nông thôn
Bảo dưỡng sửa chữa đường GTNT là một trong những công việc quan trọng để duy trì độ bền và khả năng khai thác bình thường của các công trình. Công việc này được chia làm 3 loại bao gồm:
- Bảo dưỡng thường xuyên (BDTX);
- Sửa chữa định kỳ (SCĐK) bao gồm sửa chữa vừa và sửa chữa lớn;
BDTX là những công việc lặp đi lặp lại theo chu kỳ (vài ba ngày hay hàng ngày) và phải thực hiện ngay từ khi công trình hoàn thành và đưa vào khai thác, nhằm duy trì trạng thái kỹ thuật ban đầu công trình hoạt động tốt để đảm bảo cho các phương tiện giao thông qua lại liên tục và an toàn. BDTX bao gồm cả công tác quản lý và các hoạt động kỹ thuật nhằm bảo vệ, giữ gìn các bộ phận kết cấu của công trình được nguyên vẹn, đảm bảo điều kiện khai thác bình thường.
Quá trình BDTX sẽ sửa chữa kịp thời những hư hỏng nhỏ đồng thời cũng dự báo, nhận dạng các khuyết tật có thể xảy ra sự cố đối với những bộ phận kết cấu của công trình và có những giải pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm sửa chữa kịp thời để kéo dài tuổi thọ của công trình. Hoạt động BDTX bao gồm một số công việc đơn giản không yêu cầu trình độ tay nghề cao, với các công cụ đơn giản, cầm tay và sử dụng vật liệu có tại địa phương, chi phí thấp mà cộng đồng làng xã dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo và cán bộ phụ trách giao thông của xã là có thể tự tổ chức thực hiện. Một số hạng mục lại đòi hỏi có vật liệu, thiết bị, kỹ năng chuyên môn. Ví dụ như các công việc vá ổ gà mặt đường nhựa, sửa chữa hư hỏng mặt đường BTXM. Để thực hiện các hoạt động này cần có nguồn lực bổ sung nhất định, sử dụng vật liệu phù hợp, các đơn vị thực hiện cũng cần trình độ chuyên môn tương ứng. SCĐK được tiến hành theo một khoảng thời gian cố định từ 3 tháng trở lên, do vậy SCĐK được thực hiện hàng quý hoặc có thể 6 tháng một lần, thậm chí hàng năm đối với một số hạng mục. SCĐK cũng bao gồm công tác quản lý định kỳ và các hoạt động kỹ thuật quy mô vừa định kỳ nhằm bảo vệ, tu sửa kịp thời các bộ phận kết cấu của
công trình có dấu hiệu hư hỏng hoặc xuống cấp, để lập lại điều kiện khai thác bình thường và an toàn.
SCĐX là một hoạt động nằm trong chương trình bảo dưỡng sửa chữa công trình đường nói chung nhưng khác với BDTX và SCĐK ở chỗ: SCĐX mang tính tình thế bắt buộc, khắc phục tình trạng để đảm bảo giao thông được hoạt động bình thường. SCĐX thường diễn ra vào mùa mưa bão, hoặc do các tình huống bất ngờ gây ra nhằm nhanh chóng giải quyết hậu quả các sự cố xảy ra.
Công tác SCĐX được thực hiện trong thời gian ngắn, đòi hỏi tập trung sự chỉ đạo, sức người, sức của để giải quyết các công việc để tuyến đường đảm bảo lưu thông bình thường.
3.5 Đánh giá việc bảo trì đường GTNT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
3.5.1 Thực trạng công tác bảo trì đường GTNT trên địa bàn tỉnh
Sau khi cứng hóa, vấn đề bảo vệ, duy tu, sửa chữa các tuyến đường chưa được quan tâm đúng mức. Biện pháp bảo vệ duy nhất đang được thực hiện ở đây là các hộ tự đổ một số trụ bê tông ngăn xe trọng tải lớn lưu thông. Nhưng do trên địa bàn có các xe quá tải lợi dụng đêm khuya chạy qua làm gãy, đổ, hư hỏng các trụ bê tông và đường giao thông, điển hình:
Huyện Yên Dũng có 157km đường xã (đã cứng hóa 50%) và hơn 1.000 km đường thôn, xóm, nội đồng (tỷ lệ cứng hóa đạt 80%). Do khó khăn về kinh phí duy tu, bảo dưỡng nên nhiều tuyến đường GTNT đã xuống cấp. Hằng năm, UBND huyện đều hướng dẫn UBND các xã bố trí ngân sách, tranh thủ ủng hộ, đóng góp từ nhân dân, kết hợp với nguồn
thu phí quỹ bảo trì đường bộ đối với xe mô tô được phân bổ để bảo trì các tuyến đường GTNT.
Tuy nhiên, số lượng đường cần sửa chữa lớn trong khi nguồn vốn hạn hẹp, khiến xã tích cực nhất mỗi năm cũng chỉ tổ chức ra quân được từ 2 đến 3 lần vá ổ gà bằng đất nên không bảo đảm chất lượng, chỉ một thời gian ngắn những đoạn này lại hư hại với những hố sâu hơn.
Huyện Lạng Giang cũng có tình trạng tương tự, toàn huyện có gần 298 km đường xã và 1.400 km đường thôn, đường nội đồng, đa phần đã được cứng hóa. Tuy nhiên, do xây dựng nhiều năm, hầu hết các tuyến có nền yếu, nhiều đoạn hẹp, kỹ thuật thi công hạn chế khiến không ít tuyến bê tông bị lún, nứt, gẫy cục bộ; hệ thống rãnh dọc thiếu; cầu, cống nhỏ yếu không bảo đảm giao thông. Gần đây, một số tuyến đường GTNT đã được đầu tư nâng cấp nhưng kinh phí bảo trì, sửa chữa còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.
Tại một số xã huyện Hiệp Hòa đều không có khái niệm bảo trì đường bê tông. Huyện chỉ đạo công tác bảo trì đến xã, xã giao trách nhiệm cho các thôn song tình trạng đường thôn đọng nước, xuống cấp còn phổ biến. Hiện tại nhiều xã vẫn chưa vào cuộc, một phần khó khăn về kinh phí, phần khác do địa phương có tư tưởng chờ đợi nguồn hỗ trợ của cấp trên nên đường giao thông tuyến xã xuống cấp nhanh. Việc bảo trì thường xuyên đường xã giao cho cán bộ môi trường các xã có hưởng phụ cấp; đường thôn giao cho thôn bảo trì bằng nguồn lao động công ích. Tuy nhiên, hầu hết đều có tình trạng khi đường hỏng rồi mới tìm cách sửa chứ chưa có biện pháp tích cực bảo trì để tránh hư hỏng từ đầu.
Theo đánh giá của Sở GTVT Bắc Giang, bên cạnh thành tích cứng hóa đường GTNT, hầu hết các huyện trong tỉnh chưa quan tâm đúng mức đến công tác duy tu, bảo dưỡng đường GTNT. Nguồn lực huy động cho công tác này thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Số liệu báo cáo của các huyện cho thấy, nguồn vốn từ ngân sách tỉnh, huyện và xã chỉ chiếm 37,2% so với tổng kinh phí đầu tư duy tu bảo dưỡng, thấp hơn nhiều so với kế hoạch (94,6%). Năm 2010 - 2011, tỷ lệ đường GTNT được duy tu, bảo dưỡng ở các huyện đều đạt thấp. Hệ thống đường huyện chỉ có 7,2% đợt duy tu, bảo dưỡng; đường xã, bảo trì được 2,47%; đường thôn bản tu sửa chữa đạt 8,75% so với kế hoạch.
Năm 2012, tình trạng này vẫn chưa được cải thiện. Toàn tỉnh chỉ có 598,8/6.927 km (8,6%) đường GTNT được bảo trì. Trong khi đó theo đề án, hệ thống đường huyện, đường xã đặt mục tiêu duy tu, bảo dưỡng 50%, đường thôn bản 20-30%. Vì vậy, tại nhiều xã, huyện trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều tuyến đường xuống cấp, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân. Ở một số nơi, đường cứng hoá từ vài năm trước đến nay đã hư hỏng, nhưng các xã, thôn chưa có kinh phí để tu sửa.
Ngoài nguyên nhân thiếu kinh phí bảo trì, hầu như các địa phương chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên. Việc đầu tư, chỉ đạo công tác này cũng không quyết liệt. Đa số khi đường giao thông hư hỏng mới sửa, chỉ để bảo đảm giao thông tạm thời. Công tác quản lý hành lang, phát cây, khơi thông cống rãnh, nước mặt đường không được thực hiện thường xuyên. Nhiều con đường chạy qua khu dân cư chưa được người dân tự giác bảo trì. Hầu hết các huyện chưa thực hiện huy động vốn theo tỷ lệ cơ cấu vốn quy định tại Nghị quyết số 17/2009/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và Quyết định số 35 của
UBND tỉnh quy định về bảo trì đường huyện, đường xã. Mặt khác, công tác quy hoạch phát triển giao thông theo kế hoạch triển khai đề án vẫn chưa được đông đảo các huyện quan tâm thực hiện. Đến nay, mới chỉ có 2/9 huyện xây dựng xong quy hoạch.
3.5.2 Về nguồn vốn và cơ chế vốn đầu tư
*. Nguồn vốn:
Nguồn vốn đầu tư cho phát triển GTNT từ Ngân sách tỉnh (gồm cả các nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, các chương trình mục tiêu); ngân sách cấp huyện, xã hàng năm và nguồn vốn huy động từ xã hội (gồm cả đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân), tính trên cơ sở phân chia thành các nhóm huyện có điều kiện tương tự nhau (về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, khả năng huy động vốn, hiện trạng mạng lưới và nhu cầu đầu tư nâng cấp đường GTNT) và được xác định cụ thể cho đường huyện và đường xã; riêng đường thôn bản chỉ quy định tỷ lệ vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước các cấp phần còn lại các địa phương, xây dựng kế hoạch hàng năm huy động nguồn vốn từ xã hội phù hợp với nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách; phù hợp với điều kiện riêng của từng vùng;
*. Cơ chế đầu tư: Cơ chế chung:
- Đối với đường huyện: Vốn ngân sách tỉnh bố trí 70%; ngân sách cấp huyện, xã 30%.
- Đối với đường xã: Vốn ngân sách tỉnh bố trí 50%; ngân sách cấp huyện, xã 50%.
- Đối với đường thôn, bản: Vốn ngân sách tỉnh bố trí 35%; ngân sách cấp huyện, xã 30% và nguồn huy động từ xã hội 35%.
Tổng hợp chung Vốn ngân sách tỉnh bố trí khoảng 55%; ngân sách cấp huyện, xã bố trí khoảng 35% và các nguồn huy động từ nhân dân khoảng 10%.
Cơ chế cụ thể:
Các nguồn vốn tham gia cho phát triển đường GTNT chia theo từng nhóm huyện được cụ thể bằng Bảng chi tiết cơ cấu và nhu cầu vốn đầu tư phát triển đường GTNT chia theo loại đường và nhóm huyện (kèm theo).
*. Tổng nhu cầu vốn đầu tư : 1.278 tỷ đồng; Trong đó: - Vốn ngân sách tỉnh : 720 tỷ đồng; + Đường huyện : 406 tỷ đồng; + Đường xã : 227 tỷ đồng; + Đường thôn bản : 87 tỷ đồng; - Vốn ngân sách huyện, xã : 460 tỷ đồng; + Đường huyện : 169 tỷ đồng; + Đường xã : 215 tỷ đồng; + Đường thôn bản : 76 tỷ đồng; - Vốn huy động từ nhân dân : 98 tỷ đồng.
+ Đường thôn bản : 98 tỷ đồng.
Tỷ lệ đóng góp và hình thức huy động giữa ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã và nguồn huy động cụ thể do Hội đồng nhân dân huyện quyết định. Phần kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước các cấp được tính theo tỷ lệ phần trăm trên kinh phí quyết toán của công trình
3.6 Áp dụng trên Tuyến Đại Lâm – An Hà trong đợt sửa chữa ngày 06.8.2015 tại lý trình Km16+500 và Km16+540.
Tuyến Đại Lâm-An Hà chiều dài tuyến là 17,6km,điểm đầu giao nhau với Km7+850 QL31 tại địa phận xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang. Điểm cuối tại Km5+170 ĐT.292 thuộc địa phận xã An Hà, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Tình trạng hư hỏng tại 2 vị trí này là nặng (dập nát). Do nền đường yếu gây ra tình trạng hư hỏng nặng. Áp dụng biện pháp sửa chữa là đào xử lý lớp nền và thay thế lớp mặt BTXM bằng láng nhựa 2 lớp 3kg/m2.
So sánh về vấn đề kinh tế đối với biện pháp thay thế bằng măt đường BTXM trên 40m dài xử lý tại tuyến: mặt đường rộng 3m.
Chọn phương án Láng nhựa vì:
- Giá thành thấp hơn so với thay thế lớp BTXM mới;
- Được đưa vào sử dụng ngay sau thi công xong so với mặt đường BTXM phải chờ đủ cường độ;
- Đáp ứng được nguồn vốn bảo trì hạn hẹp của địa phương;
BTXM Láng nhựa
Vật liệu Thành tiền Vật liệu Thành tiền Đá 1x2 1.500.000 Đất cấp phối 300.000 Cát vàng 3.250.000 Subase 1.200.000 Xi măng 2.568.000 Láng nhựa 2.900.000
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đề tài đã tổng hợp, đánh giá hiện trạng mạng lưới đường GTNT, nghiên cứu đưa ra các giải pháp kỹ thuật, hướng dẫn chi tiết các công tác bảo dưỡng và sửa chữa đường BTXM đã xuống cấp. Đưa ra các giải pháp đơn giản, phù hợp với hiện trạng mặt đường giao thông nông thôn hiện tại. Trên cơ sở đó giúp chính quyền địa phương, các chủ đầu tư có cơ sở kỹ thuật, phương án phù hợp sửa chữa và cải tạo đường bê tông xi măng chất lượng hơn, góp phần xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Tìm hiểu về biện pháp áp dụng công nghệ Vữa nhựa đường trong bảo vệ mặt đường khỏi hao mòn và ngấm nước.
Đưa ra hình thức kiểm tra đánh giá tình trạng chất lượng mặt đường BTXM.
Đưa ra giải pháp quản lý bảo dưỡng, bảo trì đường giao thông nông thôn cho địa phương và các cấp quản lý.
2. Kiến nghị
Về mặt kỹ thuật: đề nghị tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa, bổ sung vào những hướng dẫn đã được ban hành trước đó thành tiêu chuẩn hoàn thiện, hướng dẫn cho các địa phương.
Về nguồn vốn: Nên bố trí nguồn vốn thích hợp, ví dụ từ quỹ bảo trì địa phương để tiếp tục bảo dưỡng và sửa chữa các đoạn đường đang khai thác trên địa bàn tỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giao thông Vận tải (1992), Tiêu chuẩn thiết kế đường GTNT 22TCN 210-92.
[2]. Bộ Giao thông Vận tải (1995), Tiêu chuẩn thiết kế mặt đường cứng 22TCN 223-95.
[3]. Bộ giao thông Vận tải (tháng 12/1997), Tập san khoa học kỹ thuật giao thông vận tải - số 6 (16).
[4]. Bộ Giao thông Vận tải (2012), Quyết định 1951/QĐ-BGTVT ngày 17/8/2012 quy định tạm thời về kỹ thuật thi công nghiệm thu mặt đường bê tông xi măng.
[5]. Nguyễn Xuân Đào (2005), Vữa nhựa đường ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, Hà Nội.
[6]. Phạm Huy Khang (2010), Thiết kế mặt đường bê tông xi măng, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, Hà Nội.