- Hệ thống chứng từ ban đầu: được tổ chức đầy đủ, hợp lý và hợp pháp Được quản lý, bảo quản một cách khoa học và đảm bảo lưu giữ lâu dài.
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý, tổ chức hạch toán CFSX và tính giá thành sản phẩm.
- Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành: Công ty lựa chọn chính xác đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành. Tổ chức hạch toán CFSX và tính giá thành sản phẩm cho từng công trình, hạng mục công trình, cho từng quý một cách rõ ràng cụ thể, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý CFSX và phân tích hoạt động SXKD.
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý, tổ chức hạch toán CFSX và tính giá thành sản phẩm. toán CFSX và tính giá thành sản phẩm.
Nhìn chung, công ty đã hạch toán chi phí tương đối đầy đủ và hợp lý. Tuy nhiên, theo em nhận thấy thì còn một số vấn đề công ty nên lưu ý thêm để nâng cao hiệu quả của công tác kế toán chi phí và tính giá thành.
Thứ nhất, về phân bổ và hạch toán chi phí nhân công:
Như ở phần hạch toán chi phí nhân công em đã trình bày ở trên, tại công ty cầu 12 chi phí nhân công trực tiếp không phải là chi phí tiền lương thực tế đã chi ra trong kỳ hạch toán của các công trình mà chi phí này được kế toán công ty tính toán và phân bổ theo sản lượng thực hiện của từng công trình nên không đảm bảo tính chính xác của chi phí công trình. Cụ thể trong qúi 1 năm 2003, công trường cầu Cẩm lệ đã chi ra một khoản chi phí tiền lương là 128.405.600 (xem sổ chi tiết tài khoản 1362 và TK 334), kế toán công ty đã phân bổ lương trực tiếp là 129.281.974 và gián tiếp là 9.993.444 cho công trường cầu Cẩm lệ trong quí 1, tổng cộng là 139.275.418, lớn hơn chi phí nhân công thực tế đã chi của công trình.
Ngoài ra, tỷ lệ các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ được áp dụng chưa hợp lý dẫn đến chi phí này cũng không chính xác. BHXH được phân bổ theo số thực nộp cho cơ quan BHXH chứ không phải là trích bằng 15% lương cơ bản. Thực ra, tại công ty cầu 12 không phải mọi công nhân đều được mua
BHXH ngay khi ký kết hợp đồng lao động, do đó dẫn đến thực tế là trong một tổ, một đội và trong toàn công ty, nếu trích đúng 15% lương cơ bản thì lại không đúng với số thực tế phải nộp cho cơ quan BHXH. Đối với BHYT, tại công ty BHYT được trích bằng 2% BHXH không đúng với quy định là phải trích bằng 2% lương cơ bản.
Mặt khác, theo quy định, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp xây lắp và công nhân sử dụng máy thi công không đưa vào Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) mà hạch toán vào chi phí chung (TK 627), nhưng hiện nay ở Công ty cầu 12 các khoản trích này vẫn đang được hạch toán vào TK 622 làm sai lệch tỷ trọng chi phí.
Do đó, theo em, để phản ánh đúng chi phí, công ty nên trích các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng chế độ quy định và hạch toán lương phải trả theo đúng số thực chi của đội công trình.
Thứ hai, về hạch toán chi phí máy thi công:
Chi phí máy thi công công ty đã phân bổ tương đối hợp lý, tuy nhiên về hạch toán thì lại chưa thật hợp lý. Cụ thể, toàn bộ chi phí nhân công máy, chi phí vật liệu máy, chi phí công cụ máy, chi phí khấu hao, chi phí khác bằng tiền tập hợp được trong kỳ đã được ghi vào bên nợ các TK tương ứng là TK 6231, 6232, 6233, 6234, 6238. Sau đó, toàn bộ các khoản chi phí này lại được tập hợp sang TK 6239- Tổng hợp chi phí máy rồi mới được phân bổ cho các công trình và kết chuyển sang TK 154. Như vậy, tổng số phát sinh của TK 623 đã bị tăng thêm một khoản bằng đúng tổng các khoản đã kết chuyển sang TK 6239- Tổng hợp chi phí máy. Hơn thế nữa, chi phí lại được kết chuyển từ các tài khoản cấp 2 này sang tài khoản cấp 2 khác của cùng một tài khoản mẹ là TK 623-Chi phí sử dụng máy thi công thì không hợp lý và không đúng với nguyên tắc kế toán.
Cụ thể, trong quí 1 năm 2002, có 2.947.667.295 vốn không phải là chi phí thực tế phát sinh trong kỳ mà đó là số kết chuyển từ các TK 6231, 6232, 6233, 6234, 6238 sang TK 6239 đã làm tổng số phát sinh của TK 623- Chi phí sử dụng
máy thi công đã tăng thêm một khoản tương ứng không phải là chi phí thực tế phát sinh trong kỳ.
Theo em, kế toán công ty không cần phải sử dụng thêm TK 6239 mà có thể phân bổ và kết chuyển thẳng từ TK 623 ghi nợ cho TK 154 để phản ánh đúng số chi phí phát sinh trong kỳ.
Sơ đồ hạch toán chi phí máy thi công công ty đang áp dụng: (xem trang sau)
Thứ ba, về sử dụng tài khoản 136:
Hiện nay công ty sử dụng TK 136 để hạch toán quan hệ cho vay và nhận nợ giữa công ty và công trường. ở dưới công trường chưa tổ chức hạch toán riêng mà chỉ hạch toán theo hình thức báo sổ về phòng kế toán. Như vậy là không phù hợp với quy định chỉ sử dụng TK 136 để hạch toán khoản phải thu đơn vị nội bộ nếu đơn vị nội bộ trực thuộc có phân cấp hạch toán và có bộ máy kế toán riêng.
Do đó theo em, công ty nên sử dụng TK 141- Tạm ứng với hai tài khoản cấp 2 để hạch toán theo đúng chế độ quy định.
TK1411- Tạm ứng cho công trường: Tài khoản này phản ánh quan hệ tạm ứng giữa công ty với công trường và các đội sản xuất.
TK1412-Tạm ứng: Tài khoản này phản ánh quan hệ tạm ứng giữa công ty với cá nhân trong công ty.
Thứ tư: Công ty nên xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ.
Công ty có địa bàn sản xuất kinh doanh phân tán, quy mô kinh doanh lớn nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn trong kiểm soát hoạt động kinh doanh. Vì vậy việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ ở Công ty là cần thiết, hệ thống này cần có sự quan tâm của Ban giám đốc, luôn thay đổi trình tự kiểm soát sao cho phù hợp với từng thời kỳ và yếu tố con người phục vụ cho công việc kiểm soát, phù hợp với quy mô công việc.
TK 6231, 6232, 6233, TK 6238 Tập hợp CF NC máy, vật liệu,… Chi phí khác bằng tiền
K/C chi phí máy thuê ngoài của các công trình
Pbổ và kết chuyển CF máy cho các
TK 6239 TK 154
Sơ đồ hạch toán mới theo ý kiến đề xuất của chuyên đề: Kết chuyển chi phí máy thuê ngoài các công trình TK 6238 TK 6231, 6232, 6233, 6234 TK 154 Phân bổ và kết chuyển CF máy Chi phí khác bằng tiền
kết luận
Hạch toán CFSX, tính đúng, tính đủ giá thành là rất cần thiết để hạn chế tình trạng thất thoát, lãng phí vật tư tiền vốn trong XDCB và là một công cụ quản lý sản xuất kinh doanh hữu hiệu.
Qua một thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty cầu 12 và vận dụng những vấn đề lý luận đã học ở trường vào thực tế đã giúp em hiểu sâu hơn những vấn đề đã học, đồng thời hoàn thiện và bổ sung thêm những kiến thức thực tế rất cần thiết cho quá trình công tác sau này.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cầu 12, em nhận được sự chỉ bảo và hướng dẫn nhiệt tình của Giáo viên hướng dẫn – Thầy Đỗ Mạnh Hàn và các cô, bác, anh chị phòng Kế toán tài chính giúp em hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp với
đề tài: “Kế toán hạch toán CFSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty
Cầu 12”.
Trong chuyên đề này, em đã trình bày thực tế công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cầu 12. Chuyên đề đã trình bày chi tiết cách thức tập hợp, phân bổ và hạch toán từng khoản mục chi phí, cách thức xác định sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm cầu tại Công ty cầu 12. Đồng thời em cũng mạnh dạn đưa ra một số ý kiến chủ quan của bản thân em nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý và công tác kế toán ở Công ty.
Tài liệu tham khảo 1.Hệ thống kế toán xây lắp- Nhà xuất bản tài chính
PTS: Phùng Thị Đoan. PTS: Lê Thị Hoè.
2. Kế toán các Doanh nghiệp sản xuất- Nhà xuát bản tài chính. PGS.PTS: Vương Đình Huệ.
3. Hướng dẫn thực hành kế toán CFSX và tính giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp - Nhà xuất bản thống kê.
PTS: Võ Văn Nhị.
4.Chế độ kế toán mới- Nhà xuất bản thống kê PTS: Phạm Văn Dược
5. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh- Nhà xuất bản tài chính
6. Hệ thống văn bản pháp quy về đổi mới quản lý đầu tư và xây dựng. Tập 1-Nhà xuất bản xây dựng