- Phương án lựa chọn: Trên cơ sở phân tích và đánh giá hai phương án đưa ra và dựa vào chỉ số phục hồi đất thì phương án được chọn trong giai đoạn hoàn
3.2.3. Trồng cây xanh
Sau khi tiến hành san gạt tạo mặt bằng trên toàn bộ diện tích khu vực mỏ. Chủ dự án sẽ tiến hành trồng cây trên phần diện tích có thể trồng cây để tạo cảnh quan cho khu vực mỏ. Diện tích trồng cây xanh là 18.390 m2
Nguồn cây được lấy từ tỉnh Thái Nguyên
- Loại cây được lựa chọn để trồng là cây keo lá tràm + Mật độ trồng cây: 1.660 cây/ha (0,17 cây/m2)
+ Bố trí trồng cây: Cây cách cây 3m, hàng cách hàng 2m, riêng ở khu vực giáp ranh với đất màu của dân địa phương trồng cây cách ranh giới tối thiểu là 4m để không ảnh hưởng đến đất của dân khi cây lớn.
- Kỹ thuật đào hố, bón phân và lấp hố.
+ Quy cách hố: 40x40x40cm; hố bố trí so le hình nanh sấu giữa các hàng. Thời gian cuốc hố phải hoàn thành trước lúc trồng rừng từ 1 - 2 tháng.
+ Kỹ thuật bón phân và lấp hố: Lấp hố bằng đất tốt khi cuốc lên để riêng và đất xung quanh cùng với cỏ rác, thảm khô mục lấp phần đáy hố. Phân bón lót N:P:K = 5:10:3 trộn đều với phân vi sinh hữu cơ theo tỷ lệ 1:1. Mỗi cây bón 60,5g. Vun đất theo hình mui rùa.
- Kỹ thuật trồng cây và tra dặm cây chết. + Kỹ thuật trồng cây:
Trồng cây vào những ngày có mưa nhỏ hoặc râm mát. Tránh trồng vào những lúc trưa nóng hoặc có gió mùa Đông bắc. Khi trồng nhất thiết phải rạch vỏ bầu. Dùng dao lam hay kéo sắc rạch bầu, tránh hư hại bầu. Dùng cuốc hoặc xẻng bới 1 lỗ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu cây trồng. Đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, rồi vun đất xung quanh cho kín. Có thể dùng tay hoặc chân dẫm chặt xung quang gốc cây, tránh nhẵm vào bầu làm vỡ bầu.
+ Tra dặm cây chết: Sau khi trồng 30 - 45 ngày, tiến hành kiểm tra lại toàn bộ khu vực trồng cây, những cây bị chết sẽ trồng dặm lại. Kỹ thuật trồng dặm được thực hiện như việc trồng cây ở trên.
- Chăm sóc và bảo vệ cây: Thực hiện chăm sóc cây trong 3 năm đầu.
- Lần 1 ngay sau khi trồng rừng 1 - 2 tháng - Lần 2 cách lần chăm sóc thứ nhất 8 - 9 tháng
Trồng dặm những cây chết; phát dọn dây leo, cây bụi cỏ dại trong rạch trồng cây; xới đất xung quanh hố với đường kính rộng 40 - 50cm. Trường hợp không tiến hành bón thúc trước khi trồng cây vì lí do nào đó thì tiến hành bón phân vào thời điểm xới đất, vun gốc lần chăm sóc đầu tiên. Liều lượng như quy định trên và bón cách gốc 5 - 10cm.
* Năm thứ 2: 02 lần vào các thời điểm đầu và cuối mùa mưa; phát dọn dây leo, cỏ dại, cây bụi trong rạch trồng cây; trồng dặm những cây chết; xới đất xung quanh gốc đường kính rộng 50cm, sâu 3 - 4cm, vun gốc kết hợp bón thúc vào lần chăm sóc đầu.
Bón phân N:P:K=5:10:3 kết hợp trộn đều với phân vi sinh hữu cơ tỷ lệ 1:1. Liều Lượng phân bón: 100g/cây.
* Năm thứ 3: 02 lần vào các thời điểm đầu và cuối mùa mưa; phát dọn dây leo, cỏ dại, cây bụi trong rạch trồng cây; trồng dặm những cây chết. Xới đất xung quanh gốc cây với đường kính rộng 60cm, sâu 3 - 4cm, vun gốc.
Bảng 3.3: Định mức thực hiện trồng cây
TT Hạng mục Đơn vị
tính
đơn giá
(đồng) Đơn vị Định mức Đơn vị
1 Mua cây giống Cây 671 cây/ha 1660 cây/m2
0,17
2 Đào hố công 129201 hố/công 42 đồng/hố 3076
3 Phân bón kg 6000 g/hố 60,5 đồng/hố 363
4 Lấp hố công 129201 hố/công 163 đồng/hố 793 5
Chăm sóc cây
năm thứ nhất công 129201 m2/công 631 đồng/m2 205 6
Chăm sóc cây
năm thứ hai công 129201 m2/công 952 đồng/m2 136 7
Chăm sóc cây
năm thứ ba công 129201 m2/công 768 đồng/m2 168
STT các khoản phụ cấpLương cơ bản và Lao động - Nhóm công nhân lâm nghiệpGieo trồng, xới vun và chăm sóc nhóm I 1 Hệ số lương theo Nghị định 205/2004/N Đ-CP 2,56
2 Lương tối thiểu 810.000
3 Lương tháng tối thiểu 2.073.600
4 Phụ cấp theo lương tối thiểu+ Phụ cấp lưu thông (20%) 414.720 5
Phụ cấp tính theo lương cơ bản
+ Phụ cấp không ổn định (10%) 207.360 +Lương phụ (lễ, tết ...) (12%) 248.832
6 Phụ cấp khu vực (30%) 414.720
7 Cộng lương tháng 3.359.232
8 Số ngày công/tháng 26
9 Đơn giá một ngày công (đồng/công) 129.201