Một số nghiên cứu khác về Cây Chùm Ngây:

Một phần của tài liệu BÁO cáo kỹ THUẬT NHÂN GIỐNG vô TÍNH cây TRỒNG (Trang 57 - 61)

1. Nghiên cứu về khả năng sử dụng Chùm Ngây để chiết suất nhiên liệu sinh học và khí Biogas: học và khí Biogas:

Nikolaus Foild (2000) và tổ chức nhà thờ thế giới đã sử dụng hạt của cây Chùm Ngây chiết suất nhiên liệu sinh học(Bio-diezen) cũng cho kết quả hết sức khả quan: 11kg hạt cây Chùm Ngây có thể chiết suất được 2,6 lít dầu biodiezen, hiệu quả chiết suất lên tới 65%, quy trình chiết suất dầu hết sức đơn giản. Sử dụng nghiên cứu này, công ty FAKT(Đức) đã cho ra đời dây chuyền chiết suất nhiên liệu sinh học từ cây Chùm Ngây với khả năng chiết suất được 80 – 90 kg dầu/h, giá thành khoảng 1400USD.

Gỗ cây Chùm Ngây rất nhẹ, có thể dùng làm củi nhưng năng lượng không cao. Nó được xem là nguồn nhiên liệu tiềm năng cho kĩ nghệ giấy với chất lượng bột giấy được so sáng ngang với cây dương (Poputus sp). Vỏ cây thường làm thảm chùi chân hay bện làm dây thừng ở châu Phi, ngaoif ra tại Jamaica và Senegal, người ta còn sử dụng vỏ cây làm thuốc nhuộm vải (Foil, 2006).

3. Khả năng phòng hộ:

Cây Chùm Ngây thuộc loại cây mọc nhanh và dễ tính, sống được ở những vùng đất đai khô cằn và trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chịu được hạn hán. Vì vậy, nhiều nơi trên thế giới, cây Chùm Ngây được trồng làm hàng rào xanh che chắn cho các khu sản xuất nông nghiệp, che bóng cho các cây công nghiệp dài ngày, chắn gió, chắn cát bay. Ngoài ra, cây có lá nhỏ, thân thon, tán đẹp nên được trồng làm cảnh.

KẾT LUẬN

Bài báo cáo đã giới thiệu khá chi tiết các thông tin cần thiết liên quan đến cây Chùm Ngây-loài cây thần diệu như các đặc điểm về hình thái, sinh trưởng, các kĩ thuật nhân giống hữu tính, vô tính, kĩ thuật trồng và chăm sóc cây Chùm Ngây. Ta thấy, cây Chùm Ngây là loài dễ trồng, sinh trưởng, phát triển mạnh với các giá trị dinh dưỡng cũng như dược học thật to lớn. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, việc gieo trồng, sử dụng phổ biến cây Chùm Ngây vẫn chưa thật sự được quan tâm đúng mức. Qua khảo sát của một số nhà nghiên cứu, hiện tại Chùm Ngây chỉ được trồng làm giàn cho tiêu leo hoặc làm hang rào, khi cây lâu năm thì chặt bỏ (vì rễ phát triển quá mạnh sợ làm nứt nhà). Tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ mới xuất hiện rau, trà chế biến từ lá cây Chùm Ngây. Thiết nghĩ các cơ quan có thẩm quyền nên có chính sách đầu tư lâu dài cho cây Chùm Ngây, nên có những nơi trồng cây Chùm Ngây chuyên lấy lá (thu hoạch sớm, khoảng 6 tháng -1 năm), có những nơi

trồng lâu năm để tách chiết các hợp chất quý có trong rễ, thân phục vụ cho y học, đồng thời có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư khai thác tính năng của cây Chùm Ngây.

Nên khuyến khích các hộ dân làm giàu từ cây Chùm Ngây như hỗ trợ kinh phí ban đầu, hỗ trợ hạt giống, phổ biến rộng rãi phương pháp trồng và xa hơn là giúp họ tìm ra thị trường tiêu thụ.

Nói tóm lại, Chùm Ngây là loài cây quý với các giá trị thực phẩm và dược liệu to lớn nên cần được phổ biến rộng rãi trong nền nông nghiệp rau sạch nói chung cũng như trong các nông hộ nói riêng. Với các kĩ thuật nhnn giống hiện đại như ngày nay, cụ thể là nuôi cấy mô, tin rằng Chùm Ngây sẽ ngày một phổ biến và sẽ thật sự là loài cây cứu tinh của loài người trong tương lai như đúng cái tên gọi Độ sinh của nó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. R. K. Saini• N. P. Shetty• P. Giridhar• G. A. Ravishankar (2012), Rapid in vitro regeneration method forMoringa oleifera and performance evaluation of fiel grown nutritionally enriched tissue cultured plants, 2:187–192

2. Pak. J. Agri. Sci., Vol. 51(2), 449-457, 2014, OPTIMIZATION OF THE MICRO-CLONING SYSTEM OF THREATENED Moringa oleiferaLAM. 3.http://www.rauchumngay.com.vn/gioi-thieu-p3.html

4.Trung tâm khuyến nông Thành Phố Hồ Chí Minh, Cẩm nang trồng cây Chùm Ngây

5. Trần Văn Tiến,9-2013,Luận văn thạc sĩ Nhân nhanh giống cây Chùm Ngây (Moringa oleifera L.) chất lượng cao bằng kĩ thuật nuôi cấy mô.

5. Báo điện tử Wikipedia. Chùm Ngây. Wikimedia Foundation, Inc. 10/08/2014

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9m_ng%C3%A2y

6. Báo điện tử Dân việt. Chùm Ngây-cây quý bị lãng quên.Trần Lê. 17/1/2013

http://danviet.vn/quan-su/chum-ngay-cay-quy-bi-lang-quen-80104.html

7.Vương Thị Bạch Tuyết. Luận văn Thạc sĩ Sinh học. “Nghiên cứu một số vấn đề Sinh lí-Sinh thái cây Chùm Ngây Moringa oleifera”.

8.http://www.khuyennongvn.gov.vn/rau-chum-ngay-va-ky-thuat-gay- trong_t77c625n29737tn.aspx 9.https://www.treesforlife.org/sites/default/files/documents/Moringa %20Presentation%20(General)%20screen.pdf 10. http://vietliengroup.vn/cay-chum-ngay/chi-tiet-171/quy-trinh-trong-va-cham- soc-cay-do-sinh.aspx

Một phần của tài liệu BÁO cáo kỹ THUẬT NHÂN GIỐNG vô TÍNH cây TRỒNG (Trang 57 - 61)