Phƣơng pháp thu thập xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 44 - 111)

Đề tài sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Các dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ: Nguồn số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu đƣợc thu thập từ UBND huyện Quỳnh Lƣu, Chi cục Thống kê huyện, phòng Kế hoạch tài chính, phòng Lao động - Thƣơng binh - xã hội, các phòng ban, ngành đoàn thể, các trƣờng THPT, Trung tâm GDTX của huyện, UBND một số xã, thị trấn. Ngoài ra, còn sử dụng các thông tin, tài liệu trên sách, báo, tạp chí, trang web internet có liên quan đến đề tài.

35

Nội dung điều tra lãnh đạo UBND, các ngành, các trƣờng gồm: quan điểm về vấn đề việc làm cho ngƣời lao động; các ngành nghề đào tạo; chất lƣợng lao động đƣợc đào tạo; nhu cầu sử dụng lao động; khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình đào tạo, tuyển dụng lao động.

Nội dung điều tra phỏng vấn thanh niên đã đƣợc tham gia tƣ vấn, định hƣớng, tạo việc làm gồm: nhận thức về vấn đề việc làm; quan điểm chọn nghề nghiệp; nghề nghiệp đƣợc định hƣớng; tƣ vấn, đào tạo; thời gian đào tạo; khoảng thời gian nhận đƣợc việc làm từ khi dạy nghề, thu nhập trƣớc và sau khi nhận đƣợc việc làm do đƣợc dạy nghề mà chọn đƣợc việc làm; các vƣớng mắc, khó khăn trong việc học, tìm kiếm việc làm…

36

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN QUỲNH LƢU, TỈNH NGHỆ AN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hƣởng tới việc làm và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn huyện Quỳnh Lƣu

3.1.1. Vị trí địa lý – kinh tế.

Quỳnh Lƣu là huyện đồng bằng ven biển, nằm ở Đông - Bắc tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 60km về phía nam.

Huyện Quỳnh Lƣu giáp với huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) về phía Bắc, giáp huyện Nghĩa Đàn về phía Tây, giáp biển Đông về phía Đông, phía Nam và Tây Nam giáp với huyện Diễn Châu và Yên Thành.

Huyện Quỳnh Lƣu có 43 đơn vị hành chính trực thuộc với 60.737,75 ha, dân số 351.317 ngƣời. Sau khi chia tách huyện để thành lập TX Hoàng Mai (từ tháng 7/2013) huyện Quỳnh Lƣu còn có 33 đơn vị hành chính, bao gồm 32 xã, 01 thị trấn với diện tích 43.762 ha diện tích đất tự nhiên và 246.212 nhân khẩu (thị xã Hoàng Mai có 10 đơn vị hành chính với 16.974 ha diện tích tự nhiên và 105.105 nhân khẩu).

Huyện Quỳnh Lƣu có hệ thống giao thông khá thuận lợi, nằm trên các trục giao thông chính: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 48B, đƣờng sắt Bắc - Nam, đƣờng sắt Cầu Giát - Nghĩa Đàn, tỉnh lộ 537. Quỳnh Lƣu là trung tâm giao lƣu kinh tế giữa các huyện đồng bằng và miền núi, trung du; từ đây có thể dễ dàng đến các nơi trong nƣớc và quốc tế bằng đƣờng biển, đƣờng sắt, đƣờng bộ và đƣờng hàng không (qua sân bay Vinh), tạo điều kiện thuận lợi cho giao lƣu kinh tế và văn hóa với bên ngoài.

Khí hậu, thời tiết của Quỳnh Lƣu mang đặc điểm chuyển tiếp giữa khí hậu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhìn chung khí hậu chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa nên có tính chất đa dạng và phức tạp. Trong năm có 2 mùa chuyển tiếp: mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến giữa tháng 11. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 - 240C, nhƣng chênh lệch giữa các

37

tháng khá cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6, 7) là 39,80C và các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trƣớc đến tháng 2 năm sau) là 5,70C. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1459mm vào loại trung bình cả nƣớc, lƣợng mƣa dao động từ 920mm đến 2047mm

Lực lƣợng lao động ở huyện Quỳnh Lƣu chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong những năm qua ngành nông nghiệp của Quỳnh Lƣu đã có bƣớc phát triển ổn định theo hƣớng sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của địa phƣơng. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã đƣợc chuyển dịch đáng kể, đó là tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản có xu hƣớng giảm nhẹ và ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tỷ trọng lại tăng, tăng thu nhập và tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Theo chi cục thống kê của huyện thì ngành nông – lâm – thủy sản 36,92% năm 2010 đến năm 2014 giảm xuống còn 32,46%, công nghiệp, xây dựng thì năm 2010 là 38,48% năm 2014 tăng lên 40,45% và dịch vụ năm 2010 là 24,61% đến năm 2014 tăng lên 26,95%. Nhƣ vậy cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp đã đƣợc chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ, giảm đƣợc diện tích đất trồng cây lƣơng thực, tăng diện tích cây trồng có giá trị. Năm 2014 toàn huyện đã có 176ha diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm, 2.617,07ha diện tích đất trồng cây ăn quả lâu năm. Ngành chăn nuôi cũng đƣợc phát triển theo hƣớng tăng trọng lƣợng bình quân và có giá trị cao nhƣ nuôi tôm nƣớc lợ, mặn ở những xã ven biển nhƣ Quỳnh Bảng, Quỳnh Liên…năm 2010 diện tích nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ, mặn là 877,81ha đến năm 2014 đã tăng lên 987,08ha. Chủ yếu là nuôi tôm, ba ba, ếch có giá trị cao phục vụ đời sống và xuất khẩu, thu hút nhiều lao động trong vùng và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động vùng ven biển. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ trồng trọt sang chăn nuôi đã làm cơ sở thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế của nông nghiệp sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời dân Quỳnh Lƣu.

38

Bảng 3.1: Lao động làm việc trong ngành kinh tế tại thời điểm 1/7 hàng năm, phân theo ngành kinh tế.

Đơn vị tính: ngƣời năm Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành Các ngành Nông lâm ngƣ nghiệp Công nghiệp Chế biến, chế tạo Dịch vụ và các ngành nghề khác 2010 186.140 132.310 10.099 43.731 2013 141.020 97.238 7.651 36.131 2014 148.261 100.910 8.043 39.308

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Quỳnh Lưu 2010 - 2014, tr.49

Bảng 3.1 cho thấy ngành nông nghiệp của huyện vẫn là ngành sản xuất có nhiều lao động tham gia nhất, từ năm 2013 số lao động hoạt động trong ngành nông lâm ngƣ nghiệp là 97.238 ngƣời sang năm 2014 tăng hơn 3 nghìn ngƣời. Trong khi đó lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo và trong lĩnh vực dịch vụ và các ngành khác cũng tăng lên, điều này chứng tỏ việc làm cho lao động của huyện Quỳnh Lƣu đã đƣợc cải thiện đáng kể hàng năm

- Ngành công nghiệp và xây dựng.

Trong những năm từ 2010 đến năm 2014 ngành công nghiệp và xây dựng tăng dần qua các năm từ 2010 đến 2014. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt giá trị là 4.963.153 triệu đồng và đến năm 2012 tăng lên là 5.550.456 triệu đồng và sang năm 2013 sau khi đã tách thị xã Hoàng Mai thì giá trị của ngành công nghiệp, xây dựng đạt là 2.675.213 triệu đồng đến năm 2014 giá trị tăng lên là 2.987.679 triệu đồng theo “chi cục thống kê của huyện Quỳnh Lƣu”. Cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh và loại hình doanh nghiệp ngày càng phong phú và mở rộng, số doanh nghiệp của huyện cũng tăng hàng năm, năm 2010 toàn huyện có 60 cơ sở doanh nghiệp công nghiệp đến năm 2014 thì đã có 75 cơ sở, vùng Hoàng Mai

39

chiếm 30 doanh nghiệp. Số lao động làm trong doanh nghiệp công nghiệp hiện nay có 4.198 ngƣời trong đó Hoàng Mai chiếm 2.321 ngƣời.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và một số làng nghề truyền thống từng bƣớc đƣợc phục hồi, cụm làng nghề đƣợc đầu tƣ xây dựng đã đi vào hoạt động có hiệu quả và giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động của Quỳnh Lƣu.

- Ngành dịch vụ

Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, ngành thƣơng mại, dịch vụ của huyện cũng ngày càng đƣợc mở rộng và đạt tốc độ tăng trƣởng khá. Hàng năm đóng góp vào GDP cho huyện gần 2 tỷ đồng, cơ sở hạ tầng du lịch đƣợc cải thiện, chất lƣợng phục vụ từng bƣớc đƣợc nâng lên. Năm 2014 toàn huyện đã có 10.142 cơ sở cá thể kinh doanh thƣơng mại dịch vụ trong đó Hoàng Mai chiếm 2.765 cơ sở. Các loại hình dịch vụ khác nhƣ giao thông vận tải, xúc tiến việc làm, bảo hiểm đều phát triển, toàn huyện hoạt động thƣơng mại dịch vụ có bƣớc phát triển mới, nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ nhƣ: cung ứng hàng tiêu dùng, vật tƣ, thu gom nông sản, sửa chữa công cụ, đồ dùng phục vụ sinh hoạt xuất hiện phổ biến trong từng thôn xóm. Từ đó đã và đang hình thành các tụ điểm kinh tế, chợ nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, số lao động làm việc trong các lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ của huyện đều tăng từ năm 2010 đến năm 2014, năm 2010 toàn huyện có 13.656 lao động đến 15.268 lao động trong đó Hoàng Mai chiếm 4.291 lao động.

3.1.2. Điều kiện về tài nguyên đất, nước, khoáng sản và tài nguyên biển của huyện Quỳnh Lưu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Tài nguyên đất của huyện Quỳnh Lƣu phong phú và đa dạng, có khả năng đáp ứng nhu cầu nhiều mặt cho phát triển KT - XH trên địa bàn.

Theo kết quả điều tra, Quỳnh Lƣu có 60.737,75 ha đất tự nhiên, đƣợc chia làm 8 nhóm đất chính nhƣ sau:

- Đất cát biển, cồn cát: Có diện tích 4077ha, phân bố theo bờ biển từ xã Quỳnh Lập đến xã Quỳnh Thọ, nhìn chung loại đất này có độ phì nhiêu thấp.

40

- Đất mặn, sú vẹt: Diện tích 3.912ha, phân bố ở các xã có địa hình thấp, ven sông, ven biển (Quỳnh Dị, Mai Hùng, Quỳnh Xuân, Quỳnh Bảng, Quỳnh Thanh, An Hòa ….).

- Đất phù sa cũ: Diện tích 10.963ha phân bố ở các xã đồng bằng của huyện, là địa bàn trọng điểm sản xuất lúa hoặc có thể trồng ngô, khoai lang hoặc luân canh lúa - màu.

- Đất phù sa ngập úng: Diện tích 834ha, phân bố ở các xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Xuân, Quỳnh Yên; loại đất này có thể sử dụng hiệu quả mô hình lúa và cá - lúa kết hợp.

- Đất xám bạc trên phù sa cổ: Diện tích 2.421ha, tập trung ở Quỳnh Lâm, Quỳnh Tân.

Đất đƣợc hình thành trên sản phẩm phù sa cổ, thƣờng có địa hình cao của đồng bằng về địa hình thấp của trung du tiếp giáp các chân đồi núi.

- Đất đỏ vàng vùng đồi: diện tích 30,164ha phân bố ở các xã miền núi bán sơn địa, nhƣ Quỳnh Tam, Quỳnh Châu, Quỳnh Thắng …

Loại đất này sử dụng trồng cây công nghiệp lâu năm, các loại cây ăn quả và trồng rừng có giá trị kinh tế cao.

- Đất dốc tụ: Có diện tích 2.166ha phân bố ở các đồi núi, tập trung các xã Quỳnh Châu, Quỳnh Tam, Ngọc Sơn. Loại đất này thƣờng sử dụng để trồng lúa, hoa màu và cây công nghiệp.

- Đất xói mòn trơ sỏi đá: Có diện tích 2.837ha, phân bố khắp các đồi núi chạy dọc theo đồng bằng và nơi đồi núi tiếp xúc với đồng bằng từ Quỳnh Lâm đến Quỳnh Lập. Đây là loại đất nghèo chất dinh dƣỡng, một số diện tích đất này đã đƣợc trồng rừng.

Phân theo cơ cấu sử dụng đất gồm: Đất nông lâm nghiệp có 42.776,86ha chiếm 70,43% diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp có 10.517,36ha chiếm 17,32%, đất chƣa sử dụng 7.443,53ha chiếm 12,25%.

3.1.2.2. Tài nguyên nước

Quỳnh Lƣu có 3 con sông là sông Hoàng Mai, sông Thơi, sông Mơ với tổng diện tích lƣu vực 570km2, gần hạ lƣu nƣớc lợ, tỷ lệ mặn tăng lên.

41

Toàn huyện có 80 hồ đập phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân với trữ lƣợng 300 triệu m3

. Nguồn nƣớc ngọt còn đƣợc lấy từ hệ thống thủy nông Bắc (từ huyện Đô Lƣơng) tƣới cho khoảng trên 400ha.

Nguồn nƣớc ngầm khá phong phú, tuy nhiên hiện nay mới chỉ khai thác phục vụ sinh hoạt, chƣa đƣợc khai thác để phục vụ sản xuất.

3.1.2.3. Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 21.070,63ha chiếm 49,3% đất nông nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất có 14.509,9ha, rừng phòng hộ 6.560,73ha, rừng trồng chủ yếu là thông, bạch đàn, keo lá tràm. Đây là vùng nguyên liệu lớn cho phát triển chế biến công nghiệp nhựa thông trong tƣơng lai.

Rừng tự nhiên hiện đang đƣợc đƣa vào khoanh nuôi bảo vệ có hiệu quả tại các xã Quỳnh Thắng, Tân Sơn, Quỳnh Tam, Tân Thắng, …

3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, trong đó tập trung là các loại nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng nhƣ đá vôi, sét, xi măng, cao lanh.

Mỏ đá vôi đã đƣợc thăm dò, khai thác với diện tích hàng trăm ha, trữ lƣợng hàng trăm triệu tấn, có quy mô tập trung gần đƣờng giao thông ở các xã Quỳnh Vinh, Quỳnh Lộc, Quỳnh Dị, Quỳnh Văn, thị trấn Hoàng Mai.

Trên địa bàn huyện còn có đất cao lanh làm gạch ngói tập trung tại các xã Quỳnh Yên, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Hồng; các loại quặng phốt pho rít có ở Quỳnh Lập, Quỳnh Văn, Quỳnh Lâm; ngoài ra còn có một số mỏ kim loại khác với trữ lƣợng nhỏ.

3.1.2.5. Tài nguyên biển và ven biển

Với bờ biển dài 34 km, 3 cửa sông lớn đổ ra biển (cửa Thơi, cửa Quèn, cửa Cờn) là những điều kiện thuận lợi để Quỳnh Lƣu phát triển kinh tế biển. Vùng biển Quỳnh Lƣu có nhiều loại thực vật, động vật phù du sinh sống và phát triển, là nguồn thức ăn dồi dào cho hải sản, trong đó nhiều loại có giá trị kinh tế cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản xuất muối cũng là một thế mạnh của huyện, diện tích làm muối tập trung tại 2 xã An Hòa, Quỳnh Thuận. Bờ biển Quỳnh Lƣu có nhiều bãi tắm đẹp với nguồn

42

nƣớc sạch, sóng không lớn, độ sâu thoải, độ mặn thích hợp và ở vị trí thuận lợi về giao thông nhƣ ở bãi tắm Quỳnh Phƣơng, Quỳnh Bảng, Quỳnh Nghĩa, …

3.1.3. Nguồn nhân lực của huyện Quỳnh Lưu

Nhân lực là nhân tố đóng vai trò quyết định trong phát triển kinh tế xã hội. Quỳnh Lƣu là huyện có dân số đông, năm 2013 có 351.371 ngƣời (sau khi chia tách thành lập thị xã Hoàng Mai năm 2013 còn 246.212 ngƣời); mật độ dân số trung bình là 618 ngƣời/km2. Tuy vậy phân bố không đều, ở vùng miền núi dân cƣ thƣa thớt trong khi ở khu vực đồng bằng ven biển mật độ dân số khá cao.

Dân số trong độ tuổi lao động (năm 2013) là 193.431 ngƣời chiếm 55,05%, dân số toàn huyện. Tỷ lệ lao động nông - lâm - thủy sản chiếm gần 69% tổng số lao động làm việc, lao động công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 16,9%, lao động khu vực dịch vụ chiếm khoảng 15,7%.

Lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo chiếm khoảng 36% tổng lực lƣợng lao động làm việc. Lao động đƣợc đào tạo nghề chủ yếu ở khu vực dịch vụ - công nghiệp nhƣ: may mặc, lái xe, mộc dân dụng, sửa chữa điện dân dụng, điện tử, gò hàn... Trong khi 1 số ngành nghề lao động thiếu kỹ năng nhƣ chế biến nông sản, thủy hải sản, trồng trọt, chăn nuôi lại quá ít.

Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn của huyện chỉ mới đạt khoảng 78%. Nhìn chung, huyện Quỳnh Lƣu là một tỉnh khá của tỉnh Nghệ An đó là nhờ sự cố gắng phấn đấu vƣợt qua những khó khăn thử thách, giành đƣợc kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, tạo đà phát triển mạnh mẽ cho huyện Quỳnh Lƣu tiếp tục bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển bền vững của đất nƣớc. Những đặc điểm trên về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đã tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Quỳnh Lƣu cũng nhƣ quá trình giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trên địa bàn huyện Quỳnh Lƣu.

Về thuận lợi:

Huyện Quỳnh Lƣu có điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng nhƣ có nhiều tài

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 44 - 111)