Kiểm tra sau hoàn thuế

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các doanh nghiệp công nghiệp trên điạ bàn hà nội (Trang 32)

Kiểm tra sau hoàn thuế là công tác kiểm tra sau khi đã hoàn thuế cho đối tượng nộp thuế. Hiện nay hiện tượng “rút ruột” NSNN đã trở thành hiện tượng phổ biến. Nhiều đơn vị đã dùng mọi thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn để được hoàn thuế. Mặc dù cơ quan thuế cũng đã có những biện pháp kiểm tra rất chặt chẽ trước khi hoàn thuế cho đối tượng nộp thuế. Nhưng do sơ suất,

thiếu sót, cho nên vẫn còn nhiều đơn vị đã chót lọt và thu được số tiền khá lớn từ ngân sách nhà nước. Chính vì tình trạng này mà buộc phải có công tác kiểm tra sau hoàn thuế để hạn chế tình trạng gian lận trong hoàn thuế. Công tác này có thểđược thực hiện bởi đội ngũ thanh tra thuế, cơ quan kiểm toán hoặc cũng có thể do trực tiếp đội ngũ cán bộ thuế thực hiện và họ thường thanh tra dưới hình thức là đối chiếu xác minh lại hoá đơn, chứng từ đơn vị xin hoàn trước đây với điều tra thực tế, tuy nhiên trong thực tế hiện nay công tác này được thực hiện chưa nhiều ở các cơ quan thuế và tốc độ tiến hành còn chậm.

CHƯƠNG II : THC TRNG CÔNG TÁC HOÀN

THU GTGT ĐỐI VI CÁC DOANH NGHIP CÔNG NGHIP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NI

2.1. TỔNG QUAN VỀ CỤC THUẾ HÀ NỘI

2.1.1. Khái quát v cc thuế Hà ni và phòng Công nghip

2.1.1.1. Khái quát về cục thuế Hà nội

Cục thuế Hà nội nằm trong hệ thống thu thuế Nhà nước trực thuộc Bộ tài chính được thành lập theo Nghị định số 281- HĐBT ngày 07/8/1990 của Hội đồng Bộ Trưởng để quản lý thống nhất trong cả nước công tác thu thuế và các khoản thu khác của NSNN. Cục thuế Hà nội là cơ quan chuyên môn thuộc Tổng cục thuế Nhà nước, đồng thời chịu sự chỉ đạo song trùng của UBND thành phố.

Cục thuế Hà nội trực tiếp quản lý thu thuế các đối tượng nộp thuế trên địa bàn Hà nội, bao gồm:

- Doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, doanh nghiệp Nhà nước thuộc quận, huyện, thành phố, doanh nghiệp của Đảng, đoàn thể, đơn vị vũ trang nhân dân.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam.

- Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, các cơ sở kinh tế tập thể, hợp tác xã.

- Các đơn vị kinh tế sự nghiệp, nhà khách nhà nghỉ… của Nhà nước.

- Các hộ sản xuất kinh doanh đăng ký được nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục thuế Hà nội.

- Hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện thống nhất các chính sách chếđộ, thể lệ, nguyên tắc về quản lý, thu thuế trên điạ bàn theo đúng các luật, pháp lệnh, các văn bản quy định của Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng và các hướng dẫn của Bộ tài chính và cơ quan thuế cấp trên, phổ biến nội dung chính sách cho đối tượng nộp nộp thuế.

- Lập kế hoạch thu thuế và thu khác trên địa bàn

- Tổ chức thu thuếđối với các đối tượng do Cục trực tiếp quản lý thu thuế. - Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên các chi cục thuế trong

việc tổ chức công tác thu thuế, thực hiện luật, pháp lệnh.

- Thực hiện công tác thanh tra việc chấp hành chính sách, chếđộ thuế.

- Được quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân nộp thuế cung cấp kịp thời, đầy đủ hồ sơ cần thiết cho việc tính toán trong công tác thu thuế và thu khác.

…….

Phân cấp quản lý:

C Ơ CU T CHC CA CC THU HÀ NI Phòng thuế trư ớc bạ Phòng ấn chỉ Phòng thanh tra, xử lý tố tụng Phòng nghiệp vụ 1 Phòng quốc doanh 1 Phòng quốc doanh 2 Phòng hành chính Phòng máy tính Phòng tài chính - ngân hàng Phòng đầu tư nướ c ngoài Phòng tổ chức cán bộ

Phòng kế hoạch Phòng GT - XDCB - BĐ Phòng thương nghiệp Phòng văn hoá - xã hội Phòng nông lâm Phòng công nghiệp Phòng tài vụ

2.1.1.2. Khái quát phòng thuế Công nghiệp

Phòng thuế công nghiệp là phòng trực thuộc cục thuế Hà nội, phòng gồm có 1 trưởng phòng, 3 phó phòng và 24 cán bộ trong biên chế trực tiếp quản lý các doanh nghiệp công nghiệp.

Nhiệm vụ của phòng thuế công nghiệp:

- Nắm chắc các đối tượng nộp thuế, hướng dẫn các đơn vị nộp thuế trong quá trình hành thu

- Đôn đốc các đơn vị nộp tờ khai thuế theo đúng thời gian quy định - Có trách nhiệm kiểm tra các tờ khai thuế của doanh nghiệp

- Lập báo cáo quyết toán thuế trình lên cục thuế

- Kiểm tra các thông báo của phòng máy tính gửi lưu…..

2.1.2. Mt số đặc đim v hot động sn xut kinh doanh cacác doanh nghip Công nghip trên địa bàn Hà ni các doanh nghip Công nghip trên địa bàn Hà ni

Góp phần vào kết quả chung của cả nước. Hà nội vừa khẳng định là một địa bàn kinh tế trọng điểm của cả nước, nền kinh tế thủ đô nói chung và nền

được những mục tiêu do nghị quyết HĐND đề ra. Đặc biệt là sau khi các luật thuế mới ra đời nền kinh tế thủ đô đã có những bước tăng trưởng đáng kể, nhất là đối với các doanh nghiệp công nghiệp.

Hiện nay các doanh nghiệp công nghiệp thuộc phòng Công nghiệp quản lý bao gồm hai loại hình, đó là doanh nghiệp Công nghiệp Trung ương và doanh nghiệp Công nghiệp Địa phương.

Với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, đây là những doanh nghiệp có vốn lớn, điều kiện trang thiết bị máy móc hiện đại, đặc biệt trong những năm gần đây đã sản xuất một số ngành công nghệ cao như lắp ráp điện tử, sản xuất đồ da dụng…Những ngành nghề này đóng góp phần lớn số thu cho NSNN trong khối doanh nghiệp công nghiệp.

Với doanh nghiệp Công nghiệp địa phương: nhìn chung các doanh nghiệp Công nghiệp Địa phương có quy mô nhỏ bé vẫn còn đang sử dụng các thiết bị, máy móc cũ nhập từ các nước Liên Xô cũ …các doanh nghiệp này thường đóng góp số thu NSNN nhỏ trong khối Công nghiệp.

Như vậy trong những năm qua các doanh nghiệp nhà nước khối Công nghiệp trên địa bàn Hà nội đã thực sự phát huy được vai trò chủ đạo của mình đối với nền kinh tế thủ đô, luôn dẫn đầu trong việc nộp NSNN với số nộp cao- là nguồn thu chính cho NSNN.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁCDOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

2.2.1. Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp Công nghiệp trên địa bàn Hà nội

2.2.1.1. Thực trạng công tác cấp mã số thuế

Hiện nay nước ta đã và đang thực hiện quy trình quản lý thuế bằng tin học theo quyết định 1368 TCT ngày 16/12/1998 được 5 năm. Vì vậy công tác cấp mã số thuế cho các đối tượng nộp thuếđã đi vào nề nếp, ổn định và thực hiện kịp thời trên máy tính. Đặc biệt ở cục thuế Hà nội, cho đến nay công tác cấp mã số thuế đã được thực hiện nhanh chóng khẩn trương, toàn bộ mã số

thuếđược quản lý bằng máy vi tính, việc lưu giữ hồ sơ mã số thuếđược đảm bảo chặt chẽ khoa học đúng như theo quy trình- đối tượng nộp thuếđược cấp mã số thuế sau 15 ngày khi cục nhận được hồ sơ hợp lệ. Cục thuế Hà nội đã quy định cụ thể nội dung công tác cấp mã số thuế tại công văn số 6968 CT/MT ngày 10/3/2001 trong đó ghi rõ cơ quan thuế thực hiện nghiêm chỉnh thời hạn kể từ khi đơn vị nộp bản đăng ký kê khai thuế cho cục, đối với những hồ sơ đảm bảo yêu cầu sau 8 ngày là có mã số thuế, không gây phiền hà chậm chễ. Việc cấp mã số thuế cho đối tượng nộp thuế được thực hiện nhanh chóng tạo rất nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp sớm bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch.

Tính đến ngày 31/12/2002 cục thuế Hà nội đã tiến hành cấp mã số thuế cho tất cả 85.987 đối tượng nộp thuế.

Bảng 1: Tình hình cấp mã số thuế tại cục thuế Hà nội từ 1999 - 2002 Chỉ tiêu Số đơn vị Tỷ trọng - Khối doanh nghiệp Nhà nước Trung

ương và địa phương 2.545 2,96%

- Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài 593 0,7%

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh do

văn phòng cục quản lý 6.813 7,9%

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh do chi

cục quản lý 8.271 9,62%

- Hộ kinh doanh cá thể 67.765 78,8%

Tổng số 85.987 100%

Tû träng c¸c DN ®−îc cÊp m· sè thuÕ cña Hµ Néi tõ 1999 - 2002 3% % 1 % 8 % 10 % 78 1 2 3 4 5 Khèi DNNN TW & §P Khèi DN cã vèn §T n−íc ngoµi DN ngoµi QD do VP côc qu¶n lý DN ngoµi QD do Chi côc qu¶n lý Hé kinh doanh c¸ thÓ

Hoà chung vào công tác quản lý đối tượng nộp thuế – cấp mã số thuế cho đối tượng nộp thuế toàn cục thuế Hà nội, phòng Công nghiệp không ngừng nâng cao công tác cấp mã số thuế cho doanh nghiệp, phòng đã thực hiện quản lý đúng quy trình do cơ quan thuế quy định, toàn bộ mã số thuế được nhập vào máy vi tính, nhờ đó mà việc quản lý đối tượng nộp thuế trong quá trình hành thu được thực hiện dễ dàng hơn, chặt chẽ hơn.

Tính đến ngày 31/12/2002 phòng công nghiệp đã thực hiện cấp mã số thuếđược cho 405 đơn vị kinh doanh.

Bảng 2: Kết quả việc cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp công nghiệp do phòng công nghiệp quản lý (từ năm 1999 đến 2002)

Năm Số đơn vị DN CN được cấp mã sốthuế

1999 207

2000 298

2001 346

2002 405

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 199 9 200 0 200 1 200 2

Có thể nói rằng trong những năm gần đây công tác cấp mã số thuế tại phòng công nghiệp của cục thuế Hà nội đã đảm bảo được yêu cầu, chất lượngTổng cục đề ra, nhờ vậy mà thông qua việc cấp mã số thuế giúp phòng có thểđưa các đối tượng vào đối tượng quản lý thu thuế cũng như hoàn thuế ngay từ ban đầu trên cơ sở tờ khai đăng ký kinh doanh, đăng ký ngành nghề. Điều này phục vụ rất nhiều cho quá trình xét cho hoàn thuế sau này.

2.2.1.2. Công tác kê khai nộp thuế

Tờ kê khai thuế, chứng từ nộp thuế là căn cứđể đối tượng nộp thuế nộp tiền vào kho bạc Nhà nước. Vì vậy việc kê khai thuế đối với chứng từ nộp thuế sẽ quyết định đến số thu NSNN. Hiện nay số doanh nghiệp công nghiệp đóng trên địa bàn Hà nội do cục thuế Hà nội quản lý đã kê khai nộp thuế theo phương pháp khấu trừ đến 31/12/2002 đạt 98,7% so với đơn vị phải nộp tờ khai.

Việc kê khai thuếđầu ra, đầu vào của các đơn vị kinh tế nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừđược thể hiện như sau: các đơn vị tự kê khai, xác định mức thuế phải nộp theo đúng quy định và chủ động nộp thuế vào kho bạc Nhà nước theo thông báo của cơ quan thuế. Việc đối chiếu kiểm tra hàng bán ra và hàng mua vào của đơn vị được tiến hành tại cơ sở thông qua bảng kê số 02/GTGT và 03/GTGT.

Về số liệu kê khai số thuế GTGT, hầu hết các đơn vị đều kê khai chính xác với thực tế phát sinh, đúng mẫu tờ khai…

Tuy nhiên, qua công tác thanh tra quyết toán thuế cũng như hoàn thuế GTGT vẫn còn có các tình trạng xảy ra đó là hoàn quá phải thu hồi lại ngân sách, hoàn khống (đối với các doanh nghiệp đã được hoàn) hoặc khai giảm số thuế đầu ra phải nộp, khai tăng số thuế đầu vào được khấu trừ, song tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp vướng vào những hành vi này so với các loại hình doanh nghiệp khác là rất ít vì đây là những doanh nghiệp Nhà nước nên trình độ về công tác kế toán cũng như trình độ nhận thức về vai trò quan trọng của công tác hoàn thuế hơn hẳn các doanh nghiệp khác…

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vi phạm trên là:

- Kê khai trùng thuếđầu vào (một hoá đơn có thể bị kê khai nhiều lần)

Ví dụ: trong tháng 1/2002 vừa qua công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp đã bị cục thuế Hà nội ra quyết định thu hồi 1,3 triệu đồng, với lý do là công ty này đã khai tới 3 lần trong một hoá đơn mua vào.

- Kê khai sai (hoặc nhầm) giữa giá trị thuế trên hoá đơn với bảng kê.

- Khấu trừ sai đối tượng. Ví dụ: các chi phí không phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì không được khấu trừ, nhưng khi kê khai thì doanh nghiệp lại kê khai toàn bộ (bao gồm cả các chi phí mà đáng lẽ ra không được khấu trừ), việc này thường xảy ra nhiều nhất với doanh nghiệp dùng điện, nước.

Ví dụđiển hình cho trường hợp này là công ty Phân lân nung chảy, tháng 11/2001 qua công tác thanh tra quyết toán thuế, phòng công nghiệp đã phát hiện công ty này kê khai cả những chi phí không được khấu trừ và số tiền phải thu hồi là 13,7 triệu đồng, bên cạnh đó cũng còn có những đơn vị khác có hành vi sai phạm tương tự. Tuy nhiên các đơn vị này hầu hết đã bị cục truy thu.

- Báo cáo doanh thu khống với hàng xuất khẩu, tức là khi xin hoàn thuế đơn vị đã kê khai doanh thu đối với hàng xuất khẩu để xin hoàn thuế nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra doanh nghiệp lại không chứng minh được là có hàng xuất khẩu và đương nhiên số thuế cho hoàn trước đây sẽ bị thu hồi.

- Tính sai thuế suất đầu ra (đối với các mặt hàng khó xác định thuế suất). ví dụ

là 10%, đương nhiên khi doanh nghiệp kê khai thuế doanh nghiệp sẽ kê khai theo thuế suất 5% nếu doanh nghiệp bán ra. Hoặc là các sản phẩm lưỡng tính mà doanh nghiệp không phân biệt được chức năng như cơ khí thuế suất 5%, cơ khí tiêu dùng thuế suất 10%,

- Kê khai sai lệch giữa liên 1 và liên 2. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước thuộc phòng công nghiệp quản lý, các trường hợp này hầu hết rơi vào kê khai thuế đầu vào ( tức là các doanh nghiệp khác cung cấp cho doanh nghiệp của phòng)… để tăng số thuếđược khấu trừ

Để chất lượng kê khai tốt cũng như chất lượng hoàn thuế sau này đạt hiệu quả cao (kê khai không đúng sẽ dẫn đến thu không đủ và hoàn thuế không chính xác) Cục thuế thường xuyên tiến hành xác minh hoá đơn (các chứng từ bảng kê của doanh nghiệp gửi tới) nhằm phát hiện ra những trường hợp vi phạm và có biện pháp xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm để hạn chế tối đa các hành vi gian lận đảm bảo thu đủ đồng thời chống thất thoát ngân sách.

2.2.1.3. Thực trạng công tác thu thuế

Đóng vai trò là nguồn thu chính cho NSNN trên địa bàn Hà nội, phòng Công nghiệp trong những năm qua luôn hoàn thành nghĩa vụ do Tổng cục giao (thậm chí vượt mức Tổng cục giao), số thu về thuế GTGT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu thuế GTGT của toàn Cục, điều này được thể hiện rất rõ qua bảng số liệu.

Bảng 3 : Tình hình thu thuế GTGT của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà nội ( từ 1999 -2002).

Đơn v tính: tỷđồng

Ch tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

- Số thu từ các doanh nghiệp công ghiệp

638,741 290,343 299,3 383,5

- Tỷ trọng 27,8% 11,12% 10,96% 13,52% - Phần trăm (%) hoàn

thành dự toán

117,1% 109,3% 103,2% 113,34%

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các doanh nghiệp công nghiệp trên điạ bàn hà nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w