THỬ NGHIỆM HỆ THÓNG 1 Thử áp lực thiết bị.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống lạnh liên hoàn cho nhà mảy chế biến thuỷ sản xuất khấu hải phòng (Trang 50 - 52)

- xh: Hệ số dẫn nhiệt của hơi NH3 r: Nhiệt ẩn hóa hơi.

Chương6: LẬP QUY TRÌNH LẮP ĐẶT, THỦ NGHIỆM, VẬN HÀNH VÀ SỬA CHỮA.

6.2. THỬ NGHIỆM HỆ THÓNG 1 Thử áp lực thiết bị.

6.2.1. Thử áp lực thiết bị.

Theo quy định, áp suất thử của các thiết bị áp lực như sau: áp suất thử kín bằng áp suất làm việc, áp suất thử bền bằng 1,5 lần áp suất làm việc.

Đổi với bình chứa cao áp: áp suất thử kín là 20 kG/cm2, thử bền là 30 kG/cm2, áp suất thiết kế là 19,5 kG/cm2.

Đối với bình chứa hạ áp áp suất thiết kế làm việc là 16 kG/cm2, áp suất thử kín là 16 kG/cm2, áp suất thử bền là 25 kG/cm2.

Đối với bình trung gian áp suất thiết kế 16 kG/cm2, áp suất thử kín 16 kG/cm2, áp suất thử bền 25 kG/cm2.

Đối với bình tách dầu áp suất thiết kế làm việc 19,5 kG/cm2, áp suất thử kín 20 kG/cm2, áp suất thử bền 30 kG/cm2

Đối với bình tách lỏng giữ mức áp suất thiết kế làm việc 16 kG/cm2, áp suất thử kín 16 kG/cm2, áp suất thử bền 25 kG/cm2.

81

Đối với các mối hàn ta thử như sau: ta phân đoạn và thử từng phần và chia làm ba bước thử, đầu thử ta lắp van an toàn và đồng hồ chỉ thị áp suất, dùng khí N2 để thử.

Bước 1: ta thử ở áp suất 3,5 kG/cm2 để phát hiện xem có bị rò rỉ ở mối nổi, mối hàn, mặt bịch.

Bước 2: nếu không thấy sự rò rỉ thì ta tiến hành tăng áp suất thử tới 16 kG/cm2, nêu không có vấn đề gì ta tiếp tục thực hiện bước 3.

Bước 3: ta tăng áp lực thử đến 30 kG/cm2 sau đó ngâm tối thiểu 24giờ để xem có bị phá huỷ mối hàn, mối nối hay không.

6.2.2. Đuổi bụi.

hệ thống lạnh sau khi đã được thử kín và thử bền ta tiến hành đuổi bụi vì hệ thống làm việc có những vị trí ống rất nhỏ như van tiết lưu, bụi sẽ làm tắc van tiết lưu, gây chà xước thiết bị do áp suất làm việc lớn do đó cần phải đuổi bụi. Ta tiến hành đuổi bụi như sau:

Ta lợi dụng áp suất thử trong thiết bị lớn nên ta cắt bỏ chỗ bịt ống cho N2 xì ra nhưng bụi vẫn chưa hết. Đối với ống nhỏ. Ta lắp chai gas vào van 3 ngả, lấy băng keo bọc đầu ống lại, mở van chai N2 ra áp suất lớn sè làm vờ băng keo. Đối với ống lớn thì ta thay băng keo băng nút.

6.2.3. Hút chân không.

Hệ thống lạnh làm việc ở nhiệt độ rất thấp do đó cần phải hút chân không nếu không hút thì làm ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống và hệ thống không thể làm việc được do đó ta tiến hành hút như sau:

Việc hút chân không phải thực hiện nhiều lần mới đảm bảo hút kiệt không khí và hơi ẩm có trong hệ thống đường ổng và thiết bị. Duy trì áp lực từ 50 -ỉ- 70 mmHg (tức độ chân không -700 mmHg) trong 24 giờ, trong 6 giờ đầu cho phép áp lực tăng 50% nhưng sau không tăng nữa.

82

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống lạnh liên hoàn cho nhà mảy chế biến thuỷ sản xuất khấu hải phòng (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w