Tính tò mò, tìm hiểu

Một phần của tài liệu KHOA HỌC HÓA CÁCH SUY NGHĨ, LÀM VIỆC, HỌC TẬP (Trang 82 - 85)

“Nhà bác học chân chính không thấy cái gì trong thiên nhiên không có tầm quan trọng”

Nghiên cứu khoa học là đi săn sự kiện, phát hiện những sự kiện mới để đặt giả thuyết hoặc để chứng minh cho giả thuyết đã đặt.

Có tính tò mò tìm hiểu mới thu thập được nhiếu sự kiện trong quan sát và trong thực nghiệm. Tò mò tìm hiểu sẽ giúp việc thu thập nhiều kiến thức khoa học.

Nhờ tính tò mò tìm hiểu mà nhà côn trùng học Fa brơ, một thầy giáo phổ thông ở một địa phương hẻo lánh nước pháp, trong vài chuc năm đã thu thập được một lượng kiến thức khổng lồ về đới sống nhiều loài sâu bọ trong vùng và đã để lại cho khoa học hàng chục pho sách về đới sống côn trùng hiện còn giữ nguyên giá trị của chúng. Tò mò tìm hiểu đôi khi dẫn tới phát minh quan trọng không ngờ.

Ở thế kỷ XVIII, có anh thợ chữa kính Hà Lan tên là Lêvenhúc. Một hôm, anh ta tò mò thử xem nếu xếp hai mắt kinh não, ảnh có to hơn so với một mắt kính không? To hơn thất. Anh xếp thêm kính và thấy ảnh càng to nếu càng có nhiều kính. Thế là nguyên lý kính hiển vi cho sự phát triển của nhiều nghành khoa học, thuỷ sinh học, tế bào học, vi khuẩn học…

Năm 1928, nhà vi sinh vật học Flemminh, bấy giờ đang nghiên cứu về sự đột biến của liên cầu khuẩn, nhận thấy một bản cấy khuẩn bị nhiễm bởi một vi sinh vật từ ngoài tới. Người bình thường thì coi đấy là một sự cố không lạ. Nhưng Flemminh lại tò mò quan sát kỹ bản cấy bị nhiễm. Trong tập đoàn liên cầu trùng, có một vùng trong suốt. Thì ra, thứ nấm lạ này đã tiết chất diệt một số liên cầu trùng.

Ông đổi ngay kế hoạch nghiên cứu, tìm hiểu tính chất của loài nấm kỳ lạ này: Chế tạo dung dịch chất nấm để thử nghiệm trên các vi trùng khác nhau; tiêm dung dịch vào thỏ, chuột để xem hiệu quả miễn dịch. Tất cả thí nghiệm đó chưng minh rằng chất tiết của nấm trong dung dịch rất loãng cũng có khả năng diệt trùng mạnh hơn rất nhiều chất sát trùng tối nhất lúc bấy giờ. Nhờ tò mò tìm hiểu của nhà bác học mà chất Pênixilin ra đời, mở đường cho nghành công nghiệp chất kháng sinh đang phát triển mạnh mẽ.

Tò mò tìm hiểu là không bằng long với một mặt của hiện tượng, cố gắng đi tìm các mặt khác.

Khi phát hiện thầy một cây thuốc ở một địa phương chữa khỏi bênh nào đó, một người bình thường thì bằng lòng với kiến thức thông thường này. Người có tính tò mò sẽ tìm hiểu thêm tên khoa học của loài cây, cây có ở địa phương nào, thành phần hoá học ra sao, công dụng được học đã được kiểm nghiệm chưa,…

Tò mò tìm hiểu là không bằng lòng về chỉ biết hiện tượng mà muốn đi sâu vào nguyên nhân của nó.

Hồi cuối thế kỷ XIX, nhà vật lý học Beccơren thông báo là chất uranium có thể phóng xạ; hai nhà vật lý học khác, Pie và Mari Culi, kiểm tra lại hiện tượng này trên nhiều chất quặng khác, thấy hiện tượng phóng xạ cũng khá phổ biến.

Nhưng ngày nào đó, họ thấy chất quặng Pecblende có tính phong xạ mạnh hơn dự tính. Mari kiểm tra lại dụng cụ đo lường sợ có sai sót chăng? Nhưng không. Lập tức, Pie và Mari đi tìm nguyên nhân của hiện tượng. Có thể là chất khoáng có tính phóng xạ mạnh chứa một chất gì chưa biết có độ phóng xạ cao chăng?

Sau nhiều tháng kiên trì thí nghiệm, họ đã phát hiện là trong quặng Pechblende có độ phóng xạ mạnh khác thường là nhờ hai chất phón xạ mà giới khoa học chưa biết, đây là Polonium và radium.

Tính tò mò khoa học khác hẳn tính tò mò không lành mạnh thể hiện ở chỗ đi tìm hiểu những bí ẩn về đời tư của người khác, không giúp gì cho sự tích luỹ kiến thức khoa học. Ngược lại tính đại khái, phiến diện, ngại đi sâu tìm hiểu, cũng rất xa lạ với người nghiên cứu.

Phải phát triển tính tò mò tìm hiểu từ tuổi vỡ lòng và duy trì nó suốt cả đời người, nếu muốn đi vào con đường khoa học.

Tò mò tìm hiểu là một thuộc tính bẩm sinh. Con thú luôn luôn tìm hiểu thế giới bên ngoài để lấy thức ăn, tránh những nguy hiểm cho đời sống.

Con người, từ khi thành hình, lại phát triển tính tò mò tìm hiểu vào bì ẩn của thiên nhiên. Nhờ đó, đã có sự tích luỹ ngày càng nhiều kiến thức khoa học của mỗi thế hệ làm xã hội loài người tiến lên. Trẻ em ở thế hệ hiện tại biết nhiều hơn người lớn ở các thế hệ trước.

Phải khuyến khích trẻ nhỏ đăt câu hỏi “thế nào?” và “tại sao?” vì ta có thể bằng cách đó bồi dưỡng những mần non bác học. Người ta kể lại: Nhà phát minh ra vi trùng đậu mùa Gienne có tính tò mò tìm hiểu khá đặc biệt tư lúc nhỏ. Hồi còn là học sinh, muốn thử xem sức nóng của ngọn lửa cây nến có đồng đều không, cậu bé Gienne đã thò ngón tay vào đầu ngọn lửa và vào giữa ngọn lửa để kiểm nghiệm.

Giải thưởng Nôben về hoá học Sêmiônốp, người đã hướng dẫn và đào tạo hơn 20 viện sỹ hoá học, cũng có tính tò mò tìm hiểu đáng chú ý từ lúc còn học lớp năm. Vừa học xong bài hoá học, cậu bé Sêmiônốp đã làm ngay thí nghiệm chế muối ăn bằng cách đốt Natri trong bình cầu có chứa Clo và thu được nhiều hạt kết tủa màu trắng. Có bạn hỏi: Sao cậu biết đấy là muối? Sêmiônốp trả lời: Tớ nếm thử, thấy mặn. Tinh thần khoa học quả đã sớm có ở cậu học sinh lớp năm này.

Theo một nhà giáo dục học, nhà bác học là người duy trì thành công - người ta không rõ bằng cách nào - tính tò mò và khả năng ngạc nhiên của tuổi thơ, đồng thời rèn luyện được tính kỉ luật, nghị lực kiên trì của người lớn tuổi.

Từ tuổi lên ba, trẻ nhỏ đã thể hiện tính tò mò tìm hiểu. Phải chọn lời giải đáp thích hợp với từng lứa tuổi. Trước câu hỏi “Thế nào?” và “Tại sao?” của trẻ nhỏ, ta phải nói rõ ràng chó chúng về hiện tượng và tuỳ từng tuổi, tới mức nào về nguyên nhân của hiện tượng.

“Thế nào?” và “Tai sao?” phải là câu hỏi thường trực trong đầu người nghiên cứu trước mỗi sự kiện mới. Chính nhờ đội ngũ cac nhà khoa học của bao thế hệ trước đây, đã làm quan sát, thí nghiệm để tự giải đáp cho bản thân, ta mới có lời giải đáp thoả đáng cho thắc mắc của con trẻ ngày nay.

Một phần của tài liệu KHOA HỌC HÓA CÁCH SUY NGHĨ, LÀM VIỆC, HỌC TẬP (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)