Tính kế hoạch

Một phần của tài liệu KHOA HỌC HÓA CÁCH SUY NGHĨ, LÀM VIỆC, HỌC TẬP (Trang 41 - 44)

“Tôi không biết nghề nào làm cho tôi sung sướng nhất: làm vườn, lái xe hay nghiên cứu khoa học”.

Phong cách khao học còn thể hiện ở chỗ làm việc có kế hoạch.

Có kế hoạch là đặt chương trình làm việc theo thời gian quy định sẵn.

Có chương trình công việc của ngày, tuần và tháng. Thậm chí có chương trình công việc cả đời như trường hợp của Otto Schmidt, nhà toán học kiêm vật lý địa cầu. Từ năm 14 tuổi, ông đã vạch kế hoạch tỷ mỉ để thực hiện ước mơ của mình. Trong bản kế hoạch có ghi các sách cần đọc, các ngành khoa học cần đi sâu, các vấn đề cần giải quyết, tình trạng sức khoẻ cần quan tâm,…Ông tính toán, muốn thực hiện kế hoạch phải mất 900 năm. Sau ông rút gọn kế hoạch xuống 500 năm, rồi xuống 150 năm. Ông bắt

tay vào thực hiện kế hoạch một cách khẩn trương, chỉ sau 50 năm, tới lúc chết là gần như toàn bộ kế hoạch được thực hiện.

Người ta còn kể về tính kế hoạch chặt chẽ của nhà toán học Gauxơ.

Năm 1802, thiên văn học khám phá ra hành tinh Panlát. Khó xác định quỹ đạo của hành tinh này vì nó bị sự hấp dẫn của sao Mộc ảnh hưởng. Viền hàn lâm khoa học Paris đặt giả thưởng cho ai giải được bài toán này. Gauxơ suy nghĩ là sẽ phải viết và làm tính với 337.000 con số. Với số giờ dành cho công việc này mỗi ngày, ông quyết định hàng ngày viết và làm tính với khoảng 3.300 con số. Và ông đã hoàn thành kế hoạch sau hai tháng rưỡi.

Có kế hoạch là lao động và sinh hoạt đúng giờ giấc.

Cơ thể con người, từ bộ não tới các tế bào, đều hoạt động có nhịp điệu cường độ nhất định trong ngày và đêm.

Lao động và sinh hoạt đúng giờ giấc sẽ phù hợp với yêu cầu sinh lý của cơ thể, kéo dài được thời gian hoạt động và giữ vững năng suất lao động.

Nhà sinh lý học Páplốp, tính toán công việc từng phút. Buổi chiều, khi thấy ông rời phòng thí nghiệm đi biết chắc lúc ấy là 5 giờ 30 phút.

Bác Hồ cũng là mẫu mực của tính kế hoạch. Trong sổ tay ghi việc gì làm vào thời gian nào, Bác đều thực hiện đúng. Khi hẹn nhà báo ngày nào nộp bài, tới ngày đó, đã sẵn sàng có bài đánh máy trong túi hồ sơ, không bao giờ Bác sai hẹn.

Có kế hoạch còn là biết sắp xếp xen kẽ các loại hoạt động khác nhau để thay đổi kiểu hoạt động của cơ thể.

Thí dụ, xen kẽ bài học toán đòi hỏi khả năng phân tích suy diễn với bài học sử đòi hỏi trí nhớ, xen kẽ học bài với hoạt động chân tay…

Cách này sẽ làm cho lao động, trí óc hay chân tay, thêm hứng thú và đẩy lùi được cảm giác mệt mỏi, chóng chán.

Nhiều nhà khoa học đã nêu gương tốt về mặt này.

Cuviê, nhà vạn vật học nổi tiếng ở thế kỷ XIX, có ba phòng thí nghiệm thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau. Khi làm việc tới mệt ở một phòng, ông chuyển sang “giải lao” ở phòng khác.

Sau khi suy nghĩ về các vấn đề kinh tế chính trị, Mác “giải lao” bằng cách làm toán. Ông cho rằng làm toán là cách giải trí tốt nhất đối với mình.

Páplốp xen kẽ lao động trí óc và lao động chân tay một cách nhịp nhàng, hợp lý tới mức việc nào cũng làm ông thích thú. Ông đã nói: Tôi không biết nghề nào làm cho tôi sung sướng nhất: làm vườn, lái xe hay nghiên cứu khoa học.

Làm việc có kế hoạch là làm từ chậm tới nhanh, từ dễ tới khó.

Cơ thể con người vời hoạt động của bộ não hay hệ cơ, cũng tựa như bộ máy. Bộ máy nào muốn hoạt động trơn tru, cũng cần có thời gian chạy từ từ, tức thời gian “rô-đa”, nhất định. Nếu cho chạy nhanh ngay lập tức, máy dễ hỏng và không thể kéo dài tuổi thọ.

Lần đầu tiên làm một việc gì, ta hãy làm chậm chạp cẩn thận, vừa làm, vừa suy nghĩ, vừa thử nghiệm, để kích thích tìm hiểu, từ đó tạo cho mình hừng thú trong công việc.

Tuyệt đối không nên hấp tấp xô bồ, dễ hỏng việc. Và hỏng việc nhiều lần có thể dẫn tới chỗ nản chí.

Khi bắt đầu làm việc ở phòng thí nghiệm hay một xưởng máy, phải bắt đầu bằng những thao tác cơ bản, sử dụng những công cụ đơn giản, rồi tiến dần tới các thao tác phức tạp, những công cụ tinh vi.

Đây là một đòi hỏi khó đối với thiếu niên và thanh niên. Tâm lý con người là sốt ruột, ít thích kéo dài một loại việc buồn tẻ, mà muốn thay đổi hình thức hoạt động luôn luôn.

Ngoài ra với tâm lý anh hùng cá nhân, thanh niên thường thích làm những việc lớn quá sức mình, không được chuẩn bị chu đáo, dễ thất bại. Bị thất bại nhiều, người ta dễ đi tới tâm lý tự ti, không tự tin ở khả năng của mình nữa. Bất cứ trong việc gì, phải cố gắng tạo cho được thành công bước đầu dù là nhỏ. Thành công này sẽ tạo khí thế cho các công việc tiếp theo.

Páplốp đã có lời khuyên các cộng tác viên trẻ tuổi như sau: Hãy tập làm những công việc tầm thường của khoa học; háy học so sánh, học tích luỹ các sự kiện.

Nhà thơ Sinle cũng nói: phải bắt đầu từ công việc nhỏ, người ta mới có thể trở thành nhà thơ lớn.

Muốn trở thành nhà khoa học giỏi, phải biết rửa sạch chai lọ thí nghiệm như một kỹ thuật viên lành nghề.

Muốn trở thành kỹ sư nông học giỏi, cũng phải biết canh tác như một não nông điêu luyện.

Hiện nay, có nhiều hiện tượng lao động và sinh hoạt thiếu kế hoạch. Ít người chịu đắt kế hoạch làm việc cá nhân, sinh hoạt không theo giờ giấc quy định, vừa làm vừa chơi. Đầu năm làm việc phất phơ, cuối năm mới dốc sức. Đầu năm không học, chỉ học dồn dập lúc gần thi. Không thích bắt đầu bằng những việc dễ…

Tất cả biểu hiện thiếu kế hoạch này, không những không nâng cao năng suất lao động mà còn ảnh hưởng rõ ràng tới chất lượng lao động, đồng thời không bảo đảm cho cơ thể duy trì được sức khoẻ để lao động lâu dài.

Tính kế hoạch phải được rèn luyện từ lúc ở nhà trường. Học sinh phải tập làm kế hoạch hàng ngày, kế hoạch tuần; gia đình, thầy giáo phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện.

Làm kế hoạch không khó nhưng thực hiện kế hoạch đòi hỏi nghị lực, mà nghị lực không dễ rèn luyện ở thiếu niên và thanh niên. Người lớn có trách nhiệm giúp đỡ trẻ nhỏ trong việc rèn luyện này.

Đối với thanh niên, ngoài kế hoạch tuần, nên đặt kế hoạch tháng, kế hoạch năm. Sau từng từng tuần, dành một ít thời giờ để kiểm tra việc thực hiện.

Việc đã ghi làm vào thời gian nào, phải cố gắng hoàn thành vào thời gian đó không nên để dồn việc.

Tất cả công việc trong ngày ở mỗi giờ, đều có trật tự nhịp nhàng, tiếp diễn theo trình tự đã ghi sẵn trên giấy và sau này, nếu rèn luyện quen, theo trình tự ghi sẵn trong óc. Với cách này, ta có thể hoàn thành trong hai giờ số việc mà người không có kế hoạch phải làm trong bốn giờ hay hơn thế.

Một phần của tài liệu KHOA HỌC HÓA CÁCH SUY NGHĨ, LÀM VIỆC, HỌC TẬP (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)