b. Biên chế lao động
2.4.4. Tác động đến môi trường sinh thá
* Hệ sinh thái dưới nước
Nguồn gây tác động trực tiếp đến môi trường nước khu vực dự án là nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn.
Lượng chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn ngấm qua các tầng đất vào mạch nước ngầm. Như vậy, sự ô nhiễm nguồn nước mặt là nguyên nhân gián tiếp gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nhất là những khu vực gần nguồn tiếp nhận nước thải.
Nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn nếu không được xử lý tốt có khả năng làm thay đổi tính chất hoá lý của nguồn nước mặt tiếp nhận do các nguyên nhân sau: Đất đá, bụi kéo theo nước mưa chảy tràn và cặn có trong nước thải sản xuất làm tăng hàm lượng cặn và độ đục của nước; Các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt làm tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng như N, P gây phú dưỡng nguồn nước ảnh hưởng đến đời sống các loài thuỷ sinh; Dầu mỡ trong nước thải sản xuất có khả năng loang thành màng mỏng che phủ mặt thoáng của nước gây cản trở sự trao đổi ôxy của nước, cản trở quá trình quang hợp của các loài thực vật trong nước, giảm khả năng thoát khí cacbonic và các khí độc khác ra khỏi nước dẫn đến là chết các sinh vật ở vùng bị ô nhiễm và làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước… ; Nước thải có hàm lượng TSS cao còn là nguyên nhân gây bồi lấp nguồn tiếp nhận.
Nguồn nước mặt, nước ngầm bị ô nhiễm gây ra những tác động tiêu cực cho nhu cầu sử dụng các nguồn nước này (cấp nước cho nông nghiệp, sinh hoạt,...). Sự ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm cũng là nguyên nhân gây ra các tác động tiêu cực khác: suy thoái đất, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái, đời sống kinh tế xã hội khu vực xã bản Nhuần, huyện Chợ Mới.
* Hệ sinh thái cạn
Trong khu vực mỏ thảm thực vật tự nhiên của vùng núi và các loại cây ăn quả, tre, mai, các loại cây bụi …. Hoạt động khai thác quặng sẽ sử dụng một diện tích đất lớn và việc sử dụng đất này làm mất đi thảm thực vật tự nhiên của khu vực. Không những thế, các chất thải của quá trình khai thác như bụi, khí thải, chất thải
rắn cũng có ảnh hưởng nhất định tới hệ thực vật khu vực xung quanh do khả năng lan truyền trong môi trường. Bụi là một trong những tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm. Đối với thực vật, bụi lắng đọng trên lá làm giảm khả năng quang hợp của cây, làm giảm năng suất cây trồng.
Đối với các loài động vật, nhất là động vật hoang dã rất nhạy cảm với sự biến đổi môi trường. Hầu như các chất ô nhiễm môi trường đều có tác động rất xấu đến động vật. Chất thải rắn và khí độc hại làm ảnh hưởng tới sự sinh sản của các loài động vật. Tiếng ồn và chấn động khi nổ mìn làm động vật hoảng sợ dẫn đến sự di cư hàng loạt các loài động vật.
Như vậy, hoạt động khai thác mỏ đã làm mất đi các thảm thực vật trên cạn và ảnh hưởng đến các loài động vật hệ quả là làm suy thoái đa dạng sinh học. Tuy nhiên, với đặc trưng hệ sinh thái cạn cũng như hệ sinh thái nước khu vực dự án tương đối nghèo nàn, không có loài động vật hoang dã đặc hữu nên các tác động tiêu cực của quá trình triển khai thực hiện dự án mở rộng khai thác tới tài nguyên sinh vật là không đáng kể.