Các dạng hư hỏng mặt đường BTXM thường gặp trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG (Trang 58 - 65)

tỉnh Bắc Giang

3.2.1 Sự cần thiết phân loại và nhận dạng các dạng hư hỏng mặt đường BTXM

Mặt đường BTXM trong quá trình khai thác, dưới tác động của tải trọng xe chạy, ảnh hưởng của điều kiện môi trường (nhiệt độ, nước mưa…) sẽ xuất hiện các dạng hư hỏng. Mỗi dạng hư hỏng khác nhau đều có những nguyên nhân không giống nhau. Cần thiết phải khảo sát, đánh giá các dạng hư hỏng và mức độ hư hỏng tương ứng để qua đó đưa ra biện pháp xử lý thích hợp.

Mặt đường BTXM phân tấm được áp dụng khá phổ biến trên thế giới và bước đầu phát triển ở Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu các dạng hư hỏng của loại mặt đường này là cần thiết. Trên thế giới, việc nghiên cứu các dạng hư hỏng mặt đường BTXM phân tấm đã được tiến hành từ nhiều năm qua, qua đó tổng kết các dạng hư hỏng mặt đường BTXM phân tấm thành 6 dạng chủ yếu sau:

- Nứt dọc

- Nứt ngang

- Gãy,vỡ tấm

Hình 3.3. Mặt đường gẫy, vỡ tấm

- Mức độ suy giảm chất lượng vá sửa cục bộ - Mức độ suy giảm chất lượng mối nối

3.2.2 Phân tích các dạng hư hỏng mặt đường BTXM điển hình

Phân tích những nội dung liên quan đến các dạng hư hỏng nêu trên được chi tiết dưới đây:

Vỡ góc

1. Nhận dạng: Vết nứt hình vòng cung, nứt xiên tại góc tấm. 2. Mức độ hư hỏng:

- Nhẹ: chiều dài vết nứt nhỏ lớn hơn 10% chiều dài tấm, không bị vỡ vụn xung quanh vết nứt, không bị vỡ thành nhiều mảnh. - Trung bình: chiều dài vết nứt nhỏ hơn 10% chiều dài tấm,

- Chiều dài vết nứt nhở lớn hơn 10% chiều dài tấm, bị vỡ thành nhiều mảnh.2.2.2

Nứt dọc

Hình 3.4. Mặt đường nứt dọc

1. Nhận dạng: Vết nứt song song theo hướng xe chạy 2. Phân loại mức độ hư hỏng

- Nhẹ : Chiều rộng vết nứt < 0,125in ( 3mm), vết nứt vẫn chặt khít, không bị vỡ.

- Trung bình: chiều rộng vết nứt từ 0,125-0,5in( 3-12,5mm), hoặc vết nứt bị vỡ với chiều rộng < 3in( 75mm).

- Nặng: chiều rộng vết nứt > 0,5in (12,5mm), hoặc vết nứt bị vỡ với chiều rông > 3 in(75mm).

Nứt ngang:

1. Nhận dạng:Vết nứt vuông góc với hướng xe chạy 2. Phân loại mức độ hư hỏng:

- Nhẹ: chiều rộng vết nứt < 0,125in (3mm), vết nứt vẫn chặt khít, không bị vỡ.

- Trung bình: chiều rộng vết nứt từ 0,125-0,25in (3-6mm), hoặc vết nứt bị vỡ với chiều rộng <3in (75mm)

- Nặng:

- Chiều rộng vết nứt > 0,125in (6mm), hoặc vết nứt bị vỡ với chiều rộng > 3in(75mm)

Gãy, vỡ tấm

1. Nhận dạng: Tấm BTXM bị gãy thành các tấm nhỏ 2. Phân loại mức độ hư hỏng:

- Nhẹ: tấm bị vỡ thành 3 tấm nhỏ

- Trung bình: tấm bị vỡ thành 4 tấm nhỏ

- Nặng: tấm bị vỡ thành 5 tấm nhỏ hoặc nhiều hơn. Một số hình ảnh

Hình 3.5. Mức độ suy giảm chất lượng vá sửa cục bộ

Mức độ suy giảm chất lượng vá sửa cục bộ

1. Nhận dạng: đánh giá mức độ suy giảm chất lượng vá sửa cục bộ trên tấm BTXM.

2. Phân loại mức độ hư hỏng

- Nhẹ: Miếng vá sửa hầu như chưa hoặc ít hư hỏng, không xuất hiện khuyết tật, không xuất hiện hiện tượng phùi nước khi xe chạy.

- Trung bình: miếng vá sửa đã xuất hiện các khuyết tật, bị lún xuống đến 0,25in (6mm), không xuất hiện hiện tượng phùi nước khi xe chạy.

- Nặng: miếng vá sửa đã hư hỏng, bị lún xuống đến 0,25in(6mm), xuất hiện hiện tượng phùi nước khi xe chạy. Với miếng vá không sử dụng vật liệu BTXM thì coi là bị hư hỏng .

Mức độ suy giảm chất lượng mối nối

1. Nhận dạng: Đánh giá mức độ suy giảm chất lượng mối nối và chất lượng ma tít chèn khe: khe dọc và khe ngang.

2. Phân loại mức độ hư hỏng

- Nhẹ: Mối nối vẫn còn tốt, matit vẫn còn tốt.

- Trung bình: mối nối bị hư hỏng nhưng matit chèn khe con hoặc mối nối vẫn còn tốt nhưng matit chèn khe đã bị hư hỏng.

- Nặng: Cả mối nối và matit chèn khe đã hư hỏng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG (Trang 58 - 65)