2.2.2.1. Tình hình hoàn VAT đối với các doanh nghiệp Công nghiệp trên địa bàn Hà nội.
Trong thực tế hiện nay không chỉ đối với phòng Công nghiệp của Cục thuế Hà nội mà đối với tất cả các cơ quan thuế, tình trạng chung đối với công tác hoàn thuếđều là hoàn trước kiểm sau, việc kiểm trước hoàn sau thường ít xảy ra.
- Th ứ nh ấ t : Về công tác hoàn trước kiểm sau, công tác này được thể hiện như sau: khi doanh nghiệp gửi hồ sơ xin hoàn thuế. Cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra các chứng từ trong hồ sơ, nếu thấy hợp lý (tức là kê khai theo đúng mẫu của cơ quan thuế và số thuế trên bảng kê tổng hợp phù hợp với số thuế kê khai trên bảng kê hàng hoá dịch vụ) thì cơ quan thuế sẽ ra quyết định cho hoàn thuế. Việc cho phép hoàn trước kiểm sau là vì thực tếđể kiểm tra hết hồ sơ, đối chiếu các hồ sơ một cách tỉ mỉ, xem thực tế doanh nghiệp có phát sinh hoạt động được hoàn thuế không… rồi mới cho hoàn, như vậy thì mất rất nhiều thời gian mà lại ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cho nên Bộ tài chính đã cho phép cơ quan thuế tiến hành hoàn trước kiểm sau đối với những doanh nghiệp có đủ điều kiện do Bộ tài chính đưa ra (các doanh nghiệp thuộc đối tượng xin hoàn thuế nhiều lần mà chưa có hành vi gian lận trong hoàn thuế). Việc kiểm tra sau khi hoàn có thểđược tiến
hành khi thanh tra quyết toán thuế hoặc có thể là kiểm tra bất ngờ khi cơ quan thuế nghi ngờ.Việc kiểm tra sau hoàn thuế được tiến hành theo hình thức đối chiếu lại các hồ sơ xin hoàn thuế của doanh nghiệp trước đây và rà soát lại hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
- Th ứ hai: Kiểm trước hoàn sau, tức là cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra rồi mới cho hoàn. Trường hợp này thường áp dụng đối với những doanh nghiệp mới thành lập, vì để kiểm tra trên thực tế doanh nghiệp này có tồn tại thực sự không ?. Hoặc là đối với những doanh nghiệp nằm trong phạm vi có sự nghi vấn của cơ quan thuế đã có hành vi gian lận trong hoàn thuế, các cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hoá theo đường biên giới đất liền không thanh toán chuyển khoản. Việc kiểm tra trước hoàn sau được thực hiện dựa trên công tác kiểm tra, đối chiếu một cách kỹ càng, không chỉđối chiếu số liệu kê khai trên bảng kê khai tổng hợp với số liệu kê khai trên hoá đơn mà còn phải rà soát xem trên thực tế doanh nghiệp này có thực sự có hoạt động được hoàn thuế không, doanh nghiệp có thực sự tồn tại không…Nói chung các doanh nghiệp phải kiểm tra trước khi hoàn sẽ gặp rất nhiều khó khăn đối với việc xét hoàn thuế.
Trong những năm qua các doanh nghiệp do phòng Công nghiệp quản lý, phần lớn là được hoàn trước, chỉ có một số ít là kiểm tra trước rồi mới cho hoàn, bởi vì số doanh nghiệp có hành vi gian lận trong hoàn thuế do phòng quản lý là không nhiều, hơn nữa đây là các doanh nghiệp nhà nước cho nên ít khi có doanh nghiệp thành lập, kinh doanh hoá đơn rồi bỏ trốn. Trong xuất năm 2002 chỉ có một doanh nghiệp bỏ trốn.
Tuy nhiên thực tế kể cả các doanh nghiệp được hoàn trước kiểm sau thì hầu như các đơn vị đều phải thực hiện kiểm tra hồ sơ xin hoàn, đối chiếu số liệu trên bảng kê khai tổng hợp với số liệu trên bảng kê hàng hoá dịch vụ có khớp với nhau không, có đủ dữ liệu yêu cầu kê khai không …công tác này vẫn còn chậm, vậy nên hầu như các doanh nghiệp đều nhận được tiền hoàn thuế
2.2.2.2 Những kết quả trong hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp Công nghiệp trên địa bàn Hà nội trong những năm qua
Có thể khẳng định rằng công tác hoàn thuế GTGT là một vấn đề hết sức bức xúc được nhiều người quan tâm bởi tính phức tạp của nó trong quá trình thực hiện và bản thân nó mang nhiều mục đích kinh tế xã hội khác nhau. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác này Bộ tài chính, Tổng cục thuế và Cục thuế Hà Nội đã hết sức chú trọng, cải tiến và hoàn thiện dần đưa công tác này đi vào nề nếp và phát huy tác dụng của nó.
Năm 1999 – Thời kỳ đầu khi mới thực hiện luật thuế GTGT, tiến độ hoàn thuế cho các doanh nghiệp còn chậm do thông tư 89/ 1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ tài chính- quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT gồm có: công văn đề nghị hoàn thuế GTGT đầu vào đã nộp có nêu lý do xin hoàn thuế và có số thuế xin hoàn kèm theo (Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuếđầu vào được khấu trừ, số thuếđã nộp, số thuếđầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn lại, bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra trong kỳ liên quan đến việc xác định thuế GTGT đầu vào, đầu ra mẫu số 09/GTGT kèm theo thông tư này).
Những thủ tục hành chính của việc rút tiền từ NSNN hoàn lại cho doanh nghiệp (DN) như trên là rất cần thiết. Song tốc độ của việc hoàn thuế cho các DN lại quá chậm - đó là sự phản ánh từ các DN XNK. Việc chậm chạp trong công tác hoàn thuế GTGT đã gây cho DN nhất là những DN XNK gặp nhiều khó khăn.
Sở dĩ công tác hoàn thuế thời kỳđầu thực hiện luật thuế GTGT còn chậm chạp là vì: Thông tư 89/1998 /TT-BTC có hiệu lực 1/1/1999 còn khá đơn giản, chưa phục vụ cho việc kiểm tra, xác minh chứng từ. Mặt khác nhiều vấn đề trong chỉ đạo thể hiện sự lúng túng “chữa cháy”, do đó càng gỡ lại lại càng bí.
Một hạn chế nữa ở thời kỳ này dẫn đến việc hoàn thuế chậm là: Thông tư chưa quy rõ trách nhiệm của chủ doanh nghiệp nên lãnh đạo ngành thuế còn “run tay “ khi ký quyết định cho hoàn thuế. Hầu hết các Cục thuế đều
chưa thể mạnh dạn giải quyết theo thẩm quyền quy định về hoàn thuế GTGT vì phải chi NSNN một khoản tiền lớn để hoàn trả cho doanh nghiệp. Các Cục thuế trên cả nước không chỉ Phòng công nghiệp – Cục thế Hà nội đều thực hiện kiểm tra DN trước khi hoàn thuế nghĩa là sau khi đối tượng nộp thuế nộp đơn xin hoàn thuế thì thường bị cơ quan thuế kiểm tra xác minh đúng rồi mới hoàn thuế. Làm như vậy đã gây chậm trễ đặc biệt nghiêm trọng tới tốc độ hoàn thuế.
Sự ra đời của Thông tư 93/ 1999 /TT-BTC ngày 28 /7 /1999 khó khăn trong công tác hoàn thuế GTGT trước đây phần nào được tháo gỡ, tốc độ hoàn thuế nhanh hơn và phần nào đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Cục thuế Hà Nội cũng đã nhanh chóng phổ biến về phương pháp mới hoàn thuế GTGT tới các phòng ban nói chung cũng như phòng công nghiệp nói riêng, cục cũng đã mở lớp đào tạo tuyên truyền công tác cán bộ. Về cơ bản đã nắm được phương pháp mới về hoàn thuế GTGT, không còn lúng túng như thời kỳđầu.
Mặt khác Cục thuế còn tổ chức, hướng dẫn các doanh nghiệp về hồ sơ, thủ tục phải thực hiện, các chỉ tiêu phải kê khai, quy trình xét hoàn thuế...Bản thân doanh nghiệp phần nào quan tâm đến việc nghiên cứu công tác hoàn thuế, nhận thấy tầm quan trọng của việc hoàn thuếđối với doanh nghiệp. Nên công tác hoàn thuếđã khá hơn, việc thiết lập hồ sơđúng quy định đã giúp cho việc xem xét hồ sơ thuận tiện hơn, tiến trình hoàn thuế được thực hiện nhanh hơn.
Bên cạnh đó, việc cải cách hành chính thuếđã giúp cho việc tiếp nhận hồ sơ, luân chuyển hợp lý hơn, nhanh chóng hơn-Đã tổ chức lực lượng chuyên trách thực hiện hoàn thuế có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng đồng thời cũng quy định thời gian hoàn tất cụ thể, quy định về việc xử lý hành vi vi phạm trong hoàn thuế đối với đối tượng nộp thuế làm cho các doanh nghiệp chú trọng hơn trong công tác quản lý hoá đơn chứng từ. Các dữ liệu kê khai của doanh nghiệp được lưu trữ, truy cập vào mạng máy tính cục bộ, cho nên tốc
độ, quy trình hoàn thuế, việc kiểm tra đối tượng xin hoàn thuếđã khá hơn rất nhiều so với thời kỳđầu.
Về mặt cơ quan thuế là như vậy, kết hợp với sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp, dẫn đến số thu NSNN cho đến nay ngày càng tăng, số đơn vị xin hoàn thuế và số tiền xin hoàn thuế cũng có chiều hướng tăng lên, điều này có thể thấy rõ qua số liệu hoàn thuế trong những năm qua của phòng công nghiệp tại Cục thuế Hà Nội.
Bảng 4: Kết quả hoàn thuế GTGT tại phòng Công nghiệp- Cục thuế Hà Nội từ năm 1999-2002
Đơn vị tính: tỷđồng
Chỉ tiêu Năm1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
- Số hồ sơ xin hoàn 66 114 117 90
- Số tiền xin hoàn 30,939 307,920 186,833 294,463
- Số hồ sơđã hoàn 60 108 118 76
- Số tiền đã hoàn 27,393 285,538 173,409 284,645 - Tỷ lệ (%)số tiền thuế
được hoàn trên số thuế xin hoàn
88,5% 92,7% 92,8% 96,7%
Nguồn: Phòng công nghiệp cục thuế Hà Nội
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng số hồ sơ xin hoàn thuế có chiều hướng tăng dần qua các năm cho tới năm 2001, năm 2002 số hồ sơ xin hoàn thuế ít hơn so với năm 2001, tuy nhiên số tiền xin hoàn lại lớn hơn năm 2001, điều này cho thấy quy mô của mỗi bộ hồ sơ tăng lên hay quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên.
Tổng số tiền thuế được hoàn năm 2000 có biến động rất nhiều so với năm 1999 (bảng số liệu), nguyên nhân là năm 1999 là năm đầu thực hiện luật thuế GTGT nên doanh nghiệp chưa nhận thức được ý nghĩa của việc hoàn thuế, mặt khác năm 1999 doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Công nghiệp nói riêng chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
nên gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Trong khi cơ quan thuế vì mới tiếp cận luật thuế mới do đó vẫn còn lúng túng.
Sang năm 2000 luật thuế GTGT đã thực sựđi vào cuộc sống, các doanh nghiệp thời kỳ này đã phần nào thấy được vai trò của công tác hoàn thuế, mặt khác dưới sựđiều chỉnh của Bộ tài chính đối với Tổng công ty điện lực Việt nam (thuế suất đầu ra từ 10% xuống còn 5%) trong khi đó thuế suất đầu vào của đa số nghành điện vẫn ở mức 10% do đó riêng số hoàn của công ty điện lực là 212 tỷ. Đây là một trong những lý do dẫn đến số thuế được hoàn của năm 2000 lớn hơn rất nhiều so với năm 1999 và là lớn nhất trong 4 năm gần đây.
Bước sang năm 2001, 2002 tình hình sản xuất các doanh nghiệp công nghiệp đạt kết quả tăng trưởng cao, số thuế xin hoàn và số thuế được hoàn tăng lên dần, đặc biệt năm 2002 số thuế được hoàn là khá cao: 284,65 tỷ đồng (trong khi đó không có bộ hồ sơ nào của năm trước chuyển sang, số hồ sơ còn tồn đọng là lớn nhất), hơn nữa số thuếđược hoàn lại chủ yếu do hoạt động xuất khẩu đem lại, có thể nói rằng hàng hoá của Việt Nam ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường quốc tế.
Chiến lược phát triển kinh tế của nước ta hiện nay là khuyến khích những ngành nghề thuộc lĩnh vực xuất khẩu, thật vậy đi đôi với chính sách kinh tế của Nhà nước thì chính sách thuế phần nào đã khẳng định được vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế, nó đã góp phần vào mức tăng lên của kim ngạch xuất khẩu đối với nền kinh tế thủ đô.
Bảng 5: Số hồ sơ xin hoàn thuế còn tồn đọng tại phòng Công nghiệp – Cục thuế Hà nội (từ 1999 – 2002)
Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Số hồ sơ còn tồn đọng 6 6 0 14
Nguồn: Phòng công nghiệp – Cục thuế Hà nội
đọng chưa được giải quyết giảm dần, việc sai sót trong kê khai đối với hồ sơ xin hoàn thuếđã ít đi… có thể nói công tác kế toán của các doanh nghiệp này ngày càng được hoàn thiện.
Bảng 6: Số hồ sơ được kiểm tra sau hoàn thuế tại phòng Công nghiệp – Cục thuế Hà nội (từ 1999 – 2002)
Chỉ tiêu Năm1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
- Số hồ sơ được kiểm tra sau hoàn thuế
22 44 54 36
- Tỷ lệ (%) số hồ sơ được kiểm tra sau hoàn thuế
36,7% 40,74% 46,6% 47,37%
Nguồn: Phòng Công nghiệp – Cục thuế Hà nội
Công tác kiểm tra sau hoàn thuế của các doanh nghiệp Công nghiệp trong những năm gần đây đã được tăng cường, dường như phòng đã chú trọng hơn đối với việc kiểm tra sau hoàn thuế. Tuy nhiên với tỷ lệ số doanh nghiệp được kiểm tra sau hoàn thuế cho đến năm 2002 mới chỉ có 47,37%, tỷ lệ này chưa phải là cao do đó cần đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra sau hoàn thuế.
Bảng7: Tỷ lệ số tiền bị truy thu sau hoàn thuế của các doanh nghiệp Công nghiệp trên địa bàn Hà nội
Đơn vị tính: Tỷđồng
- Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 - Số tiền bị truy thu sau
hoàn thuế
0,475 4,459 2,6 2,0
- Tỷ lệ (%) số tiền bị truy thu sau hoàn trên tổng số được hoàn
1,67% 1,56% 1,49% 0,703%
Nguồn: Phòng Công nghiệp – Cục thuế Hà nội
Tỷ lệ thuế đã hoàn bị truy thu sau hoàn thuế có chiều hướng giảm dần trong những năm trở lại đây, đặc biệt rất thấp so với tỷ lệ bị truy thu của toàn ngành thuế (3,2%), điều này cho thấy chất lượng công tác hoàn thuế của phòng ngày càng được nâng cao tức là số doanh nghiệp “ trót lọt” trong việc
Như vậy nhìn chung công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp Công nghiệp trên địa bàn Hà Nội cho đến bây giờ khá hơn trước rất nhiều, công tác hoàn thuế dần đã đi vào ổn định, cơ quan thuế cũng có cố gắng nỗ lực trong công tác quản lý thuế, phần lớn các doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định do cơ quan thuế đề ra, song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập: Một số doanh nghiệp lợi dụng việc hoàn thuế để bòn rút NSNN, tốc độ hoàn thuế cho các doanh nghiệp còn chậm…gây ảnh hưởng tới chất lượng công tác hoàn thuế, làm thất thoát đối với NSNN.
2.2.2.3. Những bất cập trong hoàn thuế GTGT đối với các doạnh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà nội và nguyên nhân
. Những bất cập.
Có thể rút ra những dạng vi phạm và những tồn tại chủ yếu trong hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp Công nghiệp trên địa bàn Hà nội như sau:
- Th ứ nh ấ t : Lập hồ sơ hoàn thuế khống để được hoàn thuế GTGT. + Tạo dựng các hợp đồng mua bán ngoại thương và thanh toán trực tiếp giá hoặc xác nhận thanh toán khống qua ngân hàng. Trong đó phần lớn là kê khai các doanh nghiệp Trung Quốc, Lào không có thật, không có địa chỉ…
Theo số liệu của ngành thuế thì có một lượng lớn các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn cả nước phải truy hoàn số thuế GTGT tương đối lớn. Đơn cử như tại Hà Nội, có cả thảy 14 doanh nghiệp mà theo như quyết định của cục thuế Hà Nội phải truy thu lại cho NSNN tổng số tiền là 26 tỷ đồng thuế
GTGT đã hoàn, trong đó có 3 doanh nghiệp do phòng Công nghiệp quản lý. Nguyên do của sự việc này là khi hồ sơ xuất khẩu của các đơn vị được các cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện không có địa chỉ, tài khoản cũng như tên
ở phía bên kia, cụ thể ở đây là những doanh nghiệp xuất hàng sang phía
Trung Quốc. Lập tức số đơn vị này bị truy thu lại số thuế GTGT đã được