“Ở phía xa các vị trí tiền tiêu của khoa học hiện đại, có trải một khoảng không rộng lớn, trong đó trí tưởng tượng có thể bay bổng”
Có trí tưởng tượng là từ sự kiện có sẵn, hình dung được những sự kiện sẽ gặp sau này, là tìm được mối liên hệ giữa các sự kiện cách nhau trong thời gian và trong không gian.
Trí tưởng tượng có vai trò quan trọng trong khoa học. Tuy khoa học đòi hỏi dẫn chứng, chứng minh, tức thiên về lập luận, phát minh khoa học cũng là sản phẩm của trí tưởng tượng.
Trong toán học, trí tưởng tượng đã sáng tạo các ký hiệu đại số và các hình học hoàn chỉnh. Trong khoa học thực nghiệm, trí tưởng tượng sáng tạo các giả thiết là có một định luật chưa biết; trí tưởng tượng cũng phát minh ra công cụ quan sát và các cách thí nghiệm cần thiết cho kiểm tra giả thuyết; nó còn xây dựng các học thuyết tổng quát tượng trưng sự hài hoà của vũ trụ.
Năm 1831, Đácuyn chú ý tới đảo san hô ở Thái Bình Dương mà trước đó không ai hiểu được nguyên nhân hình thành. Ông tự hỏi: Tại sao đảo lại có hình vành nón? Tại sao lại có vũng nước giữa đảo? Ông đặt giả thuyết ngay: San hô gắn vào miệng một núi lửa rồi phát triển cao dần. Sau khi kiểm tra thấy san hô chỉ mọc ở tầng nước nông, sâu nhất là 50 mét, ông lại sửa ngay giả thuyết: San hô gắn vào miệng núi lửa cũ, sau núi sụt thấp dần và san hô mới sinh cứ găn bồi thêm phân tử ôxy lại tạo thành bốn nguyên tử ôxy. Cứ như thế, sẽ thành hình vô số phân tử ôxy phốtpho đột nhiên phát sáng.
Sau đó, ông kiên trì làm thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết và giả thuyết được nghiệm đúng. Nhiều phản ứng hoa học quan trọng trong công nghiệp đều diễn ra bằng con đường dây chuyền như thế: quá trình thu xăng từ dầu hoả, sự cháy trong động cơ đốt trong,sự tạo thành chất dẻo bằng cách trùng hợp,…
Trí tưởng tượng đặc biệt của Sêmiônốp đã liên kết được hai hiện tượng không có quan hệ gì với nhau trong thực tế.
Từ mối liên kết này, đã hình thành lý thuyết dây chuyền trong phản ứng hoá học dẫn ông tới giải thưởng Nôben.
Trí tưởng tượng sẽ dẫn tới phát minh đều đòi hỏi một cố gắng phân tích và tổng hợp của trí tuệ. Phải biết tách biệt các số liệu liên kết với nhau trong quá trình nghiên cứu, trong kinh nghiệm hàng ngày và lắp ghép chúng theo cách độc đáo, riêng biệt cho mình. Trong lao động này, trí tuệ thoạt đầu chỉ có một vài khái niệm chưa rõ ràng, về sau tổng hợp sẽ hình thành dần rõ nét.
Nhà phát minh ra cái máy mới, lúc đầu hình dung chưa rõ nét sơ đồ của máy đang nghiên cứu. Anh sẽ mò mẫn phát hiện ra chuyển vận chung của máy. Sau đó, anh nghĩ tới hình dạng của các bộ phận và cách kết hợp các bộ phận đó để bảo đảm cho sự chuyển vận của toàn bộ máy.
Mỗi phát minh lớn đòi hỏi một trí tưởng tượng phong phú. Phát minh lớn là phát minh phong phú, đa dạng mở đường cho nhiều phát minh khác. Đây là những hệ thống ý niệm mới và súc tích, là những học thuyết mới mà các nhà khoa học dựa vào đó để triển khai trong nhiều lĩnh vực. Phát minh lớn là của các thiên tài.
Người tài năng chỉ có một tác phẩm, người thiên tài có nhiều tác phẩm độc đáo, đa dạng.
Đăc điểm của thiên tài là một trí tưởng tượng mãnh liệt hướng về tự nhiên.
Người thiên tài nhờ lao động kiên trì, tích luỹ rất nhiều tư liệu các loại; và trí tuệ ở tình trạng hoạt động tiềm thức. Tới lúc nào đó là ngẫu hứng. Lao động tiềm thức chuyển sang lao động ý thức. Tia lửa của sáng tác phát minh nảy sinh.
Thiên tài là sức mạnh tổng hợp có thể tạo ra những ý niệm hoàn toàn mới, không một khao học nào có thể nhìn trước, ngay cả lúc sinh thời, nhà bác học cũng không nghĩ tới. Đây là mức độ cuối cùng của sức mạnh trí tuệ.
Những thiên tài khoa học thường được coi như những bó đuốc soi sáng từng chặng đường khoa học cua nhân loại.
Đây là cái vốn quý của loài người vì họ không phải là sản phẩm của thời đại, mà đi trước thời đại.
Một môn đồ nói về khả năng sáng tạo của Anxtanh như sau: Thứ nhất về khă năng ngạc nhiên…ông nhìn nhận mọi vấn đề hầu như là hoàn toàn mới đối với ông, đặt ra câu hỏi tại sao và không hề thưa nhận một giải đáp nào dựa trên quyền lực. Thứ hai là khẳ năng suy nghĩ nhiều năm về cùng một vấn đề cho đến khi cái “bóng tối biến thành ánh sáng của sự hiểu biết”.
Thứ ba là khả năng tìm những công thức cho những thực nghiệm lý tưởng đơn giản, những thực nghiệm không thể nào thực hiện được trên thực tế, nhưng lại được phân tích một cách thích hợp.
Paxtơ là một thiên tài khoa học ở thế kỷ XIX. Bắt đầu nghiên cứu hoá học, ông phát hiện ra tính phân cực của tinh thể.
Khi chuyển sang nghiên cứu về phát men của rượu vang, bia, ông phát minh ra men rượu. Tới lúc bắt tay nghiên cứu các bệnh của tằm, ông phát minh ra tác nhân gây bệnh và con đường truyền bệnh.
Sau đó, ông chuyển sang nghiên cứu về vi khuẩn gây bệnh (bệnh than của gia súc, bệnh sốt hậu sản, bệnh toi gà, bệnh lợn đóng dấu, bệnh tả, bệnh dại…).
Từ đó, ông phát minh ra phương pháp sinh hoá (vacxin) để phòng bệnh.
Paxtơ đã đi từ hoá học đến men, từ men đến vi sinh vật, từ vi sinh vật đến y học. Các luận điểm về vi trùng của ông đã được triển khai thành nhiều lĩnh vực khoa học mới: Vi khuẩn học, men học, miễn dịch học, những ngành mũi nhọn trong khoa học thực nghiệm ngày nay.
Chúng cũng được triển khai trong các lĩnh vực khác: công nghiệp lên men, công nghiệp vacxin…, xây dựng phương pháp khử trùng trong phẫu thuật, phương pháp phòng ngừa một số bệnh do vi trùng…
Trí tưởng tượng thành hình từ lúc tuổi thơ. Ngồi trên ghế gỗ, em nhỏ tưởng là mình đang cưỡi ngựa. Nghịch trên đống cát, em nhỏ tưởng là mình đang đắp đập, khơi sông…
Không nên huỷ hoại và làm yếu trí tưởng tượng của trẻ nhỏ.
nhiều hình ảnh; phải để chúng đứng trước thiên nhiên, nếu không có thiên nhiên thật thì lấy thiên nhiên (cây cỏ, chim muông, sông núi…) thì đã mất phần tốt nhất của giáo dục (L. Bớccbăng).
Hội hoạ, nặn, làm văn,… có thể giúp trí tưởng tượng phát triển.
Nếu trí tưởng tượng của trẻ đi quá mức tới chỗ nguy hiểm, quá xa thực tế, thì phải lái chúng vào khoa học và đạo lý, Giáo dục trí tưởng tượng phải được bổ sung bằng giáo dục nghị lực.
Đối với các thanh niên, thiều niên, trước các sự kiện khác nhau, phải tập tìm mối liên quan giữa chúng. Mối liên quan này phát hiện một cách bất ngờ sẽ là ý niệm mới. Trí tưởng tượng là dụng cụ mạnh mẽ nhất của sự sáng tạo.