Nghĩa của giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 28 - 30)

Giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nói chung, cho lao động nông thôn nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vì, con ngƣời là mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế và là yếu tố tạo ra lợi ích kinh tế - xã hội.

Lý luận và thực tiễn đã khẳng định: Bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng đều là sự kết hợp của ba yếu tố cơ bản là: sức lao động, tƣ liệu lao động và đối tƣợng lao động.

Đó là những yếu tố vật chất cho quá trình lao động diễn ra. Thật vậy, tƣ liệu sản xuất tự nó không thể tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cần thiết của con ngƣời và xã hội, nếu nhƣ không có sự kết hợp của sức lao động.

C.Mác và Ph.Ăngghen khi nghiên cứu vai trò của sản xuất xã hội và các yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất đã cho rằng : Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội loài ngƣời và là hoạt động cơ bản nhất trong tất cả các hoạt động của con ngƣời.

Ngày nay, con ngƣời với trình độ khoa học - công nghệ cao là một thành tố quan trọng của lực lƣợng sản xuất cũng nhƣ trong công cuộc xây dựng đổi mới đất nƣớc. Các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta là: chăm sóc, bồi dƣỡng và phát huy nhân tố con ngƣời, với tƣ cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu chung của cách mạng. Đảng ta coi việc phát huy nhân tố con ngƣời nhƣ là một nguồn lực quan trọng nhất của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Đây chính là nguồn tài nguyên vô giá, nguồn nội lực dồi dào cần đƣợc chăm sóc để phát triển. Đầu tƣ vào con ngƣời và phát huy nguồn lực con ngƣời là yếu tố cơ bản để phát

19 triển nhanh và bền vững.

- Việc làm đối với ngƣời lao động là nhu cầu để tồn tại và phát triển, là yếu tố khách quan của ngƣời lao động. Con ngƣời tồn tại phải đƣợc tiêu dùng một lƣợng tƣ liệu sinh hoạt nhất định nhƣ : Thức ăn, đồ mặc, nhà ở, học tập, phƣơng tiện đi lại... Để có những thứ đó con ngƣời phải sản xuất và tái sản xuất với quy mô ngày càng mở rộng. Nhƣ vậy, để tồn tại và phát triển con ngƣời bằng sức lao động của mình, là yếu tố của quá trình sản xuất, là lực lƣợng sản xuất cơ bản nhất tạo ra giá trị hàng hoá dịch vụ.

Sự phát triển kinh tế - xã hội, suy cho cùng là nhằm mục tiêu phục vụ con ngƣời làm cho cuộc sống mỗi ngƣời ngày càng tốt đẹp hơn, xã hội ngày càng văn minh hơn.

Từ lý luận và thực tiễn đã chứng minh có ba điều kiện cơ bản nhất để phát triển con ngƣời là : phải đảm bảo an toàn lƣơng thực, an toàn việc làm và an toàn môi trƣờng.

- Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là cơ sở để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, giải quyết việc làm không chỉ là trách nhiệm của cơ quan trực tiếp quan hệ đến lao động mà còn là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và cả bản thân ngƣời lao động. Điều 13, Bộ Luật lao động Nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nêu rõ : "Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có việc làm là trách nhiệm của nhà nước, của các doanh nghiệp và của toàn xã hội" [4, tr.42].

- Nƣớc ta đến nay vẫn còn 62 triệu ngƣời sống ở nông thôn, trong đó độ tuổi lao động là 43,26 triệu ngƣời chiếm 75,18% lực lƣợng lao động, nguồn thu nhập chính là nông nghiệp. Đặc điểm của lao động nông thôn là tăng nhanh, ít qua đào tạo, đa dạng về lứa tuổi, sử dụng theo thời vụ, có nhiều cơ hội tìm việc làm nhƣng giá tiền công lại rẻ,thƣờng xuyên di chuyển lao động và có một bộ phận lao động tự do.

Sau 20 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới, sản xuất nông nghiệp đã phát triển tƣơng đối toàn diện theo hƣớng sản xuất hàng hoá và đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng

20

cao. Trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, nhiều vùng nông thôn biến thành đô thị, nhiều diện tích đất nông nghiệp biến thành các khu công nghiệp, đƣờng giao thông, trung tâm thƣơng mại và đất khu dân cƣ. Tính chung, trong 10 năm 1995-2005 trung bình mỗi năm cả nƣớc mất khoảng 50 nghìn ha đất nông nghiệp cho các nhu cầu phi nông nghiệp. Trong khi đó lao động nông nghiệp đã dƣ thừa trên 23% và số lƣợng cứ tăng dần với tốc độ 2%/năm. Năm 2001, lao động nông thôn, nông nghiệp có 24,72 triệu ngƣời, chiếm 80% lao động nông thôn ; năm 2005 tăng lên gần 27 triệu ngƣời. Nhƣ vậy, trung bình mỗi năm lao động nông nghiệp tăng thêm khoảng 45 vạn ngƣời. Trong khi đó, diện tích đất nông nghiệp lại giảm xuống, kéo theo giảm việc làm của nông dân. Ruộng đất ít, lao động thừa, việc làm thiếu và thu nhập thấp, đời sống nông dân còn nghèo, khoảng cách chênh lệch nông thôn và thành thị có xu hƣớng gia tăng. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để tạo việc làm mới cho lao động nông thôn nói chung, nông dân nói riêng là mối quan tâm hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)