trƣờng THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc.
Để có thể tìm hiểu và đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn, chúng tôi sử dụng 2 phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm. - Phƣơng pháp phỏng vấn.
3.2.1. Đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập chuyên môn bằng phương pháp quan sát sư phạm.
Để có thể thu thập đƣợc số liệu chúng tôi sử dụng đồng hồ bấm giây, phiếu ghi chép. Đối tƣợng quan sát là đội tuyển nhảy cao của trƣờng. Thời gian quan sát là 2 buổi tập của đội tuyển ở giai đoạn hoàn thiện kỹ thuật và địa điểm quan sát là sân tập thể dục trƣờng THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc.
Qua quá trình quan sát các bài tập chúng tôi nhận thấy các dạng bài tập thƣờng đƣợc dùng thông qua bảng 3.1:
Bảng 3.1: Các dạng bài tập đƣợc sử dụng cho đội tuyển điền kinh trƣờng THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc.
STT Bài tập Khối lƣợng
Số tổ Quãng nghỉ Tổng I. Nhóm bài tập bổ trợ kỹ thuật
1 Tại chỗ mô phỏng động tác của thân ngƣời và tay.
3x10 lần
3 phút 30
2 Bật lò cò đổi chân. 3x5 lần 2 phút 15
3 Chạy 3 bƣớc giậm nhảy co chân lăng. 3x7 lần 3 phút 21 4 Chạy 3 - 5 bƣớc thực hiện động tác giậm
nhảy kết hợp đánh tay và xoay cơ thể
5x10 lần
bằng cách ép chân lăng về phía chân giậm nhảy.
II. Nhóm bài tập thể lực chuyên môn
1 Nhảy lò cò mỗi chân. 3x5 lần 2 phút 15
2 Chạy nhanh 30m. 6 lần 2 phút 6
3 Chạy 3 bƣớc bật nhảy cao theo góc độ thẳng đứng.
3x5 lần 2 phút 15
4 Gánh tạ đứng lên ngồi xuống. 3x 20 lần
5 phút 60
III. Nhóm bài tập chung 1 Các bài tập ép dẻo, cơ bụng, cơ lƣng. 5x20
lần
3 phút 100
2 Trò chơi
- Tổng thời gian thực hiện các bài tập chuyên môn từ 45 - 60 phút trong mỗi buổi tập, trong đó khoảng 65% là dành cho tập luyện các bài tập bổ trợ kỹ thuật và 35% là dành cho tập luyện các bài tập thể lực.
Qua những kết quả thu đƣợc trên, chúng tôi nhận thấy:
+ Thời gian dành cho việc tập luyện các bài tập bổ trợ kỹ thuật là phù hợp.
+ Nhƣng số lƣợng các bài tập bổ trợ kỹ thuật (chia lẻ động tác) còn chƣa phong phú, sử dụng phƣơng tiện còn ít.
3.2.2. Đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập chuyên môn bằng phương pháp phỏng vấn.
Để tiến hành tìm hiểu thực trạng và những quan điểm sử dụng bài tập chuyên môn trong huấn luyện nhảy cao (giai đoạn qua xà) cho đội tuyển điền kinh trƣờng THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc. Chúng tôi tiến hành phỏng
vấn trực tiếp 15 thầy cô giáo dạy bộ môn thể dục có trình độ thâm niên công tác trong và ngoài trƣờng về công tác huấn luyện đội tuyển. Chúng tôi đã phỏng vấn trực tiếp về các vấn đề:
- Quan điểm sử dụng bài tập chuyên môn trong huấn luyện kỹ thuật nhảy cao (giai đoạn qua xà) đội tuyển điền kinh trƣờng THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc.
- Đánh giá thực trạng về sử dụng bài tập chuyên môn trong huấn luyện kỹ thuật nhảy cao.
Kết quả phỏng vấn cho thấy có tổng số 12/15 giáo viên chiếm tỷ lệ 80% cho rằng thời gian tập luyện các bài tập chuyên môn đã phù hợp nhƣng các dạng bài tập còn ít, chƣa tận dụng hết các phƣơng tiện tập luyện. Chỉ có 3/15 giáo viên chiếm tỷ lệ 20% cho rằng các loại bài tập chuyên môn nhƣ hiện nay là phù hợp.
Từ hai phƣơng pháp quan sát sƣ phạm và phỏng vấn trực tiếp chúng tôi có thể rút ra nhận xét về thực trạng sử dụng bài tập chuyên môn trong huấn luyện kỹ thuật nhảy cao (giai đoạn qua xà) cho đội tuyển điền kinh trƣờng THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc nhƣ sau: Tỷ lệ thời gian sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn đã hợp lý nhƣng số lƣợng các bài tập chuyên môn còn chƣa nhiều, chƣa tận dụng đƣợc các phƣơng tiện tập luyện.
3.2.3 Một số sai lầm thường mắc khi thực hiện kỹ thuật qua xà trong nhảy cao kiểu lưng qua xà của đội tuyển điền kinh trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc.
Qua quá trình quan sát sƣ phạm chúng tôi thấy khi thực hiện kỹ thuật nhảy cao kiểu lƣng qua xà giai đoạn qua xà các em trong đội tuyển mắc một số sai lầm sau:
+ Khoảng cách đặt chân giậm nhảy xa hoặc gần quá sẽ làm rơi xà. + Không có sự phối hợp của động tác đánh tay.
+ Khi ở trên không chƣa có sự phối hợp nhịp nhàng của thân ngƣời. + Chân đá lăng không mạnh lên cao.
Để xác định chính xác những sai lầm phổ biến trên chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 15 ngƣời là giáo viên giảng dạy thể dục trƣờng THPT Nguyễn Viết Xuân và một số ngƣời có chuyên môn TDTT, kết quả thu đƣợc thể hiện qua bảng 3.2:
Bảng 3.2: Kết quả phỏng vấn giáo viên giảng dạy môn thể dục và một số ngƣời có chuyên môn TDTT về những sai lầm của học sinh trong khi thực hiện kỹ thuật giai đoạn qua xà (n = 15).
Nội dung phỏng vấn Trả lời Đồng ý (tỉ lệ %) Không đồng ý (tỉ lệ %) Khoảng cách đặt chân giậm nhảy xa hoặc gần quá
sẽ làm rơi xà. 12 (80%) 3 (20%)
Không có sự phối hợp của động tác đánh tay. 13 (86%) 2 (14%) Khi ở trên không chƣa có sự phối hợp nhịp nhàng
của thân ngƣời. 14 (93%) 1 (7% )
Chân đá lăng không mạnh lên cao. 12 (80%) 3 (20%) Kết quả phỏng vấn thu đƣợc có trên 80% ý kiến đồng ý với 4 nguyên nhân chúng tôi đƣa ra. Trên cơ sở đó chúng tôi đã xây dựng nên một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm trên góp phần nâng cao thành tích nhảy cao cho đội tuyển điền kinh trƣờng THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc.