏ, thì bây giờ cơ cấu và chất lượng các sản phẩm thép xuất khẩu của các doanh nghiệp Ngành thép đã được cải thiện rõ rệt. Hiện tại các doanh nghiệp Ngành thép đã có thể xuất khẩu được những sản phẩm có giá trị cao như thép tấm, thép lá cán nóng, cán nguội, thép không gỉ, thép chất lượng cao, thép chế tạo để phụ vục cho các ngành công nghiệp khác như: Đóng tàu; Sản xuất ô tô, xe máy, xe đạp; Dụng cụ gia đình (máy giặt, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ…); Đồ hộp, bao bì thùng chứa như thùng phuy, bình đựng khí hóa lỏng, container chứa hàng…

Chất lượng sản phẩm thép xuất khẩu cũng được nâng cao rõ rệt do trình độ công nghệ chung của toàn Ngành thép đã được nâng lên một bước mới, nhất là trong khâu cán và ủ thép, tạo ra những sản phẩm thép xuất khẩu đạt tiêu chuẩn chất lượng thế giới, chinh phục nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Anh, Nga, Brazil...

- Thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng.

Cùng với sự tăng lên về chủng loại và chất lượng hàng hóa, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Ngành thép cũng được mở rộng. Nếu như trong giai đoạn năm 2000-2005 thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Ngành thép chỉ hạn chế ở một số nước lân cận trong khu vực như Lào, Campuchia, Myanmar thì hiện tại các sản phẩm thép của Việt Nam đã có mặt trên 27 quốc gia trên thế giới và trong tương lại sẽ còn tiếp tục được mở rộng.

Trong năm 2014, Campuchia là thị trường chiếm thị phần lớn nhất: 27.6%, đạt 725.7 nghìn tấn, trị giá 474.3 triệu USD, tăng 14.33% về lượng và tăng 9.99% về trị giá; thị trường chiếm thị phần lớn thứ hai là Indonesia, chiếm 16.52%, đạt 433.4 nghìn tấn, trị giá 351.4 triệu USD, tăng 12.8% về lượng và tăng 7.87% về trị giá….

Nhìn chung, năm 2014, xuất khẩu thép của Việt Nam đều có tốc độ tăng trưởng dương ở khắp các thị trường. Đáng chú ý, xuất khẩu sang thị trường Braxin có tốc độ tăng trưởng vượt trội, tuy lượng thép xuất sang thị trường này chỉ đạt 13.7

nghìn tấn, trị giá 8.3 triệu USD nhưng tăng 10.35% về lượng và tăng 72.15% về trị giá so với năm 2013.

Nguồn: Vietstock.vn

Hình 1.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam năm 2014

1.2.3. Những bài học kinh nghiệm trong công tác xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp Ngành thép Việt Nam

Thứ nhất, hiện tại các doanh nghiệp Ngành thép đang phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá thép của nhiều nước như đã nêu ở trên. Để những việc này không xảy ra nữa thì kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp Ngành thép là không bán giá thấp hơn giá thành, bán giá tối thiểu bằng với giá thành sản xuất, không xuất khẩu ồ ạt, xuất khẩu tăng đột biến vào một thị trường, chỉ xuất khẩu tăng mức ổn định để tránh gây nên tình trạng bị đưa vào danh sách xem xét, điều tra chống bán phá giá. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu thép cũng nên minh bạch, rõ ràng về sổ sách phòng khi bị điều tra thì có đầy đủ số liệu để chứng minh.

Thứ hai, cạnh tranh về chất lượng hàng hóa, thời gian giao hàng và các dịch vụ kèm theo khác chứ không tuyệt đối cạnh tranh về giá cả. Cạnh tranh về giá cả không bao giờ ổn định và còn gây lên tình trạng bị các nước điều tra chống bán phá giá. Nâng cao chất lượng hàng hóa, rút ngắn thời gian giao hàng và tăng cường chất lượng các dịch vụ đi kèm mới là giải pháp tối ưu để các doanh nghiệp xuất khẩu thép Việt Nam có thể cạnh tranh được với các quốc gia khác, đồng thời khẳng định

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh công tác xuất khẩu sản phẩm của công ty cổ phần inox hòa bình (Trang 36 - 81)