Trồng cây 1.Thời vụ trồng

Một phần của tài liệu BÁO cáo kỹ THUẬT NHÂN GIỐNG vô TÍNH cây TRỒNG (Trang 36 - 40)

1.Thời vụ trồng

Cây Chùm Ngây không chịu được lạnh, ở nhiệt độ dưới 20 độ C, cây chậm hoặc ngừng phát triển. Vì vậy, ở miền bắc Việt Nam gieo ươm và trồng vào vụ xuân, xuân hè, vụ hè là tốt nhất, ở miền Nam có thể gieo trồng quanh năm, tốt nhất vào đầu mùa mưa.

2.Đất trồng:

- Chọn đất cao ráo, thoát nước tốt: đất đồi,... Cây không chịu được ngập úng nhưng cần tưới đủ nước thường xuyên.

- Đất thấp, hay bị ngập nước, và thoát nước kém cần lên luống trước khi trồng cây, luống cao 30cm – 35cm, đào mương rãnh để thoát nước.

- Nên bón phân chuồng + vôi bột cải tạo đất nếu đất đã bạc màu, khô cằn, lượng bón: Phân chuồng hoại mục 100 - 110tấn/ha (tính trung bình từ 15-20kg/hố) + vôi bột 0,8 -1 tấn/ha.

3.Chuẩn bị hố trồng cây

Nên đào hố phơi ải, rắc vôi diệt khuẩn và bón lót phân trước khi trồng cây 7 - 10 ngày.

 Kích thước hố trồng 30 x 30 x 30 cm, không sử dụng phân chuồng hoại mục.

 Kích thước hố trồng là 50 x 40 x 40 cm nếu sử dụng phân chuồng hoại mục và các loại phân có sinh khối lớn khác.

Bón lót:

- 15 - 20kg phân chuồng hoại + 0.3kg vôi bột

- 2-3Kg phân giun quế + 15 – 20kg Phân xanh đã ủ hoại mục (Hạn chế sử

dụng phân vi sinh có nguồn gốc từ than bùn)

(Có thể bón các loại phân hữu cơ theo tiêu chuẩn hữu cơ có mặt trên thị trường )

4.Mật độ, khoảng cách trồng và bố trí cây trồng

Tùy theo mục đích sản xuất mà bố trí khoảng cách trồng cho phù hợp .

- Khoảng cách 1m x 1,5m (hàng cách hàng 1.5m, cây cách cây 1m) - Mật độ: 7.700 cây/1ha

- Nếu đất thường bị ngập nước vào mùa mưa nên làm luống cao 25- 30cm, rãnh rộng 30cm. mặt luống rộng 1.8m, trồng 2 hàng trên 1 luống. - Bố trí cây trồng thẳng hàng, thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch.

Trồng để làm dược liệu hoặc lấy hạt

- Khoảng cách: 1.5m x 2 m. - Mật độ: 3.160 cây/1 ha.

- Trồng trên đất đồi nên bố trí cây trồng theo đường đồng mức hoặc so le, tránh xói mòn đất.

5. Trồng cây

- Cách trồng: dùng cuốc xới đều dưới hố trộn đều phân bón và đất, xé túi bầu đặt cây ngay trung tâm hố, cây phải thẳng đứng, lấp hố ém đất xung quanh. Lấp theo hình nón úp đề cây không bị úng nước về mùa mưa sẽ bị chết nhiều.

- Xung quanh gốc cây Chùm Ngây nên phủ lớp nilon đen, hoặc phủ lớp rơm rạ hoặc trồng cỏ lạc để trừ cỏ dại và giữ ẩm cho gốc Chùm Ngây.

- Dưới tán Chùm Ngây nên trồng xen các loại cây họ đậu, và các loại cây rau ăn lá ngắn ngày tùy theo mật độ trồng Chùm Ngây mà bố trí cây trồng xen cho phù hợp như: rau cải, rau dền, đậu tương… (đối với phần trồng là dược liệu)

- Cắm cọc buộc cho cây khỏi đổ ngã.

6. Chăm sóc:

a. P hân bón

Hiện nay chưa có thí nghiệm về bón phân cho cây Chùm Ngây trên các loại đất khác nhau. Lượng phân bón thay đổi theo tính chất đất, theo tuổi của cây và theo sản lượng mà cây đã cho.

Nên bón lượng phân: phân chuồng hoại mục kết hợp phân hữu cơ vi sinh và trấu hun làm tới xốp cho đất, rễ phát triển tốt. Liều lượng bón theo mục 1.2 của phần II.

Bón thúc

Bón phân chuồng hoại mục kết hợp với xác thực vật cành lá sau thu thu hoạch. Cách bón: đào rãnh xung quanh gốc cây, đường kính rãnh vuông góc theo hình chiếu của tán lá, rãnh sâu 15- 20 cm, rộng 20 -25 cm, bón phân xong lấp đất và tưới đẫm nước.

Liều lượng: bón 10-15kg phân chuồng (hoặc 2-3 kg phân vi sinh hữu cơ Quế Lâm) + xác thân lá Chùm Ngây sau thu hoạch, bón 2 lần/1 năm, bón sau khi thu hoạch Chùm Ngây.

Sử dụng các loại phân bón lá để bổ sung dinh dưỡng kịp thời thường xuyên và đều đặn cho cây Chùm Ngây, các loại phân bón được sử dụng là:

Phân bón lá hữu cơ Cá Heo Đỏ

Phân bón lá hữu cơ chế từ cá và rong biển dạng dung dịch (tự ủ tại nhà theo quy trình)

b. Nước tưới

Mặc dù Cây Chùm Ngây chịu hạn rất tốt nhưng nắng hạn kéo dài sẽ làm cây mất sức sống và giảm năng suất nhiều. Biểu hiện của sự thiếu nước là:

- Cành mới hình thành ít, phát triển rất chậm. - Cành teo lại và chuyển sang màu vàng - Lá vàng, héo nhiều

- Lá nhỏ

Việc tưới nước tùy theo thời tiết, thường tưới nhiều vào mùa khô, mùa thu và mùa đông.

Tưới nước 4-5 ngày tưới 1 lần, tưới vừa đủ ẩm đất, tránh tưới đẫm nước gây úng cho rễ cây.

7. Tạo tán

- Trồng cây để thu hoạch rau xanh: cây cao 1,5m nên cắt ngọn tạo tán, để lại 2-3 cành cấp 1, 5-7 cành cấp 2. khống chế chiều cao cây là từ 1,2m đến 1,5m.

8. Làm cỏ

Cỏ dại nhiều tạo điều kiện cho sâu bệnh hại cây Chùm Ngây phát triển nhiều, vì vậy cần phải:

- Làm cỏ thường xuyên kết hợp với xới xáo quanh gốc và bón phân. - Mỗi lần làm cỏ bón phân xong cần phủ lại nilon hoặc rơm rạ xung

quanh gốc Chùm Ngây.

- Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cũng là phương pháp hạn chế cỏ dại.

Một phần của tài liệu BÁO cáo kỹ THUẬT NHÂN GIỐNG vô TÍNH cây TRỒNG (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w