3.1. Phân loại NVL
Hiện nay có nhiều cách phân loại nguyên vật liệu mà cách chủ yếu là phân loại theo tác dụng của nó đối với quá trình sản xuất. Theo cách phân loại này thì NVL được phân loại như sau:
• Nguyên vật liệu chính: là loại vật liệu bị biến biến đổi hình dạng và tính chất của chúng sau sản xuất. Trong quá trình chế biến sản xuất để cấu thành thực thể sản phẩm. Vật liệu chính cũng có thể là những sản phẩm của công nghiệp hoặc nông nghiệp khai thác từ trong tự nhiên chưa qua khâu chế biến công nghiệp
+ Như cây mía để sản xuất đường; than bùn, bùn mía để sản xuất phân vi sinh.
• Vật liệu phụ: là loại vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất. Chủ yếu được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc để đảm bảo cho tư liệu lao động hoạt động được bình thường. Căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu phụ trong quá trình sản xuất.
+ Như vôi, thuốc tẩy màu, chất trợ lắng…
3.2. Đánh giá NVL.
Đánh giá nguyên vật liệu là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo yêu cầu trung thực, thống nhất ở công ty cổ phần mía đường Nông Cống nguyên vật liệu được đánh giá theo thực tế giúp cho việc hạch toán được chính xác chi phí vật liệu trong quá trình sản xuất giá thực tế của nguyên vật liệu mua vào được tính bằng giá mua ghi trên hoá đơn, khi xuất kho nguyên vật liệu kế toán ghi giá thực tế xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền, theo cách này sang đầu tháng sau kế toán mới tổng hợp vật liệu trong tháng.
Do vậy khi xuất vật liệu kế toán chỉ theo dõi số lượng nhập xuất trên phiếu nhập kho và xuất kho.
- Cách đánh giá nguyên vật liệu nhập kho: Nguyên vật liệu nhập kho có thể là do nhiều nguồn gốc khác nhau như: tự sản xuất, thuê gia công chế biến hoặc do nhập vốn góp liên doanh,kiểm kê phát hiện thừa… những nguồn phổ biến nhất là mua ngoài.
+ Với nguyên vật liệu mua ngoài dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì giá vật liệu được tính là: giá mua ghi trên hóa đơn của người bán cộng với các chi phí thu mua khác và thuế nhập khẩu ( nếu có ) trừ đi các khoản giám giá hàng mua và các khoản chiết khấu thương mại được hưởng.
VD:Nhập kho 20000 tấn mía, đơn giá 10.000đ/kg GTGT 10%, thanh toán cho người bán bằng TGNH. Chi phí vận chuyển 1.000.000đ, trong đó bao gồm 5% VAT.
Lời giải:
= 20000 x 10.000 + ( 20000 x 10.000 x 10 %) + 1.000.000 + ( 1.000.000 x 5%) = 221.050.000đ
- Cách đánh giá nguyên vật liệu xuất kho: Tùy theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán mà lựa chọn phương pháp tính giá phù hợp cho doanh nghiệp mình.
+ Phương pháp nhập trước xuất trước + Phương pháp bình quân
+ Phương pháp đích danh + Phương pháp hạch toán.
VD: Tính giá nguyên vật liệu xuất kho như sau:
- Tồn kho đầu kỳ là 10000 tấn giá trị 95.000.000đ và có các nghiệp vụ nhập kho như sau:
Ngày 24/1 nhập kho 1200 tấn mía giá trị 12.000.000đ Ngày 29/1 nhập kho 850 tấn mía giá trị 8.600.000đ Ngày 26/3 nhập kho 900 tấn mía giá trị 9.800.000đ Ngày 26/4 tiến hành xuất kho 11000 tấn để sản xuất: Giá nguyên vật liệu xuất kho là:
95.000.000+ 12.000.000+ 8.600.000+9.800.000 10000+ 1200+ 850+900
= 9,68