Khái niệm Khái niệm :

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHÀ ĐẤT TẠI HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005 - 2009 (Trang 28 - 29)

2- Cầu nhà đất

3.1Khái niệm Khái niệm :

Giá đất là một phạm trù kinh tế khách quan, nó gắn liền với quá trình trao đổi, chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh, thừa kế…Trong quá trình sử dụng đất luôn luôn có lao động kết tinh trong đất nên đất đai có giá trị và giá trị sử dụng. Khi hai giá trị này được thể hiện qua quan hệ trao đổi tức là có người mua và người bán thì đất đai trở thành hàng hoá. Giá đất được coi là một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ, hiệu quả của quá trình sử dụng đất.

Thực tế có hai loại giá đất được áp dụng đó là giá thị trường và giá chuẩn. Giá thị trường của đất là giá hiện thực áp dụng trong mua bán quyền sử dụng đất, giá này tự điều chỉnh lên xuống tuỳ theo nhu cầu sử dụng đất và chính sách của Nhà nước về đất đai. Giá chuẩn là giá do Nhà nước xây dựng dựa trên các yếu tố: giá cả thị trường, mức thu nhập của người tiêu dùng, sức mua của đồng tiền. Thông thường giá chuẩn được xây dựng thành khung giá, là giá tối đa, tối thiểu do Nhà nước quy định để quản lý giá đất và kiểm soát sự biến động của thị trường đất phục vụ cho mục tiêu quản lý Nhà nước về đất đai.

Quan điểm của Nhà nước về giá đất theo văn bản mới nhất là Luật đất đai 2003 là: “ Giá đất được hình thành trong các trường hợp:

Do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

Do người sử dụng đất thoả thuận về giá đất với những người có liên quan khi thực hiện các quỳên chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất” ( Điều 55).

Giá đất do Nhà nước quy định cần phải đảm bảo các nguyên tắc theo Điều 56 Luật đất đai 2003.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHÀ ĐẤT TẠI HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005 - 2009 (Trang 28 - 29)