Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện xóa đói giảm nghèo ở Vĩnh

Một phần của tài liệu Sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội vào việc thực hiện xóa đói giảm nghèo ở tỉnh vĩnh phúc (việt nam) hiện nay (Trang 64 - 73)

Phúc trên cơ sở vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Như vậy, qua việc tìm hiểu ở trên ta thấy đươc nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo ở Vĩnh Phúc là do nhiều nguyên nhân trong đó có cả yếu tố tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Căn cứ vào tình hình thực tiễn,vào những yếu tố chủ quan cũng như yếu tố khách quan để đưa ra những giải pháp đồng bộ. Trên cơ sở vận dụng mối quan hệ biện chứng giũa tồn tại xã hội và ý thức xã hội thì chúng ta đưa ra những giải pháp cụ thể, phù hợp.

3.2.1. Giải pháp đối với yếu tố tồn tại xã hội * Thứ nhất, về vấn đề dân số

- Đẩy mạnh phát triển phát triển công nghiệp và khu công nghiệp, dịch vụ tạo nhiều việc làm mới ở khu vực đô thị, tạo điều kiện thu hút lực lượng

lao động từ khu vực nông thôn đến làm việc, giảm áp lực cho khu vực nông

thôn.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, hướng nghiệp cho người lao động tại khu vực nông thôn, nhằm chuẩn bị tốt lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu lao

động của khu vực công nghiệp, dịch vụ tại các đô thị.

- Tạo điều kiện tập trung phương tiện lao động, canh tác trong khu vực nông nghiệp, nông thôn nhằm nâng cao năng suất lao động và thu nhập của người lao động nông nghiệp và khu vực nông thôn.

- Thực hiện tốt phương án di dân trước hết là giải quyết được mâu thuẩn trước mắt trong mối quan hệ đất đai, như vậy chắnh là đã tạo cơ hội về việc làm cho người nông dân, họ có đủ đất đai để canh tác và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của gia đình, mặt khác di dân còn tạo nên sự đổi mới về cơ cấu lao động trong chắnh lực lượng này - những người mà trước đây chủ yếu sống vào cây lúa mà họ còn có điều kiện thực hiện những công việc khác có giá trị kinh tế cao như trồng cây công nghiệp, cây dược liệu nuôi trồng thuỷ sản, chăm sóc các loại gia súc gia cầm. Tuy nhiên, để thực hiện một cách

có hiệu quả mục tiêu này, cần chú ý một số công việc cụ thể sau:

+ Cho vay vốn với điều kiện ưu đãi cho các hộ gia đình và những đối tượng tham gia vào chương trình di dân.

+ Trợ cấp ủng hộ những vật dụng tiêu dùng thiết yếu nhất cho người mới đến định cư ở những vùng đất mới để họ sớm thắch nghi với điều kiện sản xuất mới, giúp họ ổn định cuộc sống đi vào sản xuất.

- Giải pháp thực hiện kế hoạch hóa gia đình

+ Chắnh sách dân số kế hoạch hoá gia đình cũng chắnh là một chắnh sách hỗ trợ tắch cực cho vấn đề giải quyết việc làm. Bởi vì có giảm được sự gia tăng dân số thì mới giảm được sức ép việc làm cho lực lượng lao động trong tỉnh. Điều này làm cho vấn đề giải quyết việc làm không bị dồn ép.Vì

vậy việc tuyên truyền người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình, sử dụng các biện pháp tránh thai, mỗi gia đình chỉ nên dừng lại ở hai con để đảm bảo nuôi dạy cho tốt và góp phần vào sự phát triển của xã hội, xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc thành một tỉnh phát triển giàu mạnh không còn đói nghèo vẫn đang là nhiệm vụ cần thiết.

* Thứ hai, về điều kiện tự nhiên

Vĩnh phúc là tỉnh mà đa số người dân làm nghề nông vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tự nhiên. Điều kiện tự nhiên mang lại nhiều thuận lợi nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn: thiên tai thường xuyên sảy ra, đê điều chưa được đảm bảo tuyệt đối ảnh hưởng xấu tới tắnh bền vững của phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư. Đây là những yếu tố do khách quan mang lại vì vậy chúng ta không thể xóa bỏ theo ý muốn của mình mà chúng ta chỉ có thể thực hiện một số biện pháp góp phần ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu và thúc đẩy những yếu tố tắch cực do tự nhiên mang lại.

- Cần hoạch định chiến lược và áp dụng các biện pháp ứng phó trước mắt và lâu dài đối với các dạng tai biến thiên nhiên, đặc biệt là ngập lụt, sạt lở bờ sông...Để ngăn ngừa và giảm thiểu tai biến ngập úng phải khơi thông hệ thống dòng chảy, tăng cường công suất của hệ thống bơm thoát nước, tiêu úng.

- Cần tăng cường năng lực chuyên môn, trang thiết bị, phương tiện theo dõi dự báo và cảnh báo mưa lớn, lũ quét kịp thời và chắnh xác, giúp cho công tác chỉ đạo phòng chống lụt bão đạt hiệu quả cao.

- Phát triển ngành trồng rừng và quản lý rừng, mở rộng diện tắch rừng, nhằm tạo ra hàng rào có thể chống lại bão, lũ quét...Nghiên cứu đa dạng hoá chủng loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khắ hậu và cách chăm sóc và nhu cầu các loại lâm sản.

- Thực hiện đồng bộ và có trọng tâm các giải pháp ngăn ngừa tác hại của thiên tai, đầu tư gia tăng cho công tác ngăn ngừa tai biến thiên tai và bảo

vệ môi trường, đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân, các cấp quản lắ để tất cả mọi người có thể chủ động phòng chống lụt bão để ắt gây ra hậu quả nghiêm trọng.

- Nâng cấp các hệ thống thuỷ lợi, cứng hoá kênh mương đáp ứng nhu cầu thâm canh tăng vụ. Từ đó chuyển tưới tiêu đối phó úng, hạn như hiện nay sang tưới tiêu theo nhu cầu của từng giai đoạn của cây trồng.

* Thứ ba, về phương thức sản xuất

Ộ Phương thức sản xuất đó là cách thức con người thực hiện quá trình

sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của loài ngườiỢ [1,

tr.288-289]. Vĩnh Phúc là tỉnh mới thành lập do vậy cơ sở hạ tầng còn yếu kém, lực lượng sản xuất chưa phát triển. Đa số người dân vẫn sử dụng phương thức sản xuất tiểu nông truyền thống. Vì vậy, muốn đưa xã hội phát triển thì chúng ta phải thay thế phương thức sản xuất cũ bằng phương thức mới, tiến bộ hơn. Do vậy các cơ quan, chắnh quyền của tỉnh cần tăng cường việc thực hiện các giải pháp:

- Coi trọng và phát huy nhân tố con người: Qua việc đánh giá về thực trạng lao động ở Vĩnh Phúc cho thấy: chất lượng của lực lượng lao động rất thấp khó khăn đối với việc đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, gây ra trở ngại cho mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vì vậy, Muốn phát huy được nhân tố con người, trước hết và cần thiết phải chú trọng và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo phổ thông đồng thời với giáo dục và đào tạo chuyên nghiệp.

Chủ trương của Đảng bộ, nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng nguồn nhân lực (1997 Ờ 2005) Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XII (11-1997). Đại hội đã đề ra những mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có mục tiêu về phát

triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đầu khi Tỉnh mới được tái lập: ỘLấy việc

phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, do đó phải giải quyết đồng bộ mối quan hệ giữa giáo dục - đào tạo và sử dụng tạo việc làm. Phấn đấu đến năm 2000 có 18% số lao động được đào tạo và đào tạo lạiỢ [16, tr.37]. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cũng đã ra Nghị quyết

số 03- NQ/TU (25-04-1998) về công tác cán bộ đến năm 2010. Nghị quyết đã nêu rõ những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của Tỉnh, trong đó nhấn mạnh

nhiệm vụ Ộcán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền

với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, là cái gốc của mọi việc, là khâu then chốt trong công tác xây dựng ĐảngỢ [17, tr.2]. Nghị quyết đã

khẳng định sự quan tâm đặc biệt của Đảng bộ Tỉnh đến yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, lấy việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm then chốt, đây chắnh là lực lượng nòng cốt của Tỉnh, quyết định tới sự thành bại vận mệnh của đất nước cũng như của Tỉnh.

- Bên cạnh đó tỉnh cũng phải chú trọng tới việc phát triển khoa học công nghệ.

Một trong những vấn đề mấu chốt để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh là không ngừng đổi mới công nghệ. Phải coi trọng khoa học công nghệ, trước hết tập trung vào các khâu trọng yếu, các chương trình phát triển và ứng dụng, đưa tiến bộ khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển nông thônẦ

Đẩy mạnh việc áp dụng và phát triển công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ tin học trong mọi lĩnh vực. Từng bước đưa công nghệ thông tin vào các lĩnh vực quản lý, kể cả quản lý kinh tế và quản lý xã hội. Trước mắt, cần dành phần đầu tư nhất định cho việc trang bị hệ thống máy vi tắnh và đào tạo nhân viên máy tắnh cho các bộ phận quản lý dữ liệu thông tin kinh tế - xã hội, các bộ phận đầu não quản lý của tỉnh.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp trong giai đoạn tới, các hoạt động khoa học công nghệ cũng cần được triển khai với phương thức tổ chức phù hợp tập trung vào giải quyết các vấn đề của công nghiệp và của các ngành kinh tế khác, theo hướng:

Tổ chức quản lý hoạt động khoa học công nghệ đối với các khu công nghiệp: Việc quản lý hoạt động khoa học công nghệ đối với các khu công nghiệp phải được hoàn thiện theo hướng đảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước song phải tạo ra được môi trường để các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với thị trường khoa học công nghệ để giải quyết các vấn đề gặp phải.

Đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động khoa học, công nghệ, đặc biệt đối với các lĩnh vực nghiên cứu triển khai. Từng bước hình thành các tổ chức khoa học và công nghệ cấp huyện trên cơ sở sát nhập các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Muốn phát triển khoa học công nghệ thì ta cần phải chú trọng tới giáo dục đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với tình hình phát triển của tỉnh.

- Giải pháp phát triển giáo dục đào tạo:

Giáo dục các cấp từng bước tiếp cận với giáo dục hiện đại, phù hợp với điều kiện phát triển của từng địa bàn trong tỉnh. Phát triển mạnh hệ thống trường chuẩn quốc gia, trường chất lượng cao ở các cấp học.

Đào tạo các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, ngành nghề mới và tăng cường các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để nâng cao kỹ năng lao động, giúp nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành và phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao.

Khuyến khắch các doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia phát triển đào tạo nghề dưới hình thức thành lập trường dạy nghề trong doanh nghiệp hoặc trong khu công nghiệp.

Đẩy mạnh các giải pháp xã hội hoá trong việc xây dựng cơ sở vật chất mạng lưới trường học. Khuyến khắch các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trên địa bàn tỉnh đóng góp kinh phắ xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo.

Nâng cao toàn diện chất lượng đội ngũ giáo viên các cấp: Thực hiện đồng bộ hoá cơ cấu đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện. Có chắnh sách khuyến khắch đào tạo và đãi ngộ để bổ sung giáo viên các bộ môn tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chấtẦRà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chắnh sách liên quan đến phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh: cơ chế thu hút, tuyển dụng đội ngũ giáo viên giỏi, chuyên gia giỏi; cơ chế giáo dục, đào tạo đối với các huyện, xã nghèo; cơ chế, chắnh sách đào tạo nghề cho nông dân ở các địa phương dành đất cho phát triển khu công nghiệp, khu đô thị mới; cơ chế, chắnh sách đối với cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng..

Đảm bảo diện tắch đất cho xây dựng các cơ sở giáo dục, đào tạo: Ưu tiên dành quỹ đất cho xây dựng, mở rộng và phát triển các cơ sở giáo dục và đào tạo đến năm 2020 theo quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh. Hỗ trợ về chắnh sách đất đai cho các trường lớp bán công và tư thục.

Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục - đào tạo: Đẩy mạnh và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức ỘGiáo dục và quốc sách hàng đầuỢ của các cấp chắnh quyền, các tầng lớp nhân dân. Tăng cường và khuyến khắch phát triển các loại hình giáo dục, đào tạo ngoài công lập, đặc biệt ở khu vực thành thị. Ưu tiên đầu tư phát triển cho các cấp giáo dục cơ bản, cho các địa bàn vùng núi khó khăn và các nhóm dân cư nghèo.

Đổi mới công tác quản lý nhà nước về giáo dục Ờ đào tạo: Đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Quản lý nhà nước tập trung vào xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp trong tổ chức thực hiện các văn bản pháp lý nhằm thực hiện tốt Luật giáo dục, Luật dạy nghề, trong phối hợp với các đối tác xây dựng và thực hiện các chắnh sách phát triển giáo dục phù hợp với sự phát triển của địa phương.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với phát triển kinh tế: tiếp tục ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã nghèo, vùng nghèo. Thực hiện cơ chế: Xã có công trình, dân có việc làm đảm bảo đầu tư đúng mục tiêu, đúng đối tượng, có hiệu quả công khai không thất thoát.

- Khuyến khắch phát triển các ngành nghề truyền thống ở nông thôn, phát triển tiểu thủ công nghiệp, đưa công nghiệp nhỏ vào nhóm trước mắt là chế biến nông lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu để tạo ra nhiều việc làm tăng thu nhập cho người nghèo.

- Khuyến khắch phát triển các ngành nghề truyền thống ở nông thôn Nấng cấp hệ thống giống dựa trên những thành tựu của công nghệ sinh học mới, bảo đảm đúng, đủ, kịp thời và phù hợp với điều kiện tự nhiên. Phổ biến các biện pháp chăm bón và điều trị sâu bệnh cho từng loại cây trồng vật nuôi.

- Tăng cường công tác khuyến nông, nhất là khuyến nông cơ sở để đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, bố trắ đủ cán bộ khuyến nông tại các xã, có trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên; xây dựng mạng lưới khuyến nông, ưu tiên các xã đặc biệt khó khăn. Tăng cường công tác chuyển giao kĩ thuật cho nông dân thông qua tập huấn trên đồng ruộng.

hoá thông qua khả năng vận chuyển hàng hoá cả về số lượng, chủng loại, thời gian và chi phắ vận chuyển, tạo điều kiện mở rộng và phát triển giữa kinh tế huyện với các địa phương, tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nhất là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến.

3.2.2. Giải pháp đối với yếu tố ý thức xã hội.

Cần có giải pháp đúng đắn làm cho ý thức xã hội phù hợp với tồn tại xã hội trong từng giai đoạn:

- Nâng cao nhận thức cho người dân: Chúng ta biết rằng nguyên nhân của nghèo đói của nhân dân là do nguồn lực, thiếu cơ hội tiếp cận với thị

Một phần của tài liệu Sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội vào việc thực hiện xóa đói giảm nghèo ở tỉnh vĩnh phúc (việt nam) hiện nay (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)