Tiến hành điều tra

Một phần của tài liệu Xây dựng và hướng dẫn giải hệ thống bài tập chương động lực học chất điểm trong bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí 10 THPT (Trang 29 - 32)

8. Cấu trúc của khóa luận

1.3.2 Tiến hành điều tra

1.3.2.1 Đối tượng

Đối tượng điều tra là GV và HS đã và đang tham gia ôn luyện thi HSG ở trường THPT Sóc Sơn (Sóc Sơn- Hà Nội) trong thời gian thực tập sư phạm.

1.3.2.2 Cách thức

Để thu thập được các thông tin cần tìm hiểu nêu trên, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp điều tra sau:

- Dự giờ các tiết học ôn luyện giải bài tập cho đội tuyển HSG.

- Trao đổi, trò chuyện trực tiếp với các GV và sử dụng phiếu điều tra với các GV.

- Trao đổi, trò chuyện trực tiếp với HS, xem xét vở bài tập và phân tích kết quả qua 2 bài kiểm tra 120 phút dưới đây.

Bài kiểm tra số 1

Câu 1 (2 điểm): Một vật bắt đầu chuyển động nhanh dần đều từ điểm O trên trục Ox, theo chiều dương với gia tốc a. Sau khoảng thời gian t0 thì vật chuyển động với gia tốc -a. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc bắt đầu chuyển động thì vật lại về đến điểm O? Cho biết tính chất của chuyển động sau khoảng thời gian t0?

24

Câu 2 (3 điểm): Một vật có trọng lượng 100N được giữ đứng yên trên mặt phẳng nghiêng góc  so với mặt phẳng ngang bằng một lực F theo phương ngang (hình 1.1). Biết tan 0,5; hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là

0, 2

  . Xác định điều kiện F để: a, Vật đi lên; b, Vật đi xuống.

Câu 3 (3 điểm): Một ròng rọc kép gồm hai hình trụ đặc đồng chất đặt đồng tâm. Hình trụ lớn có khối lượng M = 200g, bán kính R = 10cm, hình trụ nhỏ có khối lượng m = 100g, bán kính r = 5cm. Trên rãnh của từng hình trụ có quấn một sợi dây nhẹ không dãn, đầu tự do mỗi dây mang vật khối lượng lần lượt là m1 = 250g và m2 = 200g (hình 1.2). Ban đầu hệ đứng yên, thả cho hệ chuyển động. Tính gia tốc của từng vật và lực căng của mỗi dây treo.

Câu 4 (2 điểm): Một thanh AB đồng chất, tiết diện đều khối lượng m=100kg có thể quay tự do quanh một trục đi qua đầu A và vuông góc với mặt phẳngnghiêng như hình 1.3. Thanh được giữ cân bằng theo phương hợp với phương ngang góc α=300

nhờ một lực F đặt vào đầu B, phương của lực F có thể thay đổi được.

a) F có phương nằm ngang.Tìm giá trị của lực F.

b)Tìm giá trị nhỏ nhất của lực F để có thể giữ thanh như đã mô tả.

F  Hình 1.1 m1 m 2 R r Hình 1.2 A α F B hinhHình Hìnhhin Hình 1.3

25

Bài kiểm tra số 2

Câu 1 (2,0 điểm): Một tấm ván có khối lượng M 10kg nằm trên mặt phẳng ngang nhẵn và được giữ bằng một sợi dây không dãn. Vật nhỏ có khối lượng m1kg trượt đều với

vận tốc v2 /m s từ mép tấm ván dưới tác dụng của một lực không đổi

10

FN (Hình 1.4). Khi vật đi được đoạn đường dài l 1m trên tấm ván thì dây bị đứt.

a) Tính gia tốc của vật và ván ngay sau khi dây đứt.

b) Mô tả chuyển động của vật và ván sau khi dây đứt trong một thời gian đủ dài. Tính vận tốc, gia tốc của vật và ván trong từng giai đoạn. Coi ván đủ dài.

c) Hãy xác định chiều dài tối thiểu của tấm ván để m không trượt khỏi ván.

Câu 2 (3,0 điểm): Trên mặt bàn nằm ngang có một khối bán trụ cố định có bán kính (hình 1.5). Trong mặt phẳng thẳng đứng vuông góc với trục của bán trụ (mặt phẳng hình vẽ) có một thanh đồng chất AB chiều dài

bằng tựa đầu A lên bán trụ, đầu B ở trên mặt bàn. Trọng lượng của thanh là P. Bỏ qua ma sát giữa bán trụ và thanh. Hệ số ma sát giữa thanh và mặt bàn là k=

3 3

. Góc  (góc hợp bởi thanh AB và mặt bàn) phải thõa mãn điều kiện gì để thanh ở trạng thái cân bằng?

Câu 3 (3,0 điểm): Thanh AB chiều dài l, khối kượng m, tiết diện đều đặt trên mặt phẳng ngang có hệ số ma sát k. Tác dụng vào đầu A một lực F theo phương ngang và vuông góc với AB, thanh có xu hướng quay.

Hình 1.4 F m M O  A B R Hình 1.5

26

1) Xác định vị trí của điểm với A = x mà khi thanh AB bắt đầu dịch chuyển quay quanh điểm này. Suy ra rằng vị trí này không phụ thuộc vào hệ số ma sát.

2) Tính lực lớn nhất để thanh chưa dịch chuyển quay cân bằng?

Câu 4 (2,0 điểm): Một ròng rọc hình trụ khối lượng M=3kg, bán kính =0,4m được dùng để kéo nước trong một cái giếng (hình 1.6). Một chiếc xô khối lượng m=2kg, được buộc vào một sợi dây quấn quanh ròng rọc. Nếu xô được thả từ miệng giếng thì sau 3s nó chạm vào nước. Bỏ qua ma sát ở trục quay và momen quán tính của tay quay. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính:

a. Lực căng T và gia tốc của xô, biết dây không trượt trên ròng rọc b. Độ sâu tính từ miệng giếng đến mặt nước.

Một phần của tài liệu Xây dựng và hướng dẫn giải hệ thống bài tập chương động lực học chất điểm trong bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí 10 THPT (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)