Tác giả sử dụng phương pháp định lượng
Dữ liệu thu thập được là dạng dữ liệu bảng bao gồm dữ liệu chéo là các công ty và dữ liệu chuỗi thời gian. Trong phân tích dữ liệu bảng thì có 2 mô hình được sử dụng phổ biến là mô hình FEM và mô hình REM. Mỗi mô hình đều có ưu, nhược điểm và khắc phục được những hạn chế của mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) vì chứa nhiều thông tin hữu ích hơn, tính biến thiên nhiều hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến hơn, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả cao hơn. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phân tích hồi quy cả 2 mô hình, sau đó sẽ tiến hành kiểm định Hausman test để lựa chọn mô hình phù hợp giữa
30
FEM và REM.
Kiểm định Hausman test nhằm mục đích là đánh giá xem ta nên chọn mô hình FEM hay REM. Với giả thuyết Ho: Ước lượng của 2 mô hình trên là giống nhau. Nếu bác bỏ Ho, nghĩa là chấp nhận H1, tức là REM không hợp lý nên sử dụng mô hình FEM.
Tác giả cũng sử dụng phần mềm Eview 6.0 làm công cụ kĩ thuật hỗ trợ trong qua trình phân tích. để xác định hệ số hồi quy, theo đó xây dựng phương trình các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn. Phân tích thực nghiệm gồm có phân tích định lượng và phân tích thống kê mô tả. Phân tích định lượng bao gồm phân tích mối tương quan và phân tích hồi quy. Phân tích tương quan sẽ xác định sự tương quan giữa các cặp biến độc lập còn phân tích hồi quy được thực hiện để kiểm tra mối quan hệ giữa biến độc lập (các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn) và biến phụ thuộc (đòn bẩy tài chính).
Từ đó, kiểm định mô hình sự tác động của các yếu tố đến cấu trúc vốn. Khi quá trình kiểm định hoàn tất, tác giả tiến hành phân tích các kết quả và đưa ra gợi ý một số chính sách phù hợp với hiện trạng ngành xây dựng.
Kết luận chƣơng 3
Như vậy việc lựa chọn các biến đưa vào mô hình nghiên cứu, việc lựa chọn mô hình nghiên cứu tác giả dựa trên mô hình nghiên cứu của Joy Pathak (2010) nghiên cứu các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Bombay - Ấn Độ và đề xuất ba mô hình nghiên cứu nhằm kiểm định lại các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam trên HOSE. Những chỉ tiêu đo lường những yếu tố đại diện cho cấu trúc vốn và các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn cũng đã được trình bày cụ thể bảng 3.1. Trong chương này tác giả cũng đưa ra những giả thuyết về mối tương quan giữa cấu trúc vốn và đòn bẩy tài chính dựa trên những nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước đây về cấu trúc vốn. Dữ liệu sau khi thu thập được sẽ được tính toán và xử lý dữ liệu thông qua phần mềm hỗ trợ Eview 6.0. Kết quả nghiên cứu sẽ được thực hiện các phương pháp phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy và tiến hành kiểm định các giả thuyết. Trong chương tiếp theo sẽ trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của đề tài và thảo luận.
31
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN